2024-12-11
Phán quyết của nước Mỹ
(Christopher Rufo, IM1776, 11/12/2024)
Việc tha bổng Daniel Penny ở NYC có ý nghĩa gì đối với nước Mỹ
Một tòa án ở thành phố New York hôm nay đã đưa ra một phán quyết gây sốc: Daniel Penny, một cựu chiến binh lính thủy lục chiến Hoa Kỳ đã khống chế một người đi tàu điện ngầm vô gia cư có tên là Jordan Neely, người này sau đó đã chết trong khi bị cảnh sát giam giữ, không phạm tội ngộ sát (involuntary manslaughter) hoặc tội cẩu thả hình sự (criminal negligence). Và phán quyết không chỉ liên quan đến Penny. Đừng nhầm lẫn: kỷ nguyên "công lý phục hồi" của phong trào Black Lives Matter đã kết thúc và tinh thần công lý thực sự đang trở lại nước Mỹ.
Phiên tòa xét xử Penny đã thu hút sự chú ý của công chúng vì nó tượng trưng cho sự đứt gãy văn hóa quan trọng này một cách đáng kể. Ngay lập tức, nó tượng trưng cho một chủ đề thường xuyên ở Thành phố New York về những thất bại của lực lượng thực thi pháp luật và phản ứng thích hợp đối với tội phạm. Nhưng đó cũng là một câu chuyện mà phe cánh tả tìm cách biến thành một vở kịch đạo đức chủng tộc bằng cách lặp lại sách lược BLM mà họ áp dụng cho cái chết của George Floyd, Trayvon Martin, Michael Brown và vô số người khác.
Trong câu chuyện này, Daniel Penny (“người đàn ông da trắng” trong mô tả đầy ẩn ý của công tố viên Dafna Yoran) là một người đàn ông da trắng phân biệt chủng tộc, đã tàn nhẫn truy đuổi và giết chết một người đàn ông da đen vô tội (một “kẻ bắt chước Michael Jackson”) đang đi tàu điện ngầm một cách bình yên. Cả hai người đàn ông đều không thực sự là một cá nhân; thay vào đó, mỗi người là biểu tượng của một hệ thống phân biệt chủng tộc da trắng tối cao, được tổ chức xung quanh việc thực hiện bạo lực đối với cơ thể người da đen, không có lý do, ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.
Yêu cầu cấp thiết đầu tiên của công lý phục hồi là phải nhận ra bối cảnh tư tưởng quan trọng này; một quan điểm mà công tố viên theo chủ nghĩa biểu tượng (hyper-ideological - gán cho một cá nhân làm biểu tượng cho một ý thức hệ) là Dafna Yoran đã nêu rõ trong một đoạn video được phát tán rộng rãi, trong đó bà ta khoe khoang về việc giảm tội giết người trong phiên tòa trước đó xuống tội ngộ sát vì bà ta "cảm thấy tiếc" cho chấn thương mà kẻ sát nhân
người Mỹ gốc Phi này phải chịu đựng.
Daniel Penny, tất nhiên, không nhận được bất kỳ sự xem xét nào như vậy. Trong trường hợp của anh ta, nhiệm vụ phục hồi là đổ lỗi cho “người da trắng” để phục vụ cho mục đích thúc đẩy chương trình nghị sự ủng hộ tội phạm cấp tiến, phù hợp với việc cắt giảm ngân sách cho cảnh sát và biến hệ thống tư pháp hình sự Hoa Kỳ thành một hệ thống tư pháp được tổ chức theo chính trị tương đương với hệ thống tư pháp hai cấp hiện đang tồn tại ở Vương quốc Anh.
Đây là một nhiệm vụ được thực hiện cả bên trong và bên ngoài phòng xử án. Giống như phiên tòa xét xử Derek Chauvin ở Minneapolis sau cái chết của George Floyd, các nhà hoạt động chuyên nghiệp đã được huy động để biểu tình trên đường phố bên ngoài phiên tòa với mục đích thao túng các thủ tục tố tụng: các nhân chứng báo cáo rằng tiếng la hét của các nhà hoạt động có thể nghe thấy bên trong phòng xử án. Nhưng lần này, bồi thẩm đoàn đã không đầu hàng trước áp lực.
Jordan Neely thực ra cũng giống như George Floyd: cả hai đều là tội phạm bạo lực với hồ sơ dài về các vấn đề hành vi chống đối xã hội, những người mắc chứng nghiện ma túy và cuối cùng đã chết trong hoàn cảnh khó khăn. Nhưng bồi thẩm đoàn của Derek Chauvin đã không làm tròn nhiệm vụ của mình là tách biệt sự thật khỏi những huyền thoại về ý thức hệ, và không thể chống lại áp lực chính trị. Chauvin đã bị kết án bởi một bồi thẩm đoàn sợ hãi đồng lõa, và thực sự bị ném vào đám đông.
Ngược lại, tại New York ngày nay, một quan niệm khác về công lý đã thắng thế. Bất chấp các nhà hoạt động bao vây phòng xử án, một đám truyền thông thù địch đang thả mồi, và một thủ tục pháp lý rất bất thường khiến bên công tố rút lại một trong những cáo buộc của Penny vào thứ sáu để tránh một phiên tòa bị treo (mistrial) và tìm cách kết án một tội nhẹ hơn, các bồi thẩm đoàn vẫn giữ được bình tĩnh và bám sát vào sự thật và luật pháp. Bất kể họ có cảm thấy sợ hãi như thế nào, họ đã vượt qua được nỗi sợ đó, và Penny đã được tuyên bố là vô tội.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Cá nhân tôi nghi ngờ rằng phán quyết sẽ không tạo ra bất cứ điều gì giống như bạo lực, bạo loạn và hỗn loạn sau cái chết của George Floyd. Người Mỹ đã chán cái chế độ thất bại của cánh tả. Bốn năm qua đã làm rõ "công lý xã hội" thực sự có nghĩa là gì và làm cạn kiệt mọi sự kiên nhẫn còn lại, để trao lợi ích của sự nghi ngờ cho các nhà hoạt động. Sự vô liêm sỉ phi thường của cha Jordan Neely khi khởi kiện dân sự Penny về cái chết của đứa con trai mà ông không nuôi dưỡng là minh chứng cho sự trống rỗng về mặt đạo đức mà trước đây, nhiều người đã nhầm lẫn với công lý xã hội.
Trên thực tế, “công lý xã hội” không bao giờ là về công lý: mà là về sự phá hoại chính trị đối với công lý để đạt được mục đích bệnh hoạn và ý thức hệ. Sự tương phản với bản thân Penny không thể nổi bật hơn. Penny không chỉ vô tội, anh ta là một anh hùng rõ ràng, người đã hiểu đúng và thực hiện nhiệm vụ của mình, với lòng dũng cảm lớn lao, trong một tình huống nguy hiểm. Anh ta tin rằng nhiệm vụ của mình là sử dụng sự đào tạo (trong binh nghiệp) của mình để bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi một cá nhân hung bạo có tiền án tấn công trên tàu điện ngầm, và anh ta đã đúng khi làm như vậy.
Phán quyết hôm nay đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên. BLM, vốn dường như không thể bị ngăn cản bốn năm trước, đã kết thúc. Các nhà hoạt động của nó bị mất uy tín, và sự kìm kẹp của nó đối với trí tưởng tượng của công chúng đã bị phá vỡ. Không nghi ngờ gì nữa, tinh thần bạo lực của phong trào này sẽ tìm cách tái xuất trong tương lai, nhưng một thập kỷ tàn bạo và ngu ngốc của sự tham nhũng về đạo đức và tư pháp đã đi đến hồi kết.
Với sự ra đi của nó, cơ hội quay trở lại để thực sự đối mặt với những vấn đề đã làm khổ các thành phố của Mỹ trong một thế hệ. Chủ nghĩa anh hùng của Penny không bao giờ nên là cần thiết vì Jordan Neely không bao giờ nên đi trên chuyến tàu đó. Bản thân Neely đã bị BLM và hệ tư tưởng công lý xã hội làm cho thất bại, cũng giống như Penny đã bị nó ngược đãi: chính công lý xã hội, từ những ý tưởng sai lầm về lòng trắc ẩn, đã ngăn cản Neely nhận được sự đối xử mà anh cần.
Thái độ đạo đức đúng đắn, cũng như chính sách xã hội đúng đắn, là phá bỏ hoàn toàn hệ thống này – trong học viện và truyền thông, nơi nó tạo ra lời biện hộ ngoại phạm, nhưng trên hết là trong công lý hình sự. Điều đó có nghĩa là phải buộc các luật sư chịu trách nhiệm cho vụ truy tố đáng xấu hổ này phải chịu trách nhiệm, quay trở lại hệ thống cảnh sát “cửa sổ vỡ” đã biến New York dưới thời Giuliani trở thành thành phố lớn an toàn nhất nước Mỹ – và mở rộng hệ thống đó trên khắp Hoa Kỳ.
https://im1776.com/2024/12/09/penny-verdict/
(Christopher Rufo, IM1776, 11/12/2024)
Việc tha bổng Daniel Penny ở NYC có ý nghĩa gì đối với nước Mỹ
Một tòa án ở thành phố New York hôm nay đã đưa ra một phán quyết gây sốc: Daniel Penny, một cựu chiến binh lính thủy lục chiến Hoa Kỳ đã khống chế một người đi tàu điện ngầm vô gia cư có tên là Jordan Neely, người này sau đó đã chết trong khi bị cảnh sát giam giữ, không phạm tội ngộ sát (involuntary manslaughter) hoặc tội cẩu thả hình sự (criminal negligence). Và phán quyết không chỉ liên quan đến Penny. Đừng nhầm lẫn: kỷ nguyên "công lý phục hồi" của phong trào Black Lives Matter đã kết thúc và tinh thần công lý thực sự đang trở lại nước Mỹ.
Phiên tòa xét xử Penny đã thu hút sự chú ý của công chúng vì nó tượng trưng cho sự đứt gãy văn hóa quan trọng này một cách đáng kể. Ngay lập tức, nó tượng trưng cho một chủ đề thường xuyên ở Thành phố New York về những thất bại của lực lượng thực thi pháp luật và phản ứng thích hợp đối với tội phạm. Nhưng đó cũng là một câu chuyện mà phe cánh tả tìm cách biến thành một vở kịch đạo đức chủng tộc bằng cách lặp lại sách lược BLM mà họ áp dụng cho cái chết của George Floyd, Trayvon Martin, Michael Brown và vô số người khác.
Trong câu chuyện này, Daniel Penny (“người đàn ông da trắng” trong mô tả đầy ẩn ý của công tố viên Dafna Yoran) là một người đàn ông da trắng phân biệt chủng tộc, đã tàn nhẫn truy đuổi và giết chết một người đàn ông da đen vô tội (một “kẻ bắt chước Michael Jackson”) đang đi tàu điện ngầm một cách bình yên. Cả hai người đàn ông đều không thực sự là một cá nhân; thay vào đó, mỗi người là biểu tượng của một hệ thống phân biệt chủng tộc da trắng tối cao, được tổ chức xung quanh việc thực hiện bạo lực đối với cơ thể người da đen, không có lý do, ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.
Yêu cầu cấp thiết đầu tiên của công lý phục hồi là phải nhận ra bối cảnh tư tưởng quan trọng này; một quan điểm mà công tố viên theo chủ nghĩa biểu tượng (hyper-ideological - gán cho một cá nhân làm biểu tượng cho một ý thức hệ) là Dafna Yoran đã nêu rõ trong một đoạn video được phát tán rộng rãi, trong đó bà ta khoe khoang về việc giảm tội giết người trong phiên tòa trước đó xuống tội ngộ sát vì bà ta "cảm thấy tiếc" cho chấn thương mà kẻ sát nhân
người Mỹ gốc Phi này phải chịu đựng.
Daniel Penny, tất nhiên, không nhận được bất kỳ sự xem xét nào như vậy. Trong trường hợp của anh ta, nhiệm vụ phục hồi là đổ lỗi cho “người da trắng” để phục vụ cho mục đích thúc đẩy chương trình nghị sự ủng hộ tội phạm cấp tiến, phù hợp với việc cắt giảm ngân sách cho cảnh sát và biến hệ thống tư pháp hình sự Hoa Kỳ thành một hệ thống tư pháp được tổ chức theo chính trị tương đương với hệ thống tư pháp hai cấp hiện đang tồn tại ở Vương quốc Anh.
Đây là một nhiệm vụ được thực hiện cả bên trong và bên ngoài phòng xử án. Giống như phiên tòa xét xử Derek Chauvin ở Minneapolis sau cái chết của George Floyd, các nhà hoạt động chuyên nghiệp đã được huy động để biểu tình trên đường phố bên ngoài phiên tòa với mục đích thao túng các thủ tục tố tụng: các nhân chứng báo cáo rằng tiếng la hét của các nhà hoạt động có thể nghe thấy bên trong phòng xử án. Nhưng lần này, bồi thẩm đoàn đã không đầu hàng trước áp lực.
Jordan Neely thực ra cũng giống như George Floyd: cả hai đều là tội phạm bạo lực với hồ sơ dài về các vấn đề hành vi chống đối xã hội, những người mắc chứng nghiện ma túy và cuối cùng đã chết trong hoàn cảnh khó khăn. Nhưng bồi thẩm đoàn của Derek Chauvin đã không làm tròn nhiệm vụ của mình là tách biệt sự thật khỏi những huyền thoại về ý thức hệ, và không thể chống lại áp lực chính trị. Chauvin đã bị kết án bởi một bồi thẩm đoàn sợ hãi đồng lõa, và thực sự bị ném vào đám đông.
Ngược lại, tại New York ngày nay, một quan niệm khác về công lý đã thắng thế. Bất chấp các nhà hoạt động bao vây phòng xử án, một đám truyền thông thù địch đang thả mồi, và một thủ tục pháp lý rất bất thường khiến bên công tố rút lại một trong những cáo buộc của Penny vào thứ sáu để tránh một phiên tòa bị treo (mistrial) và tìm cách kết án một tội nhẹ hơn, các bồi thẩm đoàn vẫn giữ được bình tĩnh và bám sát vào sự thật và luật pháp. Bất kể họ có cảm thấy sợ hãi như thế nào, họ đã vượt qua được nỗi sợ đó, và Penny đã được tuyên bố là vô tội.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Cá nhân tôi nghi ngờ rằng phán quyết sẽ không tạo ra bất cứ điều gì giống như bạo lực, bạo loạn và hỗn loạn sau cái chết của George Floyd. Người Mỹ đã chán cái chế độ thất bại của cánh tả. Bốn năm qua đã làm rõ "công lý xã hội" thực sự có nghĩa là gì và làm cạn kiệt mọi sự kiên nhẫn còn lại, để trao lợi ích của sự nghi ngờ cho các nhà hoạt động. Sự vô liêm sỉ phi thường của cha Jordan Neely khi khởi kiện dân sự Penny về cái chết của đứa con trai mà ông không nuôi dưỡng là minh chứng cho sự trống rỗng về mặt đạo đức mà trước đây, nhiều người đã nhầm lẫn với công lý xã hội.
Trên thực tế, “công lý xã hội” không bao giờ là về công lý: mà là về sự phá hoại chính trị đối với công lý để đạt được mục đích bệnh hoạn và ý thức hệ. Sự tương phản với bản thân Penny không thể nổi bật hơn. Penny không chỉ vô tội, anh ta là một anh hùng rõ ràng, người đã hiểu đúng và thực hiện nhiệm vụ của mình, với lòng dũng cảm lớn lao, trong một tình huống nguy hiểm. Anh ta tin rằng nhiệm vụ của mình là sử dụng sự đào tạo (trong binh nghiệp) của mình để bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi một cá nhân hung bạo có tiền án tấn công trên tàu điện ngầm, và anh ta đã đúng khi làm như vậy.
Phán quyết hôm nay đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên. BLM, vốn dường như không thể bị ngăn cản bốn năm trước, đã kết thúc. Các nhà hoạt động của nó bị mất uy tín, và sự kìm kẹp của nó đối với trí tưởng tượng của công chúng đã bị phá vỡ. Không nghi ngờ gì nữa, tinh thần bạo lực của phong trào này sẽ tìm cách tái xuất trong tương lai, nhưng một thập kỷ tàn bạo và ngu ngốc của sự tham nhũng về đạo đức và tư pháp đã đi đến hồi kết.
Với sự ra đi của nó, cơ hội quay trở lại để thực sự đối mặt với những vấn đề đã làm khổ các thành phố của Mỹ trong một thế hệ. Chủ nghĩa anh hùng của Penny không bao giờ nên là cần thiết vì Jordan Neely không bao giờ nên đi trên chuyến tàu đó. Bản thân Neely đã bị BLM và hệ tư tưởng công lý xã hội làm cho thất bại, cũng giống như Penny đã bị nó ngược đãi: chính công lý xã hội, từ những ý tưởng sai lầm về lòng trắc ẩn, đã ngăn cản Neely nhận được sự đối xử mà anh cần.
Thái độ đạo đức đúng đắn, cũng như chính sách xã hội đúng đắn, là phá bỏ hoàn toàn hệ thống này – trong học viện và truyền thông, nơi nó tạo ra lời biện hộ ngoại phạm, nhưng trên hết là trong công lý hình sự. Điều đó có nghĩa là phải buộc các luật sư chịu trách nhiệm cho vụ truy tố đáng xấu hổ này phải chịu trách nhiệm, quay trở lại hệ thống cảnh sát “cửa sổ vỡ” đã biến New York dưới thời Giuliani trở thành thành phố lớn an toàn nhất nước Mỹ – và mở rộng hệ thống đó trên khắp Hoa Kỳ.
https://im1776.com/2024/12/09/penny-verdict/
NVV dịch