Tuesday, April 30, 2024

 2024-04-30 

Năm cách sự hỗn loạn trong khuôn viên trường gây tổn hại cho đảng Dân chủ và nước Mỹ

(Charles Lipson, RealClear Politics, 30/4/2024)

Giáo dục đại học ngày càng tụt dốc. Đó là tin xấu cho đất nước chúng ta, đất nước đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới. Và đó là tin xấu cho đảng Dân chủ, những người phải đối mặt với một cuộc bầu cử căng thẳng. Đảng của họ gắn chặt với giáo dục các cấp, đặc biệt là ở các trường đại học ưu tú. Rốt cuộc thì đó là đảng của các chuyên gia và đảng của cánh tả. Các trường đại học là cả hai loại người đó. Hơn nữa, vì Đảng Dân chủ kiểm soát Cơ quan Hành pháp nên công chúng buộc họ phải chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm trật tự xã hội. Những thất bại của họ là điều hiển nhiên đối với cử tri bình thường. Điều đó chắc chắn sẽ gây tổn hại cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ vào tháng 11.

Cha mẹ có con đang học đại học hoặc dự kiến ​​trúng tuyển sớm có quyền mong đợi con mình có thể học tập trong hòa bình, lắng nghe những quan điểm đa dạng và thoải mái nói chuyện mà không bị đe dọa, hăm dọa hay nhồi sọ lý thuyết nào đó. Điều đó đúng cho dù cha mẹ có phải là người Do Thái hay không. Những người Mỹ tử tế sẽ không chấp nhận những lời đe dọa chống lại sinh viên Do Thái cũng như họ sẽ không dung thứ cho những lời đe dọa chống lại người da đen, người Hồi giáo, người theo đạo Cơ đốc hoặc người Mỹ gốc Á. Tuy nhiên, giờ đây họ thấy những mối đe dọa đó đối với sinh viên Do Thái hàng ngày và tại nhiều trường đại học, họ không thấy các nhà quản lý đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình.

Cha mẹ không hiểu tại sao con mình không được bảo vệ. Họ không hài lòng khi các lớp học bị hủy bỏ và lễ tốt nghiệp được chuyển sang Zoom. Họ thất vọng vì tiền thuế của họ đang bị đổ xuống hố tuyên truyền chống Mỹ. Họ tự hỏi điều gì đã xảy ra với các tổ chức từng được kính trọng. Câu hỏi hay.

Những vấn đề này là tin xấu đối với đảng Dân chủ nói chung. Chúng xảy ra vào năm bầu cử mang lại cho họ tin xấu ngay lập tức. Sự ủng hộ những kẻ khủng bố từ phía sinh viên và một số giảng viên, kết hợp với các cuộc biểu tình lớn, đôi khi bạo lực, đã gây tổn hại cho đảng Dân chủ theo nhiều cách.

1/ Điều thứ nhất và rõ ràng nhất là Đảng Dân chủ và các trường đại học được coi là những người bạn tâm giao về mặt tư tưởng. Sự kết hợp đó đặc biệt nổi bật ở các trường Ivy League, Stanford và các trường đại học hàng đầu của tiểu bang, như Đại học Michigan và Đại học Texas. Nó có sức lan tỏa trong bộ phận nhân văn ở mọi trường học.

Nếu các giảng viên giữ nhiệt tình tư tưởng của họ cho riêng mình, các khóa học của họ sẽ được cách ly hoàn toàn khỏi chính trị đảng phái. Họ không như vậy. Trên thực tế, các giảng viên rất vui khi tuyên bố quan điểm của họ trong lớp và tệ hơn là yêu cầu sinh viên của họ đi theo. Nhiều giáo sư là những nhà tư tưởng kiêu hãnh, không khoan dung với những quan điểm khác. Một số là những nhà tuyên truyền thẳng thắn. Họ mong đợi sinh viên lặp lại những quan điểm đó hoặc phải trả giá. Sai rồi. Đó là sự phản bội với những gì lẽ ra phải có của giáo dục đại học.

Công chúng giờ đây có thể thấy được sự thiên vị này nhờ các cuộc biểu tình trong khuôn viên trường. Họ có thể thấy những tác động tai hại của nền chính trị bản sắc, chia thế giới thành “những người bị áp bức” (những người được coi là chính nghĩa) và “những kẻ áp bức” (những người bị coi là có tội), chỉ dựa trên căn cước của họ. Họ có thể thấy nét mặt đầy khinh miệt đối với những quan điểm khác, hoặc thậm chí là lương tri.

Văn hóa khuôn viên trường đại học mang tính đàn áp, phi tự do này là một vấn đề nghiêm trọng đối với các trường đại học. Nó cũng trở thành một vấn đề đối với đảng Dân chủ vì họ đã thân thiết với các trường đại học trong một thời gian dài. Họ không thể thoát khỏi sự liên kết đó khi nó đã trở nên độc hại. Điều đó đúng mặc dù hầu hết các đảng viên Dân chủ chính thống đều kinh hoàng trước bạo lực và sự không khoan dung mà họ chứng kiến ​​trong khuôn viên trường. Tuy nhiên, chúng gắn bó chặt chẽ với nó trong tâm trí công chúng, không dễ gì thoát ra được.

2/ Cố gắng cắt đứt mối liên kết đó kéo theo những rủi ro chính trị nghiêm trọng. Một phần đến từ việc làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa các chính trị gia dòng chính và phe cực tả của đảng trên Đồi Capitol, do các Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, Rashida Tlaib, Ilhan Omar và nhóm “Squad” lãnh đạo. (Sự chia rẽ sâu sắc và rõ ràng đến mức tờ New York Times thực sự đã đăng một câu chuyện về nó.) Thật là sai lầm khi gọi những đại diện cánh tả cứng rắn đó là “cấp tiến”. Có gì tiến bộ trong việc hỗ trợ những sinh viên vẫy cờ Hamas và diễu hành qua thư viện và hô vang các khẩu hiệu chống Do Thái?

Họ được gọi một cách đúng đắn là “cánh tả”. Họ có thể là một nhóm tương đối nhỏ trong Quốc hội, nhưng họ có sức nặng không tương xứng, giống như phe cực hữu trong các đảng viên Cộng hòa. Bạn có nhớ Matt Gaetz đã lãnh đạo một nhóm nhỏ lật đổ Chủ tịch HV Đảng Cộng hòa, Kevin McCarthy không? Giờ đây, Marjorie Taylor Greene và hai hoặc ba người khác đang đe dọa người kế nhiệm ông, Mike Johnson. Cả cánh hữu và cánh tả đều có cùng một nguồn đòn bẩy. Khi Quốc hội và đất nước bị chia rẽ sâu sắc, thì bất kỳ nhóm nhỏ, gắn kết nào cũng có thể đe dọa sự kiểm soát của đa số. Họ có thể làm điều đó tại Quốc hội và họ có thể làm điều đó ở các tiểu bang xung đột.

Đối với các lãnh đạo Đảng Dân chủ, phe cực tả là một vấn đề nghiêm trọng và các lãnh đạo đảng biết điều đó. Họ hiểu các cuộc biểu tình trong khuôn viên trường và thiện cảm công khai đối với những kẻ khủng bố đã làm tổn thương họ đến mức nào. Phép tắc buộc họ tố cáo sự đe dọa, bạo lực và thiện cảm dành cho những kẻ khủng bố một cách thẳng thắn mà không nói đến sự tương đương về mặt đạo đức, như Joe Biden đã làm trong bình luận công khai cuối cùng của mình.

Sao lại to mồm thế nhỉ? Bởi vì sự rõ ràng về mặt đạo đức có thể khiến họ phải trả giá trong những tiểu bang tranh chấp gay gắt. Rủi ro bầu cử không chỉ đến từ những cử tri Hồi giáo bất mãn. Nó đến từ những cử tri trẻ, những người đã tiến xa hơn nhiều so với cha mẹ họ. Nhóm Squad là tiếng nói của họ trong Quốc hội.

Sự thay đổi này trong số các cử tri trẻ tuổi xuất hiện trong cuộc thăm dò này đến cuộc thăm dò khác. Theo một khảo sát gần đây của Pew, 33% thanh niên Mỹ (từ 18-29 tuổi) có thiện cảm với người Palestine hơn là với người Israel (14%). Hỗ trợ dành cho Israel tăng đều đặn theo độ tuổi. Chẳng hạn, trong số những người Mỹ trên 65 tuổi, 47% có thiện cảm hơn với người Israel, chỉ 9% với người Palestine.

Sự khác biệt giữa các bên là rõ ràng. Trong số những người trẻ tuổi theo Đảng Cộng hòa, thiện cảm dành cho người Israel cao hơn gấp đôi so với người Palestine. Trong số những người Cộng hòa trên 50 tuổi, chỉ có 3% có thiện cảm hơn với người Palestine. Không phải như vậy với đảng Dân chủ. Những người trẻ tuổi hoàn toàn ủng hộ người Palestine. Chỉ 7% có thiện cảm hơn với người Israel, 47% với người Palestine. (“Kẻ yếu phải đúng. Kẻ mạnh phải sai.”) Những đảng viên Đảng Dân chủ duy nhất nghiêng về phía Israel là những người trên 65 tuổi (25% đến 17% ủng hộ Israel, số còn lại nói rằng họ có thiện cảm như nhau với cả hai nhóm).

Những con số này đặt ra những lựa chọn khó khăn cho các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ, những người đang cố gắng hết sức để né tránh chúng. Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống có thể phụ thuộc vào một số lượng tương đối nhỏ cử tri người Mỹ gốc Ả Rập ở Michigan, Minnesota, Wisconsin và các cử tri trẻ hơn ở bảy tiểu bang xung đột. Họ có thể không sẵn sàng bỏ phiếu cho Trump, nhưng họ có thể ủng hộ ứng cử viên bên thứ ba hoặc từ chối tham gia bỏ phiếu. Cả hai lựa chọn đều có thể gây ra sự diệt vong cho Biden và một số ứng cử viên Thượng viện. Jill Stein vừa đánh bóng uy tín của mình với các khu vực bầu cử đó bằng cách (để cho) bị bắt tại một sự kiện ủng hộ Palestine. Liệu Cornel West có thể bị bỏ xa phía sau?

Đảng Dân chủ không có giải pháp cho vấn đề này, khiến phe trung tả và những người độc lập chống lại phe cực tả và người Mỹ gốc Ả Rập. Đảng Dân chủ càng chuyển sang trung tâm để xoa dịu các cử tri trung lưu, họ càng xa lánh những người trẻ tuổi cánh tả và người Mỹ gốc Ả Rập.

3/ Thứ ba, nỗ lực của tổng thống nhằm thu hút các cử tri trẻ tuổi bằng cách tha nợ cho sinh viên đã liên kết đảng thậm chí còn chặt chẽ hơn với các trường đại học vào thời điểm mà nhiều cử tri chán ghét các tổ chức đó. Vấn đề vượt xa việc Joe Biden ngang nhiên phớt lờ các phán quyết của Tòa án Tối cao về các khoản vay dành cho sinh viên, liên quan đến sự coi thường trật tự hiến pháp của chúng ta. Ông ta chắc chắn biết chính sách của mình sẽ một lần nữa bị tòa án bác bỏ. Tuy nhiên, mục tiêu của ông không phải là giảm nợ thực sự mà là để cho sinh viên và những sinh viên tốt nghiệp đang mắc nợ thấy rằng ông thực sự, thực sự hỗ trợ họ còn đảng Cộng hòa thì không. Mục đích của Biden là truyền tải thông điệp đó và vượt qua tháng 11 trước khi tòa án lật lại việc tặng quà của anh ta.

4/ Thứ tư, cử tri có thể thấy bạo lực và sự gián đoạn được xử lý một cách khoan dung như thế nào ở các tiểu bang xanh và thành phố xanh bởi các DA và tổng chưởng lý “Soros”. Nếu sinh viên bị bắt ở những khu vực pháp lý đó, họ sẽ nhanh chóng được thả ra. Không có cáo buộc nào được đưa ra. Tác động có thể dự đoán được là khuyến khích nhiều sự gián đoạn hơn, nhiều bạo lực hơn và ít giáo dục hơn. Vì các khu vực pháp lý đó được lãnh đạo bởi Đảng Dân chủ, nên đảng này phải trả giá cho những cử tri trung dung, những người, kỳ lạ thay, lại tin rằng các trường đại học nên là địa điểm giáo dục.

5/ Điều đó đưa chúng ta đến một điểm quan trọng cuối cùng. Cử tri sẽ chỉ chịu đựng được chừng ấy sự hỗn loạn. Họ tin một cách khá chính xác rằng việc bảo đảm trật tự xã hội là trách nhiệm chính của chính quyền các cấp, thành phố, tiểu bang và liên bang. Chính vì thế mà tình trạng rối loạn, đặc biệt là rối loạn bạo lực luôn làm tổn hại đến đảng cầm quyền. Khi các quan chức được bầu không đáp ứng được trách nhiệm cơ bản đó, cử tri sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm. Những cử tri đó tin (một lần nữa, một cách chính xác) rằng trật tự có thể được lập lại trong khuôn viên trường và các đường phố trong thành phố mà không chà đạp quyền tự do ngôn luận và tập hợp một cách hòa bình.

Sự gián đoạn hiện tại có thể sẽ giảm bớt trong vài tuần nữa khi các trường đại học hoàn thành kỳ thi cuối kỳ. Thật không may, thời gian nghỉ ngơi chỉ là tạm thời. Bạo lực và mất trật tự sẽ quay trở lại mạnh mẽ vào mùa hè này khi hai đảng tổ chức đại hội, Đảng Cộng hòa ở Milwaukee (giữa tháng 7), Đảng Dân chủ ở Chicago (giữa tháng 8). Điều gì có thể xảy ra ở Chicago?

Mong đợi sự hỗn loạn, bạo lực, hỗ trợ cho những kẻ khủng bố và sự căm ghét cả Israel và Mỹ. Sự gián đoạn có thể quay trở lại khuôn viên trường vào mùa thu này, giữa mùa bầu cử. Điều đó sẽ phụ thuộc một phần vào việc liệu cuộc chiến ở Gaza có tiếp tục hay không và một phần vào việc liệu học sinh có phải đối mặt với bất kỳ hình phạt nào vì hành vi gây rối của mình hay không. Không có hình phạt thì không có sự răn đe.

Nếu Tổng thống Biden có thể ban hành lệnh hành pháp đình chỉ tất cả các lớp học cho đến giữa tháng 11, thì ông ấy sẽ ban hành nó ngay hôm nay. Nếu ông ấy có thể tha nợ cho sinh viên, ông ấy sẽ làm điều đó chỉ bằng một nét bút. Và ông ấy sẽ trao cho tất cả những người mới tốt nghiệp một chìa khóa Phi Beta Kappa [là chìa khóa được khắc một mặt chữ S P, tên viết tắt của từ Latin Societas Philosophiae và mặt khác khắc chữ Hy Lạp Phi Beta Kappa, có nghĩa là “Tình yêu của trí tuệ, người dẫn đường cho cuộc sống”]

Than ôi cho Biden và đảng của ông ấy, ông ấy không thể. Ông ấy không phải là hoàng đế. Trên thực tế, ngày càng có nhiều cử tri cho rằng ông đang diễu hành trên đường phố mà không mặc quần áo.


https://www.realclearpolitics.com/articles/2024/04/30/five_ways_campus_turmoil_hurts_democrats_and_america_150863.html

Charles Lipson là Giáo sư danh dự về Khoa học Chính trị Peter B. Ritzma tại Đại học Chicago, nơi ông thành lập Chương trình về Chính trị, Kinh tế và An ninh Quốc tế.

NVV dịch



 

 2024-04-29 

CIA có điều hành nước Mỹ không?

(Jeffrey A. Tucker, Epoch Times, 29/4/2024)

Tất cả chúng ta chắc chắn đều có những suy nghĩ đen tối rằng CIA thực sự đang điều hành nước Mỹ, bao gồm nhiều địa điểm truyền thông. Có lẽ điều đó đã đúng trong nhiều thập niên và chúng ta không biết điều đó. Nếu vậy, hãy cứ nói rằng nó sẽ giải thích được phần lớn những gì vẫn bị che giấu trong bí mật.

Làm thế nào điều này có thể xảy ra? Kiến thức là sức mạnh trong khi kiến ​​thức bí mật là toàn quyền kiểm soát. Ngay cả kiến ​​thức giả cũng có nghĩa là quyền lực và quyền kiểm soát, như chúng tôi đã phát hiện ra trong cuộc điều tra giả mạo Russiagate vào đầu nhiệm kỳ của Trump. Họ săn lùng chính quyền mới trong nhiều năm theo một kịch bản hoàn toàn giả tạo, trong đó Nga bằng cách nào đó đã khiến Donald Trump đắc cử.

Đúng, đó hoàn toàn là một hoạt động tình báo, một hoạt động được thiết kế trực tiếp để lật đổ một cuộc bầu cử, một “cuộc cách mạng màu” trên chính mảnh đất của chúng ta.

Làm sao một cơ quan không do dân bầu, trốn tránh sự giám sát và trách nhiệm giải trình trước công chúng, lại đặt mình lên trên Hiến pháp và pháp quyền? Nó đã diễn ra trong nhiều thập niên khi các cơ quan ngày càng có nhiều quyền lực hơn, thậm chí đến mức buộc phải đóng cửa hoàn toàn nước Mỹ và thậm chí cả thế giới một cách giả tạo.

Không ai trong số này có thể kiểm chứng chính xác vì tính bí mật liên quan. Không phải cộng đồng tình báo sẽ đưa ra một thông cáo báo chí: “Nền dân chủ ở Mỹ là một ảo ảnh. Chúng tôi biết vì chúng tôi kiểm soát gần như mọi thứ, hơn nữa chúng tôi còn khao khát kiểm soát nhiều hơn nữa.”

Những người hoài nghi trong chúng ta sẽ bắn trả: hãy nhìn những gì bạn đang nói! Thuyết âm mưu của bạn là không thể giả mạo được. Bạn càng có ít bằng chứng cho điều đó thì bạn càng tin vào điều đó. Làm thế nào trên thế giới này chúng tôi có thể tranh luận với bạn? Quan điểm của bạn không thực sự hợp lý nhưng chúng tôi không thể làm gì để thuyết phục bạn bằng cách khác.

Chúng ta hãy cho điểm. Tuy nhiên, chúng ta không nên bác bỏ hoàn toàn lý thuyết này. Dựa trên một bài viết của New York Times (NYT) xuất hiện vào tuần trước, nó chứa đựng nhiều điều hơn là sự thật. Bài báo có tựa đề : “Chiến dịch đẩy Trump và các cơ quan gián điệp vào tình thế xung đột” (Campaign Puts Trump and the Spy Agencies on a Collision Course).

Trích dẫn: “Ngay cả khi là tổng thống, Donald J. Trump đã phô trương sự thù địch của mình đối với các quan chức tình báo, miêu tả họ như một phần của 'nhà nước ngầm' đã bị chính trị hóa để truy bắt ông. Và kể từ khi ông rời nhiệm sở, sự ngờ vực đó đã phát triển thành thái độ thù địch rõ ràng, có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến an ninh quốc gia nếu ông tái đắc cử.”

Được rồi, hãy nói rõ ra. Nếu cộng đồng tình báo do CIA lãnh đạo không phải là “nhà nước ngầm” thì là gì?

Hơn nữa, người ta đã nhiều lần chứng minh rằng Deep State trên thực tế đang muốn bắt ông ta. Điều này thậm chí không gây tranh cãi. Thật vậy, không có lý do gì để những nhà báo này viết những điều trên như thể Donald Trump bằng cách nào đó bị chứng hoang tưởng vô căn cứ nào đó tiêu diệt.

Hãy tiếp tục ở đây: “Trump hiện đang trong quá trình có thể xảy ra xung đột với cộng đồng tình báo…. Kết quả là một tình huống phức tạp và có thể gây bất ổn mà Hoa Kỳ chưa từng thấy trước đây: sự nghi ngờ và coi thường sâu sắc từ một phía cựu tổng thống và có lẽ là tổng thống tương lai đối với chính những người mà ông ấy sẽ dựa vào để có những thông tin nhạy cảm nhất mà ông ấy cần để thực hiện vai trò của mình nếu được bầu lại.”

Đợi một chút. Bạn đang nói với chúng tôi rằng tất cả các tổng thống trước đây đều có mối quan hệ tốt đẹp với CIA? Điều đó khá thú vị để biết. Và cũng thật đáng lo ngại, vì CIA đã nhúng tay vào việc thay đổi chế độ trên toàn thế giới trong một thời gian rất dài và hiện đang trực tiếp tham gia vào nền chính trị Hoa Kỳ ở cấp độ gần gũi nhất.

Bất kỳ tổng thống xứng đáng nào chắc chắn phải có mối quan hệ thù địch với một cơ quan như vậy, nếu chỉ để thiết lập sự kiểm soát dân sự rõ ràng đối với chính phủ, nếu không có sự kiểm sóat dân sự đó thì không thể nói rằng chúng ta đang sống trong một nước cộng hòa lập hiến.

Và bây giờ, theo NYT, chúng ta có một người đang tìm kiếm chức vụ Tổng thống, người xung khắc với cơ quan và điều này đang gây bất ổn và có vấn đề sâu sắc. Điều đó gợi ý ai thực sự cai trị đất nước này?

Bản thân NYT có phạm tội với thuyết âm mưu cực đoan nhất có thể tưởng tượng được hay nó chỉ nêu ra những sự thật như chúng ta biết? Tôi đoán rằng đó là cái sau. Trong trường hợp này, mỗi người Mỹ nên hết sức cảnh giác.

Bị điên hả? Đối với cụm từ “chưa từng thấy trước đây”, chúng ta phải xem lại. Còn George Washington, Thomas Jefferson, Andrew Jackson, James Polk và Calvin Coolidge thì sao? Họ đều là những vị tổng thống tiền nhiệm, theo những cuốn sách lịch sử mà người ta từng đọc.

Hồi đó chưa có CIA. Nếu bạn nghi ngờ điều này, tôi khá chắc chắn rằng công cụ AI yêu thích của bạn sẽ xác nhận điều đó.

Người ta phải cho rằng khi NYT nói “chưa từng thấy trước đây”, điều đó có nghĩa là trong thời kỳ hậu chiến. Và điều đó rất có thể đúng. John F. Kennedy đã thách thức họ. Chúng tôi biết chắc chắn điều đó. Những bí ẩn xung quanh vụ sát hại ông ta sẽ không được giải quyết triệt để cho đến khi chúng ta có được tài liệu. Nhưng ngày càng có sự đồng thuận rằng vụ giết người này thực sự là một cuộc đảo chính của CIA, một thông điệp được gửi đi như một bài học cho mọi người kế nhiệm chức vụ đó.

Hãy nghĩ về điều đó: ngày nay chúng ta đang sống ở một đất nước mà hầu hết mọi người đều dễ dàng thừa nhận rằng CIA có thể đã giết chết tổng thống. Tuyệt vời.

Thật thú vị khi biết vào thời điểm muộn màng này rằng “vụ bê bối” Watergate không phải như những gì nó thể hiện, cụ thể là một phương tiện truyền thông dũng cảm buộc chính phủ phải chịu trách nhiệm. Ngay cả những nhà quan sát sắc sảo vào thời điểm đó cũng tin vào câu chuyện của truyền thông chính thống. Bây giờ chúng ta có rất nhiều bằng chứng cho thấy đây cũng chẳng qua là một cuộc tấn công của nhà nước ngầm vào một tổng thống đã mất kiên nhẫn với nó và kích động một cuộc đảo chính khác.

Tất cả đều ghi công cho người cha tài giỏi của tôi, người đã tìm hiểu theo hướng này vào thời điểm đó. Tôi còn rất trẻ và chỉ có manh mối mơ hồ nhất về những gì đang xảy ra. Nhưng tôi nhớ rất rõ rằng ông ấy tin rằng Richard Nixon đã bị gài bẫy và bị đuổi khỏi chức vụ một cách bất công không phải vì những điều xấu ông ấy đang làm mà vì đã đứng lên chống lại Deep State.

Nếu cha tôi, không phải là một nhân vật chính trị đặc biệt, biết chắc chắn điều này vào thời điểm đó, thì đó hẳn là một nhận thức mạnh mẽ ngay từ thời đó.

Bạn nghe thấy những lời nói rằng các cơ quan này - CIA là một nhưng có nhiều cơ quan khác liền kề - không được pháp luật cho phép can thiệp vào chính trị trong nước. Tại thời điểm này và sau rất nhiều chuyện xảy ra, điều này đối với tôi giống như một trò đùa. Chúng tôi biết từ nhiều bằng chứng và lời khai cá nhân rằng CIA đã thao túng các nhân vật, câu chuyện và kết quả chính trị trong một thời gian rất dài.

CIA ngày nay dính líu với báo chí như thế nào? Chà, với tư cách là một tờ báo có truyền thống tự do, bạn có thể cho rằng bản thân NYT sẽ rất nghi ngờ CIA. Nhưng những ngày này, họ đã đăng một chuỗi dài các bài báo mang tính phòng thủ mạnh mẽ với các tiêu đề như “Hóa ra Deep State thật tuyệt vời” (It Turns Out that the Deep State Is Awesome) và “Sự giám sát của chính phủ giúp chúng ta an toàn” (Government Surveillance Keeps Us Safe). Chúng ta có thể thêm bài cuối này vào danh sách.

Vì vậy, hãy nói rằng: NYT là CIA. Mother Jones, Rolling Stone, Slate, Salon và nhiều tờ báo chính thống khác cũng vậy, bao gồm cả các công ty công nghệ lớn như Google và Microsoft. Các vòi bạch tuộc ở khắp mọi nơi và ngày càng rõ ràng hơn. Chiến dịch Mockingbird chỉ là sự khởi đầu. Mạng lưới có ở khắp mọi nơi và hành vi thao túng tin tức đã hoàn toàn được bình thường hóa.

Một khi bạn bắt đầu phát triển khả năng nhìn thấy các dấu hiệu, bạn không thể không nhìn thấy chúng, đó là lý do tại sao những người nghĩ và viết về điều này sau một thời gian có thể trở nên điên cuồng.

Bạn có nghĩ rằng có lẽ những kẻ điên đã đúng không? Nếu vậy, ít nhất chúng ta không nên tìm cách hỗ trợ một ứng cử viên Tổng thống có mối quan hệ thù địch với cộng đồng tình báo sao?

Thật vậy, đó phải là tiêu chuẩn tối thiểu để đánh giá. Đơn giản là chúng ta không có cách nào có thể khôi phục quyền kiểm soát dân sự của chính phủ và chính phủ hợp hiến cho đến khi cơ quan này có thể được kiểm soát triệt để hoặc bị bãi bỏ hoàn toàn.


https://www.theepochtimes.com/opinion/does-the-cia-run-america-5639704


Jeffrey A. Tucker là người sáng lập và chủ tịch của Viện Brownstone và là tác giả của hàng nghìn bài báo trên báo chí học thuật và đại chúng, cũng như 10 cuốn sách bằng 5 thứ tiếng, gần đây nhất là “Liberty or Lockdown”. Ông cũng là người biên tập cuốn "The Best of Ludwig von Mises". Ông viết chuyên mục hàng ngày về kinh tế cho The Epoch Times và phát biểu rộng rãi về các chủ đề kinh tế, công nghệ, triết học xã hội và văn hóa.

NVV dịch



Bài liên quan trên NY Times: "Campaign Puts Trump and the Spy Agencies on a Collision Course" (Chiến dịch đẩy Trump và các cơ quan gián điệp vào tình thế xung đột).

Bài viết đại ý: Với tư cách là tổng thống, Donald Trump không bao giờ tin tưởng vào cộng đồng tình báo. Ác cảm của ông chỉ tăng lên kể từ khi ông rời nhiệm sở và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu ông quay trở lại nắm quyền. Ngay cả khi còn là tổng thống, Donald J. Trump đã phô trương sự thù địch của mình đối với các quan chức tình báo, miêu tả họ như một phần của “nhà nước ngầm” đã bị chính trị hóa để truy bắt ông. Và kể từ khi ông rời nhiệm sở, sự ngờ vực đó đã phát triển thành thái độ thù địch rõ ràng, có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến an ninh quốc gia nếu ông tái đắc cử. Với niềm tin rằng chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông đã bị cộng đồng tình báo theo dõi, ông Trump hôm thứ Tư kêu gọi các đồng minh Hạ viện của ông “giết chết” một dự luật sẽ kéo dài luật giám sát sắp hết hạn mà các quan chức an ninh quốc gia cho rằng rất quan trọng đối với khả năng thu thập tình báo nước ngoài và chống khủng bố. Hạ viện chỉ thông qua đạo luật này vào thứ Sáu sau khi đảng Cộng hòa sửa đổi nó để đảm bảo rằng ông Trump sẽ có thêm một bước đột phá nữa trong việc định hình nó theo ý mình nếu ông tái đắc cử tổng thống.

Đó là đạo luật FISA.

https://www.nytimes.com/2024/04/12/us/politics/trump-intelligence-agencies.html
 

Monday, April 29, 2024

 2024-04-29 

Những trò bẩn thỉu về các phiên tòa xét xử Trump

Đảng Dân Chủ có nghĩ đến một ngày nào đó họ bị quả báo bằng chính những chiêu trò của họ không?


(Victor Davis Hanson, American Greatness, 29/4/2024)

Đừng tin tường thuật của Tòa Bạch Ốc hay truyền thông dòng chính rằng bốn vụ án hình sự - do Alvin Bragg, Letitia James, Jack Smith và Fani Willis khởi tố - không một phần nào được phối hợp, đồng bộ và tính thời gian để đi đến hồi kết màn kịch tâm lý trong phòng xử án của họ ngay trong mùa tranh cử năm 2024.

Các chương trình nghị sự của địa phương, tiểu bang và liên bang này, giống như ở xứ  Lilliput [trong cuốn Gulliver's Travels của Jonathan Swift] được thiết kế để trói buộc, bịt miệng, giam cầm, phá sản và tiêu diệt Trump về mặt tâm lý và thể chất. Chúng là biểu tượng cuối cùng của luật pháp cho nhiều năm nỗ lực ngoài vòng pháp luật nhằm hạ thấp ông ta.

Quả thực, đất nước hiện nay đã kiệt sức vì những cuộc tấn công hàng loạt vào các chuẩn mực hiến pháp: vụ lật tẩy hồ sơ Steele do Hillary tài trợ; chiến dịch thông tin sai lệch về máy tính xách tay của Nga trước bầu cử; hai cuộc luận tội không có báo cáo của công tố đặc biệt; phiên tòa luận tội một công dân tại Thượng viện; nỗ lực loại bỏ tên Trump khỏi các lá phiếu ở các tiểu bang; nỗ lực đang diễn ra nhằm làm suy yếu Cử tri đoàn; hoặc những thay đổi cơ bản và kịp thời trong luật bầu cử của tiểu bang để bảo đảm việc bỏ phiếu bằng thư với số lượng lớn.

Gần đây, Andrew McCarthy đã xem xét sâu sắc sự phối hợp này giữa các nhân viên Tòa Bạch Ốc và các công tố viên, vốn đã được cánh tả biết đến từ lâu và đã phủ nhận từ lâu. Ví dụ, Biden đã phàn nàn với các trợ lý về việc Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland chậm trễ trong việc bổ nhiệm công tố viên liên bang đặc biệt Smith - và do đó dường như đã bảo đảm rằng Trump sẽ bị kết án trước cuộc bầu cử.

Nathan Wade, công tố viên phụ tá hiện đã bị sa thải của Fani Willis, đã đến thăm và hỏi ý kiến ​​văn phòng cố vấn Tòa Bạch Ốc khi anh ta được cho là hoạt động với tư cách là một công tố viên quận thuần túy ở địa phương. Ủy ban quốc hội 6/1 do cánh tả thống trị đã tham khảo ý kiến ​​​​của chính quyền Biden trong việc gửi các cáo buộc hình sự về vai trò có mục đích của Trump trong các cuộc biểu tình. Và để xử lý bản cáo trạng giả chống lại Trump, Biện lý quận Manhattan Alvin Bragg đã tuyển dụng quan chức Bộ Tư pháp Biden, Vincent Colangeio.

Thứ hai, cáo trạng hình sự bị trì hoãn của các công tố viên và vụ kiện dân sự của E. Jean Carroll chỉ dựa trên việc Donald Trump tái tranh cử. Sau thất bại năm 2020, mất hai ghế thượng viện của Đảng Cộng hòa ở Georgia và cuộc biểu tình/bạo loạn ngày 6 tháng 1, Trump đã bị các chuyên gia coi là độc hại về mặt chính trị.

Sau đó, sự trở lại lịch sử của ông ấy vào năm sau đó đã khiến cánh tả khiếp sợ. Việc khởi động lại đã thúc đẩy các cáo trạng và vụ kiện tiếp theo nhiều năm sau những tội ác có chủ đích. Người ta không nói rằng nếu Trump không phải là một đảng viên Cộng hòa bảo thủ và là ứng cử viên tổng thống hàng đầu, ông ấy sẽ không bao giờ bị truy tố.

Thứ ba, hầu hết các cáo trạng đều chưa có tiền lệ trong luật hình sự hoặc có thể sẽ không bao giờ được sử dụng lại, ít nhất là chống lại bất kỳ ai thuộc phe cánh tả. Hơn nữa, nhiều văn bản dựa vào việc thao túng thời hiệu [nới rộng thời hiệu sau khi hết hạn].

Cả Bragg và bất kỳ công tố viên địa phương nào khác trước đây đều không biến một tội nhẹ trong bản khai được cho là ở địa phương thành một hành vi được cho là vi phạm tài chính chiến dịch tranh cử liên bang, một chiêu trò lố bịch đến mức nó đã được các công tố liên bang thông qua.

Letitia James là Bộ trưởng Tư pháp New York đầu tiên truy tố một cư dân tiểu bang về tội định giá quá cao bất động sản để có được một khoản vay, khoản vay này được trả lại kịp thời và đầy đủ, vì lợi nhuận của các tổ chức cho vay. Không có ngân hàng nào, sau khi kiểm tra tài sản và khả năng trả các khoản vay của Trump, lại không hài lòng khi cho ông vay. Nhưng tất cả đều rất vui khi thu được lợi nhuận từ khoản lãi khổng lồ - và có thể sẽ vui lòng cho anh ta vay lại.

James đã tìm cách biến Trump thành tội phạm mà không bao giờ tìm ra tội phạm, chứ đừng nói đến việc trở thành nạn nhân. Cho đến khi sự nghiệp đầy sóng gió và phi đạo đức của Fani Willis, chưa từng có công tố viên địa phương nào truy tố một cựu tổng thống vì một cuộc gọi điện thoại được cho là không đúng đắn để hỏi liệu tất cả các phiếu bầu của tiru bang đã được kiểm đếm đầy đủ hay chưa.

Vụ án của Alvin Bragg không tồn tại do thời hiệu đối với các tội nhẹ được cho là đã thực hiện trong sáu năm trước đó - cho đến khi Bragg chuyển các cáo buộc về tội phạm nhỏ thành trọng tội và cùng với chúng, các phần mở rộng được cho là do lệnh phong tỏa vì COVID.

Trong vụ của Carroll, những cáo buộc không có căn cứ của cô về một vụ tấn công tình dục cũng đã quá thời hiệu cho đến khi một nhà lập pháp cánh tả ở New York và là một người ghét Trump đã thông qua một luật đặc biệt - một dự luật thực sự bác bỏ nhân quyền nhằm vào Trump - hủy bỏ thời hiệu trong một năm vì các cáo buộc tấn công tình dục kéo dài ở bang New York.

Thứ tư, tất cả các cáo trạng và vụ kiện đều diễn ra ở các thành phố, quận hoặc tiểu bang màu xanh. Và hầu hết các bồi viên được gọi đều ở gần New York, Atlanta hoặc Miami đều đã hoặc sẽ theo Đảng Dân chủ. Cho đến nay, các thẩm phán ở New York giám sát các phiên tòa dân sự và hình sự của Trump - Thẩm phán Engoron, Kaplan và Merchan—đều là những người theo chủ nghĩa tự do, được bổ nhiệm bởi các chính trị gia Đảng Dân chủ hoặc phe tự do, và một số đã quyên góp cho Đảng Dân chủ. Họ không ngại bày tỏ thái độ coi thường bị cáo Trump. Không được phép thay đổi địa điểm xử án.

Thứ năm, tất cả các công tố viên, Bragg, James, Smith và Willis, cũng đều là đảng viên Dân chủ hoặc có liên quan đến các lý tưởng tự do [liberal, phóng túng, không phải freedom]. Trong trường hợp của Bragg, James và Willis, cả ba đều tranh cử và quyên tiền nhờ những lời hứa và khoe khoang về việc sẽ bắt được Donald Trump. Và cả ba hiện đã đặt ra tiền lệ rằng các công tố viên địa phương và tiểu bang có thể lách luật và sử dụng nó để truy lùng một cựu tổng thống và ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng đối lập vì mục đích chính trị rõ ràng.

Thứ sáu, tất cả những trường hợp này đều có thể áp dụng như nhau đối với các chính trị gia cấp cao của Đảng Dân chủ. Vụ kiện phỉ báng của E. Jean Carroll là vụ nực cười nhất trong tất cả các vở kịch cung đình, nhưng dàn ý và nghi thức của nó có thể dễ dàng áp dụng cho Tara Reade. Cô ấy đã tố cáo ứng cử viên Biden đã tấn công tình dục cô ấy nhiều năm trước đó — gần cùng khoảng thời gian với các mốc thời gian linh hoạt của Carroll. Câu chuyện của cô ấy cũng đáng tin hoặc khó tin như câu chuyện của Carroll. Nhưng điểm khác biệt là trong khi các phương tiện truyền thông coi Carroll ảo tưởng và mâu thuẫn như một công cụ chống Trump hữu ích, thì nó lại coi Reade là một kẻ điên khùng và dối trá — và là một trở ngại tiềm tàng đối với chiến dịch tranh cử sơ bộ 2019-20 của Biden.

Bragg đã phải vặn vẹo luật pháp để bịa ra bản cáo trạng tài chính trong chiến dịch liên bang, chống lại Trump. Nhưng Hillary Clinton rõ ràng đã vi phạm các quy định về chiến dịch tranh cử liên bang — và bị phạt theo nhiều cách khác nhau — khi bà cố gắng che giấu khoản thanh toán “nghiên cứu đối lập” cho Christopher Steele là “chi phí pháp lý”. Trên thực tế, Steele đã được thuê và trả tiền để dàn dựng một hồ sơ giả chống Trump và có khả năng bị cấm làm việc cho chiến dịch tranh cử tổng thống vì anh ta không phải là công dân Hoa Kỳ.

Trong trường hợp của Smith, đồng thời với vụ kiện chống lại Trump, công tố viên đặc biệt song sinh của ông, Robert Hur, phát hiện ra rằng Joe Biden đã xóa các hồ sơ mật một cách bất hợp pháp từ lâu hơn nhiều so với Trump (hơn 30 năm), ở một địa điểm kém an toàn hơn nhiều (garage ọp ẹp của ông ta), và không có thẩm quyền của tổng thống để giải mật tài liệu của mình. Hơn nữa, ông ta đã tiết lộ nội dung của chúng cho người viết tiểu sử của mình, người này đã tiêu hủy bằng chứng theo trát đòi của Hur. Tuy nhiên, không giống như Trump, Biden không bị buộc tội, vì Hur cho rằng Biden, theo quan điểm của ông, đã quá già và mất trí nhớ nên ông có thể giành được sự thông cảm hơn là sự kết án từ bồi thẩm đoàn.

Willis truy tố Trump vì được cho là đã cố gắng gây áp lực với các quan chức để “tìm” những lá phiếu Trump bị thiếu, do đó được cho là vi phạm luật “âm mưu băng đảng”, khi ông giám sát nỗ lực tìm kiếm những lá phiếu mà ông cho rằng đã được bầu cho mình. Tất nhiên, cũng ở tiểu bang này, Stacy Abrams, sau khi thua cuộc đua giành chức thống đốc năm 2018, đã tuyên bố rằng bà đã thực sự thắng, mặc dù thua hơn 50.000 phiếu bầu. Bà ấy đã khởi kiện để lật ngược cuộc bầu cử và sau đó lập một sự nghiệp chính trị nổi tiếng, đi khắp đất nước, tuyên bố sai sự thật rằng bà ấy là thống đốc thực sự và đối thủ chiến thắng của bà ấy là một thống đốc bất hợp pháp.

Về vấn đề đó, vào năm 2016, các tổ chức cánh tả, những người nổi tiếng và hàng nghìn nhà hoạt động chính trị đã tìm cách lật ngược chiến thắng của Trump bằng cách kêu gọi các đại cử tri từ bỏ phiếu bầu phổ thông ở tiểu bang của họ và do đó trở thành “đại cử tri bất tín”. Tóm lại, có một âm mưu thực sự, hay nói đúng hơn là một kế hoạch “âm mưu băng đảng”, theo cách nói của Willis, nhằm phối hợp các nhóm khác nhau để lật đổ nghĩa vụ hiến pháp của các đại cử tri, ném cuộc bầu cử vào tay Hillary Clinton. Clinton, cùng với những người như cựu tổng thống Jimmy Carter và lãnh đạo phe thiểu số tương lai Hakim Jeffries, vẫn tiếp tục phủ nhận việc Trump là tổng thống được bầu hợp pháp.

Tóm lại, số vụ kiện và cáo trạng chống lại Trump ngày càng tăng tương quan với vận mệnh chính trị của ông. Chúng được thiết kế vào năm bầu cử 2024 để làm những gì mà cử tri Đảng Dân chủ có thể không làm được. Chúng thật khôi hài và độc đáo, và sẽ không bao giờ được sử dụng để chống lại bất kỳ ai khác ngoài Trump. Họ đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền dân chủ, pháp quyền và công lý bình đẳng trước pháp luật hơn tất cả những trò hề mà Trump bị cáo buộc.

Hơn nữa, họ sẽ khởi động một chu kỳ vũ khí hóa ăn miếng trả miếng nguy hiểm, đe dọa đến chính trật tự hiến pháp của Hoa Kỳ.

Nếu Trump đắc cử để khôi phục nguyên tắc công lý bình đẳng, liệu cố vấn đặc biệt của Đảng Cộng hòa có xem xét lại công việc của Robert Hur và nhận thấy cựu Tổng thống Biden có đủ khả năng hầu tòa vì những tội ác mà Hur đã điều tra và xác nhận?

Sau đó, liệu giám đốc FBI mới do Đảng Cộng hòa bổ nhiệm có ra lệnh cho một cuộc đột kích giống như SWAT, với các phóng viên được cảnh báo trước của Fox News và Newsmax tại hiện trường, để đột nhập vào ngôi nhà bên bờ biển Biden không?

Liệu các công tố viên quận và tiểu bang ở Utah, Montana và Oklahoma có cảm thấy rằng để ngăn chặn chu kỳ bất hợp pháp này, họ phải buộc tội các thành viên gia đình Biden bằng cách đưa ra các cáo trạng ở tòa địa phương đối với các tội phạm liên bang?

Liệu những người phụ nữ bảo thủ trong tương lai có đến Arkansas, Idaho và Alabama để khẳng định rằng trong quá khứ, giờ đây họ chợt nhớ ra cách đây hàng chục năm một ứng cử viên nổi tiếng của Đảng Dân chủ đã quấy rối họ? Liệu các luật sư cánh hữu của họ có chọn được thẩm phán thích hợp tại tiểu bang đỏ không?

Liệu các luật sư bảo thủ của quận có tìm cách truy tố Joe Biden về các sổ sách kế toán tưởng tượng khác nhau và "các khoản trả nợ" được sử dụng để che giấu sự thật rằng gia đình tham nhũng của ông đã nhận được hơn 20 triệu USD từ các lợi ích phi tự do (illiberal) ở nước ngoài, phần lớn nếu không muốn nói là tất cả đều được ngụy trang để tránh thuế lợi tức?

Liệu một nhà lập pháp nào đó ở Nam Carolina có nhận được một dự luật chấm dứt quyền dân sự (attainder) được thông qua trong cơ quan lập pháp, chấm dứt thời hiệu trong một năm đối với tất cả những người vào năm 2016 đã tìm cách lật đổ các đại cử tri và đổi các lá phiếu của họ cho Hillary Clinton?

Vào tháng 8 hoặc tháng 9, liệu một công tố viên bang cánh hữu và một thẩm phán bảo thủ có thấy rằng sổ sách kế toán sáng tạo của Joe Biden phải nộp phạt 450 triệu USD, phải trả trước khi kháng cáo?

Và liệu các quan chức và thẩm phán Đảng Cộng hòa ở các bang màu tím [nửa xanh nửa đỏ] có động thái loại bỏ tên Biden khỏi lá phiếu?

Những kịch bản như vậy là vô tận và, với những tiền lệ hiện tại, tất cả đều có thể được coi là những biện pháp ngăn chặn tuyệt vọng nhằm gây sốc cho phe cánh tả ngừng nỗ lực phá hoại hệ thống hiến pháp và pháp quyền của chúng ta.

Một lưu ý cuối cùng. Có một trật tự cân bằng thiêng liêng trên thế giới, một trật tự được các nền văn minh cụ thể gọi là số phận (kimet), kẻ thù chiến thắng (nemesis), nghiệp chướng hay nhân quả (karma), hoặc những gì xảy ra xung quanh sẽ quật lại. Chúng ta đã từng thấy những lực lượng như vậy đang hoạt động: Thượng nghị sĩ Schumer đứng đầu một đám đông trước cửa Tòa án Tối cao, gọi đích danh những lời đe dọa đối với các thẩm phán, nhưng bây giờ mới tìm thấy những tên côn đồ ủng hộ Hamas đang vây quanh nhà riêng của ông. Hay các đảng viên Đảng Dân chủ trong những năm Trump căng thẳng tìm cách viện dẫn Tu chính án thứ 25, giờ lại bị bẽ mặt khi cho rằng Joe Biden “sắc như dao”.

Thật bi thảm cho đất nước, để ngăn chặn sự điên rồ của cánh tả này, những trò bẩn thỉu đánh Trump có thể không phải là sự kết thúc mà là sự khởi đầu chính xác cho những gì mà những Nhà Lập Quốc lo sợ.


https://amgreatness.com/2024/04/29/the-travesties-of-the-trump-trials/

NVV dịch

 

 2024-04-28 

Một số muốn ngăn chặn một cuộc nội chiến, Đảng Dân chủ muốn kích động nó  
Bộ phim "Civil War" (Nội Chiến)

(Don Feder, Washington Times, 28/4/2024)

Cánh tả nói rằng đang có một cuộc nội chiến đang diễn ra, một cuộc xung đột có nguồn gốc từ việc các bậc cha mẹ tức giận về việc truyền bá LGBTQ trong trường học, những người biểu tình ủng hộ sự sống và biến cố ngày 6 tháng 1, nhưng không phải từ cuộc điên loạn của Black Lives Matter hay bạo lực của antifa năm 2020, hỗn loạn ở biên giới, tình trạng hỗn loạn trên đường phố trong các thành phố của chúng ta hay đám đông ủng hộ Hamas tràn ngập các khuôn viên trường đại học.

Việc "Civil War" là bộ phim nổi tiếng nhất trong nước cho thấy khán giả sẽ chấp nhận bất kỳ điều phi lý nào miễn là nó được bao phủ đủ bằng hình ảnh bạo lực.

“Civil War” kể về một cuộc xung đột trong tương lai giữa các tiểu bang ly khai, do Texas và California lãnh đạo, chống lại những người trung thành với chính phủ quốc gia, chủ yếu ở vùng Đông Bắc.

Đạo diễn và biên kịch của bộ phim, Alex Garland, sẽ không cho chúng ta biết điều gì đã dẫn đến vụ tàn sát. Là một người Anh, ông Garland biết nhiều về chính trị Hoa Kỳ cũng như tôi biết về kiến ​​trúc Ethiopia.

Gần đây ông đã nói với một người phỏng vấn rằng: “Chủ nghĩa cực đoan khuyến khích chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa cực đoan là nguy hiểm”. Vậy chủ nghĩa cực đoan là sai phải không? Và theo lời của Emil Faber - người sáng lập trường đại học hư cấu trong “Animal House” - “Kiến thức là tốt”.

Ông Garland cảnh báo rằng chủ nghĩa cực đoan “không nguy hiểm chút nào. Nó nguy hiểm theo một cách thực sự cụ thể và nghiêm túc,” sâu sắc như “Mairzy Doats”.

Giống như chủ nghĩa cực đoan, cuộc nổi dậy nằm trong con mắt của người chứng kiến. Cánh tả đang lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại Hiến pháp. Thay vì súng và đạn, nó sử dụng các thể chế chính phủ để lật đổ nền cộng hòa.

Tổng thống Biden trông như một xác chết biết đi đang đào mộ cho chính quyền đại diện.

Tổng thống đã quyết định rằng ông có thể bỏ qua bất kỳ luật hoặc phán quyết nào mà ông không thích. Tòa án Tối cao nói với ông rằng ông không có thẩm quyền hủy bỏ khoản nợ vay của sinh viên. Nhưng dù sao thì ông ấy cũng làm điều đó.

Tại lễ nhậm chức, ông Biden hứa sẽ “trung thành thực hiện chức vụ tổng thống”, bao gồm việc bảo vệ biên giới của chúng ta trước sự xâm lược của nước ngoài. Ông ngay lập tức bãi bỏ mọi mệnh lệnh hành pháp của cựu Tổng thống Donald Trump, vốn đã cản trở dòng người đổ vào.

Con số đáng kinh ngạc của những người bất hợp pháp - hiện ít nhất là 11 triệu người, bao gồm cả những người nằm trong danh sách theo dõi khủng bố, tội phạm ngoan cố, buôn bán phụ nữ và trẻ em - minh chứng cho việc ông cố tình từ chối tuân theo lời tuyên thệ nhậm chức của mình.

Giờ đây, đảng của ông ta đang lôi kéo những người ở đây bất hợp pháp bỏ phiếu bất hợp pháp để đánh cắp cuộc bầu cử tiếp theo. Bạn có thể nói rằng trong cuộc nội chiến này, viên đạn của Đảng Dân chủ là những lá phiếu.

Từ New York đến Georgia, các đảng viên Dân chủ đang truy tố ông Trump với những cáo buộc bịa đặt nhằm ngăn cản ông vận động tranh cử và buộc ông phải sử dụng quỹ chính trị (66 triệu USD cho đến nay) để tự bào chữa trước tòa.

Thẩm phán trong phiên tòa được gọi là tiền bịt miệng có thể tống ông ta vào tù tới một tháng vì vi phạm lệnh bịt miệng bằng cách phàn nàn về trò hề tư pháp. Và một thành viên Quốc hội muốn tước bỏ sự bảo vệ của Cơ quan Mật vụ đối với cựu tổng thống nếu ông ta bị kết án. Vào tù mà không có sự bảo vệ của Mật vụ? Cựu giáo sư luật Harvard Alan Dershowitz nói rằng điều này tương đương với bản án tử hình.

Tất cả đều nhân danh việc cứu nền dân chủ.

“Civil War” cho thấy một cuộc nổi dậy trên đường phố với xe tăng và lính bắn tỉa. Cuộc nổi dậy của Đảng Dân chủ đang diễn ra tại các tòa án, văn phòng công tố, Phòng Bầu dục và các phòng tin tức trên khắp đất nước.

Đảng Cộng hòa thường xuyên bác bỏ bạo lực chính trị. Khi điều đó có lợi cho họ, đảng Dân chủ thường xuyên tận dụng nó. Tổng thống Biden đã không chỉ trích cuộc bạo loạn George Floyd cho đến tháng 9 năm 2020, khi các cuộc thăm dò cho thấy ông thua về vấn đề này.

Tại một sự kiện vào tuần trước, tổng thống cho biết ông “lên án các cuộc biểu tình chống Do Thái”. Tuy nhiên, ông cũng “lên án những người không hiểu chuyện gì đang xảy ra với người Palestine” - do đó đánh đồng chủ nghĩa khủng bố trên đường phố của chúng ta với cuộc chiến chống khủng bố của Israel ở Dải Gaza.

Hãy tin tôi, thưa Tổng thống, chúng tôi biết chuyện gì đang xảy ra với người Palestine. Chúng tôi hiểu rằng họ không chỉ đưa Hamas lên nắm quyền ở Gaza mà 71% trong số họ ủng hộ vụ thảm sát ngày 7 tháng 10 với những hành động tàn bạo ghê tởm của nó.

Không có gì mà tổng thống không làm để tái đắc cử, kể cả việc phản bội đồng minh duy nhất của chúng ta ở Trung Đông. Vì một ứng cử viên sẽ được lợi gì nếu ông ta giành được phiếu bầu của người Mỹ gốc Ả Rập ở Dearborn, Michigan, và mất đi linh hồn?

Không ai yêu nước Mỹ muốn chứng kiến ​​một cuộc nội chiến khác. Nhưng một số người trong chúng ta đang cố gắng ngăn chặn nó, trong khi những người khác đang cố gắng kích động nó.

Đất nước chúng ta ra đời từ cuộc cách mạng năm 1776 và có thể chết vào 248 năm sau. Cuối cùng là vì tự do. Tiếp theo sẽ dành cho sự chuyên chế.


https://www.washingtontimes.com/news/2024/apr/28/some-want-to-prevent-civil-war-democrats-want-to-p/

• Don Feder là người phụ trách chuyên mục của tờ The Washington Times.

NVV dịch


Xem trailer phim "Civil War" (2024) do Imax sản xuất:
https://www.youtube.com/watch?v=aDyQxtg0V2w&ab_channel=A24
https://www.youtube.com/watch?v=c2G18nIVpNE&ab_channel=A24
https://www.youtube.com/watch?v=YNgQjL7PGxM&ab_channel=KinoCheck.com

 

 2024-04-28 

Vũ khí bí mật của Biden trong tháng 11: sử dụng các cơ quan liên bang để 'bỏ phiếu' cho ông ta

(Tarren Bragdon , NY Post, 28/4/2024)

Joe Biden có một con át chủ bài trong tay áo.

Không còn nghi ngờ gì nữa, tổng thống là người đương nhiệm yếu nhất trong lịch sử hiện đại. Ông ấy đang sử dụng sức mạnh của chính phủ liên bang để ghi tên và huy động những cử tri có thể ủng hộ việc tái tranh cử của ông ấy.

Đó là một nỗ lực chưa từng có, được người nộp thuế vô tình tài trợ và thậm chí có thể vượt qua các yếu tố có thể hủy hoại triển vọng bầu cử của Biden, từ độ tuổi quá cao cho đến những chính sách tai hại của ông.

Biden bắt đầu xây dựng chiến dịch trong toàn thể chính phủ này gần như ngay lập tức sau khi nhậm chức.

Vào tháng 3 năm 2021, ông đã ban hành một mệnh lệnh hành pháp có tựa đề “Thúc đẩy quyền tiếp cận bầu cử”, chỉ đạo mọi cơ quan liên bang “mở rộng cơ hội ghi danh bầu cử cho công dân” và “tham gia” vào “quá trình bầu cử”.

Tuy nhiên, những hành động như vậy vốn mang tính chính trị và từ lâu đã được hiểu là không phù hợp nếu không muốn nói là bất hợp pháp.

Một tổng thống theo đảng phái có thể sử dụng các nguồn lực của người nộp thuế một cách không công bằng để gây ảnh hưởng đến cử tri và nâng quy mô bầu cử theo hướng có lợi cho mình bằng cách chỉ thúc đẩy những người có khả năng ủng hộ ông ta bỏ phiếu.

Đó chính xác là những gì đang xảy ra.

Trong cuộc họp hồi tháng 2 với các nhóm cánh tả, Phó Tổng thống Kamala Harris đã công bố một loạt hành động từ các cơ quan liên bang.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh đang gửi thông tin ghi danh cử tri tới mọi người đăng ký trên Healthcare.gov.

Đó là hơn 21 triệu người có nhiều khuynh hướng bỏ phiếu cho Biden hơn sau khi ông mở rộng trợ cấp cho người đóng thuế.

Cơ quan An sinh Xã hội đang dán các biển cổ động cử tri ghi danh tại hành lang của hơn 1.200 văn phòng trên toàn quốc, nhắm vào người cao tuổi sau khi Biden liên tục cảnh báo rằng mạng lưới an toàn đang bị đe dọa.

Bộ Nội vụ cũng đang làm việc tương tự tại các trung tâm du khách và lối vào các công viên quốc gia và nơi trú ẩn động vật hoang dã, cũng như các vùng đất công liên bang khác.

Như Harris đã lưu ý, “những trang web này đã nhận được hơn 500 triệu lượt truy cập vào năm ngoái” - một nguồn phiếu bầu tiềm năng phong phú cho Biden-Harris.

Phó tổng thống tuyên bố riêng rằng, theo chương trình vừa học vừa làm của liên bang, sinh viên đại học giờ đây có thể được trả tiền để ghi danh làm cử tri.

Điều đó tuân theo hướng dẫn tháng 2 của Bộ Giáo dục rằng chương trình thậm chí có thể tài trợ cho “các hoạt động vận động bầu cử”.

Bộ cũng đã đưa ra một “bộ công cụ” để giúp các trường cao đẳng và đại học thu hút sinh viên bỏ phiếu, nhiều người trong số họ chắc chắn đánh giá cao việc tổng thống hủy bỏ khoản vay dành cho sinh viên.

Ở cấp trung học, Bộ Giáo dục đã phát triển các “chiến lược” để nhắc nhở hàng triệu học sinh - nhiều học sinh mới đủ điều kiện bỏ phiếu - về “các cơ hội và trách nhiệm công dân” của họ.

Ở cả cấp trung học và đại học, những hoạt động này chủ yếu hướng tới đám đông theo chủ nghĩa tự do.

Danh sách còn dài.

Bộ Nông nghiệp đang thúc đẩy các tiểu bang đưa thông tin ghi danh cử tri, bao gồm “hướng dẫn bỏ phiếu nhanh” vào các chương trình dinh dưỡng trẻ em - một số trong đó đã được chính quyền Biden mở rộng.

Bộ Phát triển Nhà ở và Đô thị đã hứa sẽ làm việc với hơn 3.000 cơ quan quản lý nhà ở công cộng để ghi danh cử tri, có khả năng tiếp cận tới 1,2 triệu đơn vị nhà ở.

HUD cũng đang nỗ lực mở rộng việc bỏ phiếu cho những người vô gia cư.

Dịch vụ Y tế Ấn Độ đang làm điều tương tự với bệnh nhân của mình.

Ngược lại, bạn sẽ không nhìn thấy tờ rơi “hãy nhớ bỏ phiếu” từ chính phủ tại các buổi trình diễn súng, các cuộc họp chọn trường hoặc ủng hộ sự sống.

Những gì được biết đến rộng rãi là điều đáng lo ngại, tuy nhiên người nộp thuế nên lo lắng rằng vẫn còn nhiều điều bị che giấu.

Vào năm 2022, Bộ Tư pháp phần lớn đã phớt lờ yêu cầu về Đạo luật Tự do Thông tin từ tổ chức của chúng tôi để cung cấp thông tin về các hoạt động liên quan đến bầu cử theo lệnh hành pháp của Biden.

Về cơ bản, quan tòa đã từ chối tuân theo lệnh của tòa án liên bang về việc cung cấp các tài liệu thích hợp.

Trong khi nhiều cơ quan liên bang đã công bố những thông tin tổng quan ngắn gọn về hành động của họ, thì toàn bộ chiến dịch của Biden chỉ được chính quyền của ông biết - chứ không phải những người nộp thuế tài trợ cho chiến dịch đó.

Bản chất đảng phái của những nỗ lực này rất rõ ràng khi bạn xem ai ủng hộ chúng.

Kế hoạch tổng thể của chính quyền có nhiều điểm tương đồng với đề xuất năm 2020 của nhóm cánh tả Demos, và thông qua các yêu cầu của FOIA, tổ chức của chúng tôi đã phát hiện ra một cuộc họp kín năm 2021, nơi các nhóm hoạt động hướng dẫn các cơ quan liên bang thực hiện lệnh hành pháp.

Năm ngoái, 53 nhóm tự do đã viết một “báo cáo tiến độ” ca ngợi các bộ như Bộ Cựu chiến binh và Tài chính đã nhắm mục tiêu vào các cựu chiến binh và người có thu nhập thấp, đồng thời kêu gọi các cơ quan như Cục Nhà tù và Cơ quan Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ làm nhiều hơn với các tù nhân và những công dân mới nhập tịch.

Các nhóm như Demos và American Civil Liberties Union thậm chí còn giúp các cơ quan liên bang thực hiện kế hoạch của họ, làm tăng khả năng các cử tri có khả năng ủng hộ Biden đang bị nhắm tới.

Hành động của Biden là một sự lạm dụng quyền lực kiểu mẫu.

Ông ta đang bí mật ép buộc người nộp thuế tài trợ cho cuộc tái tranh cử của mình, sử dụng các cơ quan liên bang để ghi danh và loại bỏ các nhóm cử tri bị nhắm đến.

Các nhà lập pháp và tổng chưởng lý của đảng Cộng hòa nên khởi kiện để ngăn chặn kế hoạch này, như một số người đã làm, trong khi Quốc hội nên hủy bỏ kế hoạch này.

Biden đang thiết lập một tiền lệ nguy hiểm và phản dân chủ, và không gì có thể ngăn cản các tổng thống tương lai làm theo.

Điều đó bao gồm cả Donald Trump, nhưng một lần nữa, ông ấy có thể không có cơ hội.

Suy cho cùng, Biden đang chơi quân bài này để ngăn cản đối thủ giành chiến thắng vào tháng 11.



https://nypost.com/2024/04/28/opinion/bidens-secret-weapon-for-november-using-federal-agencies-to-get-out-the-vote-for-hi/

Tarren Bragdon là chủ tịch và giám đốc các vấn đề liên bang Stewart Whitson của Quỹ Trách nhiệm Chính phủ .

NVV dịch


 

 2024-04-28 

20,000 giờ video an ninh vừa mới phát hành cho thấy những tình tiết mới trong vụ việc ngày 06/01

‘Mỗi đợt thước phim an ninh được phát hành từ ngày 06/01 cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh hơn về ngày hôm đó và giúp người dân Mỹ hiểu rõ hơn về sự kiện này.’

Hơn 20,000 giờ thước phim an ninh về Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ngày 06/01 được một ủy ban Hạ viện do Đảng Cộng Hòa kiểm soát công bố kể từ tháng 11/2023 đã bắt đầu hé lộ các chi tiết mà Ủy ban Đặc biệt Ngày 06/01 hiện đã giải tán vẫn giấu kín từ lâu.

<span data-mce-type="bookmark" style="display: inline-block; width: 0px; overflow: hidden; line-height: 0;" class="mce_SELRES_start"></span>

Bắt đầu từ tháng Mười Một năm ngoái (2023), Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana) đã ra lệnh tải cảnh quay an ninh lên các máy chủ có thể truy cập công khai. Cuối cùng, nhân viên của Tiểu ban Giám sát thuộc Ủy ban Hành chính Hạ viện đã thành lập một kênh trên nền tảng video Rumble để lưu trữ những cảnh quay này.

“Những thước phim được phát hành ngày hôm nay đánh dấu nửa chặng đường của khoảng 40,000 giờ cảnh quay an ninh mà chúng tôi dự định công bố,” Dân biểu Barry Loudermilk (Cộng Hòa-Georgia), Chủ tịch Tiểu ban Giám sát, cho biết hôm 15/04.

“Nhân viên của tôi đã và đang làm việc không mệt mỏi để công bố tất cả những thước phim này và bảo đảm người dân Mỹ nhận được sự thật đầy đủ, không sửa đổi về các sự kiện xung quanh ngày 06/01/2021.”

Trong một tuyên bố, ông Loudermilk cho biết: “Chúng tôi không chỉ đang công bố tất cả các cảnh quay, mà chúng tôi còn tiếp tục công bố tất cả các phát hiện, các thước phim, và tài liệu cho đến khi mọi thứ được sẵn sàng để công chúng có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về các sự kiện xung quanh ngày hôm đó.”

Ông Johnson nói thêm: “Mỗi đoạn phim được phát hành về ngày 06/01 cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh hơn về ngày hôm đó và giúp người dân Mỹ hiểu rõ hơn về sự kiện này.”

“Tôi khen ngợi Chủ tịch Loudermilk và toàn bộ Ủy ban Hành chính Hạ viện vì đã nỗ lực cung cấp cho công chúng toàn bộ sự thật — chứ không phải những trường hợp được chọn lọc kỹ càng để thúc đẩy một nghị trình chính trị.”

Cô Ashli Babbitt

Vụ việc cô Babbitt, 35 tuổi, bị bắn tử vong đã không nhận được sự quan tâm từ Ủy ban Ngày 06/01.

Trong khi bản thân vụ nổ súng chỉ được ghi lại trên video bởi những người xung quanh ở hành lang bên ngoài Sảnh Chủ tịch Hạ viện (Speaker’s Lobby), thì thước phim an ninh cho thấy những nỗ lực của các nhân viên y tế thuộc FBI, các cảnh sát chiến thuật của lực lượng Cảnh sát Quốc hội, và nhân viên cấp cứu nhằm cứu mạng cô Babbitt.

Khi bạo loạn bùng phát ở hành lang Sảnh Chủ tịch Hạ viện ngay sau 2 giờ 40 phút chiều, có vẻ hầu như không ai nhận thấy Trung úy Michael Byrd rời khỏi vị trí ẩn nấp với khẩu súng lục Glock nhắm vào hàng chục người chỉ cách ông vài bước chân.

Cô Babbitt đã dành vài phút ở hành lang để cố gắng giữ cho đám đông không trở nên căng thẳng hơn. Vị cựu cảnh sát quân sự của Lực lượng Không quân này đã nói to với ba nhân viên Cảnh sát Quốc hội để yêu cầu họ hãy “gọi trợ giúp đi” trước khi cô dùng một cú móc trái để gạt kẻ bạo loạn Zachary Alam sang một bên vì đã đập vỡ vài cửa sổ.

Ông Byrd lao về phía trước và bắn một phát duy nhất vào cô Babbitt trong lúc cô cố gắng trèo qua một ô cửa bên hông bị hỏng của lối vào Sảnh Chủ tịch Hạ viện. Vụ nổ súng, vốn chưa bao giờ được thông báo là một vụ việc có liên quan đến cảnh sát trên bộ đàm của Cảnh sát Quốc hội, đã thu hút những người có thể trở thành cứu hộ chạy đến khu vực Cửa Nam của Tòa nhà Quốc hội.

Thước phim đầu tiên cho thấy một phản ứng đối với lời kêu cứu là ở Cửa Nam của Tòa nhà Quốc hội ngay trước 2 giờ 50 phút chiều. Một nhân viên Cảnh sát Quốc hội dẫn đầu một đội SWAT gồm năm nhân viên FBI tiến vào khu vực phía trước Sảnh Cột Trụ (Hall of Columns).

Các nhân viên y tế FBI, Cảnh sát Quốc hội Hoa Kỳ, và các nhân viên cấp cứu của Sở Cứu hỏa và Dịch vụ Y tế Khẩn cấp Thủ đô (EMS) đã trợ giúp y tế cho cô Ashli Babbitt sau khi cô bị bắn bên ngoài Sảnh Chủ tịch Hạ viện vào ngày 06/01/2021. (Video: Cảnh sát Quốc hội Hoa Kỳ, Steve Baker)

Các đặc vụ FBI đi qua khu vực kiểm tra an ninh và rẽ phải xuống hành lang liền kề. Một lúc sau, Camera 0176 cho thấy, một nhân viên y tế của FBI đã giúp Cảnh sát Quốc hội mang theo cô Babbitt và đặt cô nằm xuống sàn gần nơi đặt từ kế. Cô được đưa đi trong tư thế đầu được hạ thấp và chân được nâng cao vì vết thương ở ngực trên của cô bắt đầu chảy máu rất nhiều.

Lúc 2 giờ 55 phút 40 giây chiều, đội Engine 6 thuộc Sở Cứu hỏa và Dịch vụ Y tế Khẩn cấp Thủ đô băng qua Hàng rào phía Nam, một phút sau là Đơn vị Cứu hộ số 10. Trung úy Cứu thương Tim Bennett hối hả đi bộ qua hàng rào ngay phía trước xe cứu thương, cảnh quay camera an ninh cho thấy.

Camera an ninh 0181 cho thấy lúc 2 giờ 58 phút 37 giây chiều, các nhân viên cấp cứu mang theo cáng đã lao qua Tiền sảnh Cửa Nam. Cô Babbitt được chuyển từ sàn nhà lên cáng lúc 2 giờ 59 phút 33 giây chiều, trong khi một nhân viên y tế tiến hành hồi sức cấp cứu cho cô.

Chiếc cáng được di chuyển vòng quanh từ kế và ra khỏi Cửa Nam. Cảnh quay cho thấy lối vào không được giăng hàng rào hoàn toàn như một hiện trường vụ án cho đến 3 giờ 58 phút chiều, để cho các cảnh sát và người biểu tình đi qua vết máu để lại trên sàn sau khi cô Babbitt được đưa ra ngoài.

Cảnh quay an ninh cho thấy, khi cáng được đưa đến gần Đơn vị Cứu hộ số 10 ở khu vực Hàng rào Phía Nam của Capitol Plaza, một nhóm người biểu tình đã vây quanh phía sau xe cứu thương. Một số la hét với các nhân viên cảnh sát vì đã bắn cô Babbitt.

Cô Babbitt được đưa vào xe cứu thương lao qua Hàng rào Phía Nam lúc 3 giờ 02 phút 03 giây chiều. Cô được tuyên bố tử vong lúc 3 giờ 15 phút chiều tại Trung tâm Bệnh viện MedStar Washington.

Người chồng góa vợ của cô và gia đình cô đã đệ đơn kiện chính phủ Hoa Kỳ, yêu cầu bồi thường 30 triệu USD cho cái chết oan uổng của cô.

Cảnh sát tràn vào Quốc hội

Video an ninh cho thấy hậu quả ngay tức thời của vụ xả súng gây tử vong là sự hiện diện đông đảo của cảnh sát trong và xung quanh Tòa nhà Quốc hội. Ông Byrd đã nói qua điện đàm sau khi ông bắn cô Babbitt lúc 2 giờ 44 phút chiều, tuyên bố rằng ông đang bị bắn và đang chuẩn bị bắn trả. Điều đó chưa bao giờ là sự thật.

Vụ kiện của chồng cô Babbitt cáo buộc rằng báo cáo điện đàm sai, vốn chưa bao giờ được đính chính hoặc rút lại, đã tạo ra một tình huống nguy hiểm ở Tòa nhà Quốc hội vì các nhân viên cảnh sát đang phản ứng không biết liệu có những kẻ bạo loạn có vũ trang hay không. Trên thực tế, phát súng của ông Byrd là phát súng duy nhất được bắn ra và không có nhân viên cảnh sát nào phải đối mặt với súng hoặc tiếng súng.

Video an ninh đã cho thấy sự lo lắng, sợ hãi trên khuôn mặt của các nhân viên cảnh sát đang di chuyển ngang qua Tòa nhà Quốc hội với vũ khí trên tay.

Vào lúc 2 giờ 47 phút chiều, một chiếc xe bọc thép BearCat của Cục Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ (ATF) đã tiến vào khu vực Hàng rào Phía Nam ở Capitol Plaza. Ngay trước 2 giờ 49 phút chiều, một đội SWAT gồm sáu nhân viên ATF đã xông vào Cửa Nam và đi lên cầu thang về phía Phòng họp Hạ viện.

Các đội chiến thuật và vũ khí đặc biệt (SWAT) từ ATF và FBI đã cùng hàng chục viên cảnh sát của Sở Cảnh sát Thủ đô lao vào Tòa nhà Quốc hội sau khi cô Ashli Babbitt bị bắn. (Video: Cảnh sát Quốc hội Hoa Kỳ)

Vài phút sau, hàng chục cảnh sát ở Sở Cảnh sát Thủ đô (MPD) đã chạy ngang qua khu vực Hàng rào Phía Nam ở Capitol Plaza để đi về phía Tòa nhà Quốc hội.

Vào lúc 2 giờ 48 phút chiều, bảy nhân viên Cảnh sát Quốc hội với súng trên tay đã di chuyển lên cầu thang của Phòng trưng bày Hạ viện, được ghi lại trên camera số 7218. Vài phút sau, những người biểu tình với tay giơ trên đầu tràn xuống cầu thang.

Trên tầng ba gần Phòng trưng bày Hạ viện, những người biểu tình ngạc nhiên đã gặp các đặc nhiệm đội SWAT đang cầm súng trường M4 giơ cao. Một người đàn ông lên đến đầu cầu thang đã nằm xuống sàn và giơ tay lên khi phát hiện ra đèn pin trên một khẩu súng trường cảnh sát.

Ở khu vực hành lang này, các dân biểu Hạ viện cùng nhân viên đang ẩn náu trong khu vực chỗ ngồi của phòng trưng bày đã được các cảnh sát cầm súng hộ tống xuống cầu thang gần đó. Cuộc sơ tán đó đã được ghi lại trên camera số 360.

Những người biểu tình cố gắng tiếp cận cầu thang gần Phòng trưng bày Hạ viện đã gặp các đặc nhiệm đội SWAT đang cầm súng trường M4, lúc 2 giờ 48 phút chiều. (Video: Cảnh sát thủ đô Hoa Kỳ)

Sử dụng vũ lực

Ngay sau khi cô Babbitt bị bắn ở lối vào Sảnh Chủ tịch Hạ viện, cảnh sát bắt đầu đẩy những người biểu tình ra khỏi Cửa Thượng viện. Theo video từ camera số 267, một số nhân chứng của vụ nổ súng đã ẩu đả với các nhân viên cảnh sát đang cố gắng lùa đám đông ra khỏi hành lang.

Video cho thấy một người biểu tình đã bị cảnh sát đẩy trượt trên sàn nhà và đụng vào máy dò kim loại ở cửa ra vào. Khi cô Babbitt bị bắn, một cuộc ẩu đả dữ dội giữa cảnh sát và những người biểu tình có mặt ở hành lang đã nổ ra. Đoạn video cho thấy cảnh sát đã cưỡng ép họ ra khỏi Cửa Thượng viện ngay trước 3 giờ chiều.

Một trong những video mới, gây choáng váng nhất cho thấy cảnh sát đang ném người biểu tình Daniel Dean Egtvedt ra khỏi Cửa Nam, khiến ông bị đập đầu vào cửa bên ngoài và ngã xuống. Vụ việc xảy ra sau khi ông chửi bới và xô xát với cảnh sát.

Ông Egtvedt, 60 tuổi, ở Oakland, Maryland, đã xuất hiện trên camera gắn trên người và video an ninh, đang mắng mỏ các nhân viên cảnh sát ở nhiều khu vực khác nhau của Tòa nhà Quốc hội.

Rắc rối đã bắt đầu xảy ra ở Sảnh Trụ Cột chỉ sau 3 giờ chiều. Video an ninh cho thấy ông Egtvedt đang đi đến lối ra ở Cửa Nam. Khi ông đổi ý và cố gắng quay lại, cảnh sát đã cản đường ông.

Một cuộc ẩu đả diễn ra sau đó và cảnh sát đã ép ông Egtvedt xuống sàn.

Trong lúc nằm ngửa trên sàn, ông Egtvedt đã la hét, gào thét, và ré lên với cảnh sát. Video cho thấy sau hơn một phút nằm như vậy, ông Egtvedt đã được cảnh sát giúp đỡ.

Họ đẩy ông tới lối ra, khiến đầu ông đập vào cánh cửa bên ngoài. Ông ngã xuống đất và nằm đó một lúc.

Cảnh sát đã đỡ ông lên và ông cố gắng tìm cách quay lại bên trong. Cuối cùng, ông bỏ đi nhưng vẫn tiếp tục la mắng các nhân viên cảnh sát, đoạn video cho thấy.

Trong phiên tòa xét xử do Thẩm phán Tòa Địa hạt Liên bang Christopher Cooper chủ trì hồi tháng 12/2022, ông Egtvedt bị kết tội bảy tội danh. Đến tháng 03/2023, ông bị kết án 42 tháng tù vì hai cáo buộc hành hung, chống cự, hoặc cản trở một số nhân viên cảnh sát, gây rối dân sự, cảnh trở một thủ tục chính thức, cùng một số khinh tội vì xâm nhập và gây rối trật tự.

Các nhân viên Cảnh sát Quốc hội và Sở Cảnh sát Thủ đô đã giải tán một số người biểu tình khỏi Tòa nhà Quốc hội. (Cảnh sát Quốc hội Hoa Kỳ)

Trong một vụ việc khác, cảnh sát bên trong Cửa Xe ngựa Thượng viện đã giải tán hai người biểu tình bất hợp tác ngay sau 3 giờ 05 phút chiều. Video cho thấy một người đàn ông mặc áo khoác màu xanh lam, đội mũ lưỡi trai rằn ri đã xô xát với một nhân viên của Sở Cảnh sát Thủ đô; viên cảnh sát đã nhấc và đẩy người này ra khỏi cửa đôi.

Khoảng nửa phút sau, một số nhân viên cảnh sát đã kéo một người biểu tình là phụ nữ xuống chính hành lang đó. Đoạn phim của Camera 113 cho thấy người phụ nữ này đá cảnh sát vài lần, sau đó họ bế cô lên, kéo cô qua cửa, và đặt cô nằm ngửa.

Trong khi một số người lập luận rằng những người biểu tình tiến vào Tòa nhà Quốc hội đều ôn hòa, thì video an ninh cho thấy không phải như vậy.

Khi các đám đông xâm phạm lối vào Thượng viện gần Phòng S-131 vào khoảng 2 giờ 45 phút chiều, một người đàn ông đội mũ bảo hiểm màu đen đã dùng giá đỡ trên sàn nhà đập vào cửa phòng họp. Khi nỗ lực của ông không thành công, một nhóm năm người đàn ông đã phá cửa bằng một động tác mạnh mẽ.

Vào lúc 3 giờ chiều, video cho thấy cảnh sát xuất hiện để bắn đạn hơi cay vào đám đông, khiến những người biểu tình tràn ra khỏi cửa.

Nhân viên cảnh sát gặp nạn

Các hóa chất dùng để kiểm soát đám đông đã gây ra vô số vấn đề cả bên trong Tòa nhà Quốc hội lẫn khắp các khu vực thoáng gió vào ngày 06/01. Chất hóa học gây kích ứng oleoresincapsicum (OC) và hơi cay gây cháy được phun ra hầu như không có hiệu quả đối với các đám đông ồ ạt đang vây quanh Tòa nhà Quốc hội.

Một số kẻ bạo loạn tràn qua hàng phòng vệ dài của cảnh sát ở phía tây và phía đông của tòa nhà, mang theo chất oleoresincapsicum thường là đậm đặc của họ cùng với một loại chất tương tự nhưng mạnh hơn là thuốc chống gấu (bear repellent).

Các hộp hơi cay bị bắn trật đã khiến hàng trăm người dọc theo West Plaza không đeo mặt nạ phòng độc bị dính hóa chất. Thường thì gió mạnh đã thổi hơi cay tốc độ cao vào mặt các nhân viên cảnh sát.

Video an ninh từ bên trong Tòa nhà Quốc hội ghi lại cảnh khổ sở mà một viên cảnh sát bị khó thở phải đối mặt sau khi tiếp xúc với hóa chất trong không khí. Video từ Camera Cảnh sát Quốc hội 006 cho thấy người cảnh sát này thận trọng bước xuống hành lang tầng hầm lúc 3 giờ chiều.
<span data-mce-type="bookmark" style="display: inline-block; width: 0px; overflow: hidden; line-height: 0;" class="mce_SELRES_start"></span>

Một nhân viên cảnh sát bị dính thuốc xịt ớt oleoresin đang được chăm sóc y tế tại hành lang tầng hầm Tòa nhà Quốc hội, vào ngày 06/01/2021. (Cảnh sát Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ)

Một viên cảnh sát đi ngang qua sau đó đã tìm kiếm sự trợ giúp y tế sau khi thấy đồng nghiệp của mình khó thở.

Trong vài phút tiếp theo, nhiều cảnh sát tập trung lại để giúp đỡ. Các nhân viên y tế của một đội chiến thuật đã điều trị cho viên cảnh sát này bằng máy phun khí dung trước khi anh được đặt trên xe lăn và đưa đến đội cứu hộ đang chờ sẵn lúc 3 giờ 59 phút chiều.

Giúp đỡ người bị thương

Ít nhất bảy người biểu tình đã thiệt mạng hoặc bị thương tại Tòa nhà Quốc hội vào ngày 06/01. Video an ninh ghi lại cảnh giải cứu một người đàn ông bị Cảnh sát Tòa nhà Quốc hội đẩy ra khỏi gờ cầu thang.

Anh Derrick Vargo, 34 tuổi, ở Greenbrier, Tennessee, đã bị thương nặng khi bị đẩy ra khỏi mặt ngoài của lan can đá dọc theo Bậc thang Tây Bắc. Hồi năm 2022, anh Vargo nói với The Epoch Times rằng, trong khi đang cố gắng mở lá cờ Trump để treo trên cầu thang thì anh bị đẩy ra khỏi gờ cầu thang cao 20 feet (khoảng 6 mét).

Video an ninh cho thấy một nhân viên cảnh sát đã xô anh Vargo ngã khỏi gờ cầu thang ngay sau 2 giờ 02 phút chiều. Trong một vụ kiện liên bang được đệ trình hồi tháng 01/2024, anh Vargo đã xác định người nhân viên Cảnh sát Quốc hội đó là ông Bryant Williams. Vào tháng 03/2023, ký giả độc lập Stephen Horn đã tiết lộ rằng ông Williams được cho là người có liên can đến vụ kiện.

Vụ kiện cho rằng ông Williams, “hành động dưới vỏ bọc của pháp luật, đã cố tình sát hại anh Derrick Vargo.”
<span data-mce-type="bookmark" style="display: inline-block; width: 0px; overflow: hidden; line-height: 0;" class="mce_SELRES_start"></span><span data-mce-type="bookmark" style="display: inline-block; width: 0px; overflow: hidden; line-height: 0;" class="mce_SELRES_start"></span>

Người biểu tình Derrick Vargo bị thương nặng sau khi bị xô khỏi gờ cầu thang ở Bậc thang Tây Bắc lúc 2 giờ 02 phút chiều. (Cảnh sát Quốc hội Hoa Kỳ)

Theo hồ sơ tòa án, ông Williams vẫn chưa phúc đáp vụ kiện này kể từ ngày 24/04.

Sau khi bị ngã xuống đất, anh Vargo đã bất tỉnh. Những người chứng kiến và cảnh sát đã đỡ anh lên một đoạn giá để xe đạp để khiêng anh đến đội cứu hộ gần đó.

Cẩm An và Thanh Nhã biên dịch

 

Sunday, April 28, 2024

 2024-04-27 

Thẩm phán Thomas nêu lên câu hỏi quan trọng về tính hợp pháp trong vụ truy tố Trump của công tố viên đặc biệt
Jack Smith là một công dân bình thường khi AG Garland bổ nhiệm ông làm công tố đặc biệt để điều tra Trump vào năm 2022


(Giáo sư Jonathan Turley, Fox News, 27/4/2024)

Thẩm phán Tòa án Tối cao Clarence Thomas hôm thứ Năm đã đưa ra một câu hỏi đi vào trọng tâm của các tội mà công tố đặc biệt Jack Smith đưa ra chống lại cựu Tổng thống Donald Trump .

Tòa án tối cao đang xem xét lập luận của Trump rằng ông không bị truy tố vì những hành động mà ông đã thực hiện khi còn là tổng thống, nhưng một vấn đề khác là liệu Smith và Văn phòng công tố đặc biệt có thẩm quyền đưa ra các cáo buộc hay không.

"Trong vụ kiện này, bạn có phản đối việc bổ nhiệm công tố đặc biệt không?" Thomas đã hỏi luật sư John Sauer của Trump vào thứ Năm trong phiên họp kéo dài gần ba giờ tại Tòa án Tối cao.

Sauer trả lời rằng các luật sư của Trump đã không nêu lên mối lo ngại đó một cách "trực tiếp" trong vụ kiện hiện tại của Tòa án Tối cao - trong đó các thẩm phán đang xem xét lập luận của Trump rằng quyền miễn trừ của tổng thống ngăn cản việc truy tố các cáo buộc mà cựu tổng thống đã tìm cách lật ngược cuộc bầu cử năm 2020 một cách bất hợp pháp.

Sauer nói với Thomas rằng, "chúng tôi hoàn toàn đồng ý với phân tích do Bộ trưởng Tư pháp Meese [III] và Bộ trưởng Tư pháp Mukasey cung cấp."

“Nó chỉ ra một vấn đề rất quan trọng ở đây bởi vì một trong những lập luận của [công tố đặc biệt] tất nhiên là chúng ta nên có giả định về tính thường xuyên này. Điều đó dẫn đến thực tế là ở đây chúng ta có sự truy tố đặc biệt được thực thi bởi một người nào đó chưa bao giờ được tổng thống đề cử hoặc được Thượng viện xác nhận vào bất kỳ lúc nào. Sauer nói.

Trong bản tóm tắt amicus dài 42 trang được trình lên tòa án tối cao vào tháng 3, Meese và Mukasey đã đặt câu hỏi liệu “Jack Smith có thẩm quyền hợp pháp để thực hiện ‘truy tố hình sự’” đối với Trump hay không. Mukasey và Meese - đều là cựu tổng chưởng lý Hoa Kỳ - cho biết bản thân Smith và Văn phòng công tố đặc biệt không có thẩm quyền truy tố, một phần vì ông chưa bao giờ được Thượng viện xác nhận vào bất kỳ vị trí nào.

Meese và Mukasey lập luận rằng các công tố liên bang "chỉ có thể được thực hiện bởi những người được bổ nhiệm đúng cách vào chức vụ liên bang một cách hợp thức". "Nhưng cả Smith lẫn địa vị công tố viên đặc biệt của anh ta đều không đáp ứng được những tiêu chí đó. Anh ta nắm giữ quyền lực to lớn mà không ai có thể chịu trách nhiệm, theo đúng quy trình. Và đó là một vấn đề nghiêm trọng đối với nền pháp quyền - bất kể người ta có thể nghĩ gì về cựu Tổng thống Trump hoặc hành vi vào ngày 6/1/2021 mà Smith truy tố trong vụ án liên quan."

Theo Meese, mấu chốt của vấn đề là Smith chưa bao giờ được Thượng viện xác nhận là công tố viên liên bang và không có đạo luật nào khác cho phép bộ trưởng tư pháp Liên Bang chỉ định bất kỳ ai làm công tố đặc biệt. Smith đảm nhiệm chức vụ công tố viên "tạm quyền" cho một quận liên bang ở Tennessee vào năm 2017, nhưng ông chưa bao giờ được đề cử vào vị trí này. Ông đã từ chức khỏi khu vực tư nhân sau khi Tổng thống Trump khi đó đề cử một công tố viên khác làm công tố viên liên bang cho quận trung tâm của Tennessee.

Meese và Mukasey lập luận rằng vì công tố viên đặc biệt có thẩm quyền rộng rãi trong việc triệu tập đại bồi thẩm đoàn và đưa ra các quyết định truy tố, độc lập với Tòa Bạch Ốc hoặc bộ trưởng tư pháp, nên ông ta có quyền lực hơn nhiều so với bất kỳ quan chức chính phủ nào chưa được Thượng viện phê chuẩn.

Sauer và các luật sư khác của Trump phản đối tính hợp pháp của việc bổ nhiệm Smith trong các cáo buộc chống lại Trump trong vụ kiện tài liệu mật, cũng do Smith đưa ra trước tòa án liên bang Florida.

Trong hồ sơ tòa án vào tháng 3 ở Florida, các công tố viên của Trump tuyên bố rằng Smith hoàn toàn độc lập với Tòa Bạch Ốc và Garland - chống lại các lập luận của Trump rằng các cáo buộc có động cơ chính trị. Nhưng đồng thời, các công tố viên của của Smith khẳng định Smith là cấp dưới của Garland, và do đó không cần phải được Thượng viện xác nhận theo điều khoản bổ nhiệm của Hiến pháp Hoa Kỳ.

“Có sự căng thẳng đáng kể giữa sự bảo đảm của Văn phòng với tòa án rằng Smith độc lập và không truy tố Trump theo chỉ đạo của chính quyền Biden và sự bảo đảm của văn phòng ở đây rằng Smith không độc lập và thay vào đó được giám sát kỹ lưỡng và chịu trách nhiệm trước Tổng thống Biden và Bộ trưởng Tư pháp Garland, và rằng tòa án này không nên lo ngại về việc sử dụng quyền lực to lớn như vậy nhằm thay đổi quỹ đạo của cuộc bầu cử tổng thống đang diễn ra”, các công tố viên của Trump viết trong hồ sơ.

Văn phòng công tố đặc biệt, phản hồi tuyên bố của Trump trong vụ kiện ở Florida, lập luận rằng bộ trưởng tư pháp “có thẩm quyền theo luật định để bổ nhiệm một Công tố viên đặc biệt” và Tòa án Tối cao thậm chí còn giữ nguyên thẩm quyền đó “trong những hoàn cảnh tương tự gần 50 năm trước” - trong một vụ án năm 1974 thách thức công tố viên điều tra cố Tổng thống Richard Nixon.

Meese và Mukasey đã viết trong bản tóm tắt của họ rằng vụ Nixon không liên quan vì nó "dính líu đến mối quan hệ giữa Tổng thống và Bộ TP với tư cách là một định chế (tuy 2 mà 1), chứ không phải giữa Tổng thống và bất kỳ chủ thể cụ thể nào do Bộ TP cố tình bổ nhiệm."

Hai ông cũng cho biết các cuộc điều tra của công tố đặc biệt là cần thiết và thường hợp pháp, nhưng tuyên bố rằng "Bộ trưởng Tư pháp không thể bổ nhiệm một người chưa bao giờ được Thượng viện chuẩn thuận làm công tố viên liên bang dự khuyết với chức danh 'Công tố viên đặc biệt'. Do đó, việc bổ nhiệm Smith là bất hợp pháp, cũng như tất cả các hành động bắt nguồn từ đó, bao gồm cả việc ông truy tố cựu Tổng thống Trump.”

Smith là một công dân bình thường khi Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland bổ nhiệm ông làm cố vấn đặc biệt để điều tra Trump vào năm 2022.

Các công tố viên đặc biệt khác gần đây - bao gồm cuộc điều tra Trump-Nga của John Durham; David Weiss của cuộc điều tra Hunter Biden; và Robert Hur, người điều tra việc Biden xử lý sai tài liệu mật - đều đã được Thượng viện phê chuẩn vào nhiều vị trí khác nhau trước khi được bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt.

Tòa án Florida vẫn chưa ra phán quyết về đề nghị của Trump bác bỏ vụ kiện tài liệu mật vì Smith đã được bổ nhiệm không đúng cách.

Tòa án Tối cao dự kiến ​​​​sẽ ra phán quyết về các lập luận về quyền miễn trừ của Trump trước khi nhiệm kỳ của nó kết thúc vào tháng 6.


https://www.foxnews.com/politics/justice-thomas-raised-crucial-question-about-legitimacy-special-counsels-prosecution-trump


NVV dịch

Ghi chú: Công tố viên liên bang là một ngạch trật cao cấp trong Bộ Tư Pháp, phải được Thượng Viện phê chuẩn và tổng thống bổ nhiệm, có nhiệm kỳ 4 năm

Bài liên quan: Sự bổ nhiệm Jack Smith làm công tố viên đặc biệt là vi hiến






 

 2024-04-26 

Trong vụ quyền miễn trừ của Trump, John Roberts có một mớ hỗn độn trước mặt

(Steve Vladeck, CNN, 26/4/2024)

Trong suốt cuộc tranh luận bằng miệng kéo dài hơn hai tiếng rưỡi trong vụ Trump kiện Hoa Kỳ hôm thứ Năm, hầu hết chín thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã cung cấp ít nhất một số manh mối về cách họ có thể ra phán quyết về việc liệu việc truy tố hình sự về ngày 6 tháng 1 chống cựu Tổng thống Donald Trump có thể được tiến hành hay không. (Trump đã phủ nhận mọi hành vi sai trái liên quan đến vụ việc này.)

Về cốt lõi, câu hỏi tương đối đơn giản: Trump có thể bị truy tố hình sự vì vai trò của ông trong các sự kiện dẫn đến vụ vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 không? Các tòa án cấp dưới đã đồng ý một cách vang dội - mà không đi vào câu hỏi khó hơn là liệu có trường hợp nào mà luật hình sự không thể áp dụng cho các hành động của tổng thống hay không. Tòa án Tối cao cũng có thể né tránh câu hỏi đó, bằng cách không tiếp nhận đơn kháng cáo của Trump ngay từ đầu, hoặc bằng cách giữ quan điểm rằng, liệu có trường hợp nào mà tổng thống được miễn truy tố hình sự hay không, vụ truy tố ngày 6 tháng 1 chống lại Trump có thể tiếp tục hay không.

Bốn trong số các thẩm phán – Clarence Thomas, Samuel Alito, Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh – bày tỏ sự ủng hộ đối với các lập luận khác nhau mà mỗi lập luận sẽ gây ra trở ngại nghiêm trọng (nếu không muốn nói là gây tử vong) cho vụ án hình sự được theo dõi chặt chẽ. Bốn trong số các thẩm phán - Sonia Sotomayor, Elena Kagan, Amy Coney Barrett và Ketanji Brown Jackson - dường như ủng hộ phán quyết cho phép hầu hết, nếu không phải tất cả, các cáo buộc trong vụ án ngày 6 tháng 1 được tiếp tục. Nếu điều đó đúng, số phận của vụ án ngày 6 tháng 1 có thể nằm trong tay thẩm phán, người đã lên tiếng đầu tiên và cuối cùng vào thứ Năm, nhưng là người ít tiết lộ quan điểm nhất của mình: Chánh án John Roberts. Và ông ấy có một mớ bòng bong trước mặt.

Rõ ràng ngay từ đầu trong cuộc tranh luận hôm thứ Năm rằng có rất ít sự ủng hộ của tất cả các thẩm phán đối với một phán quyết hẹp chỉ có lợi cho trường hợp này. Như Gorsuch đã nói ở một thời điểm, tòa án cần phải nêu rõ “một quy tắc dành cho mọi thời đại”. Đừng bận tâm rằng trước đây chúng ta chưa từng có bản cáo trạng hình sự nào đối với một cựu tổng thống; mối quan tâm dường như là về sự cần thiết phải đưa ra một quy tắc hướng tới tương lai để các tổng thống tương lai biết khi nào họ nên lo lắng về việc truy tố hình sự trong tương lai và khi nào thì không. Có lẽ một khi tòa án đưa ra quy định đó, họ sẽ gửi vụ án của Trump trở lại tòa án quận - nơi Thẩm phán Tanya Chutkan dự kiến ​​​​sẽ áp dụng quy định đó trước khi tiến hành xét xử.

Tất cả những điều này nghe có vẻ hợp lý xét về mặt trừu tượng. Nhưng có hai điều phức tạp, cả hai đều đẩy chánh án vào một góc khá chật.

Đầu tiên, đâu là ranh giới chính xác giữa các hành vi được miễn truy tố và những hành vi không bị truy tố? Một trong số ít câu hỏi trong cuộc tranh luận hôm thứ Năm có sự góp mặt của chánh án bao gồm nỗ lực của ông nhằm nhấn mạnh vấn đề này - và làm thế nào các hành động tương tự có thể rơi vào bên này hay bên kia ranh giới tùy thuộc vào động cơ của tổng thống hoặc các hành vi khác của một vụ án cụ thể.

Thứ hai, ngay cả khi năm thẩm phán trở lên cuối cùng đồng ý đường ranh giới thì họ sẽ mất bao lâu để vạch ra nó? Nếu tòa án không đưa ra phán quyết cho đến cuối tháng 6 hoặc thậm chí đầu tháng 7, điều đó có thể có tác dụng tạo miễn dịch cho Trump ngay cả khi đa số cho rằng ông có thể bị xét xử. Đó là bởi vì có thể không có đủ thời gian để phiên tòa được tổ chức trước cuộc bầu cử và không thể nào phiên tòa diễn ra trong một thế giới mà Trump chiến thắng.

Dù có thể nói gì khác về Roberts, ông ta không tỏ ra rõ ràng về những tình trạng chính trị và pháp lý này. Và ông ấy cũng như bất kỳ ai khác biết rằng nhiều quyết định nổi tiếng nhất của Tòa án Tối cao trong lịch sử đều do các chánh án đưa ra. Chính Chánh án Earl Warren là người đã viết thư cho một tòa án đồng thuận trong các vụ kiện dân quyền lớn nhất - không chỉ vụ Brown kiện Hội đồng Giáo dục , mà còn vụ Cooper kiện Aaron, Loving kiện Virginia và nhiều vụ khác. Chính Chánh án Warren Burger là người đã viết thư cho một Tòa án đồng thuận trong các vụ kiện về băng ghi âm Watergate - trong đó tòa án cho rằng Tổng thống Richard Nixon, người đã bổ nhiệm Burger, phải giao nộp các băng ghi âm Watergate bất chấp đặc quyền hành pháp, một phán quyết trực tiếp dẫn đến việc Nixon từ chức.

Và chính Chánh án William Rehnquist là người đã viết cho tòa án trong một phán quyết mang tính kỹ thuật nhưng cần thiết năm 2000, tái khẳng định rằng chỉ có tòa án, chứ không phải Quốc hội, mới có thể bác bỏ phán quyết của Miranda kiện Arizona - mặc dù bản thân Rehnquist phản đối phán quyết đó, quy định rằng nghi phạm phải được thông báo về quyền giữ im lặng và có luật sư có mặt để lời thú tội của nghi phạm đó được sử dụng trước tòa.

Tất nhiên, điều đó cũng có thể diễn ra không tốt - như trong vụ Dred Scott kiện Sandford, phán quyết khét tiếng năm 1857 trong đó Chánh án Roger B. Taney đã khẳng định một cách hiệu quả rằng những người bị bắt làm nô lệ không và không bao giờ có thể trở thành công dân, góp phần tạo tiền đề cho Nội chiến. Nhưng dù tốt hay xấu, trong tất cả các trường hợp này, chánh án chỉ không phát biểu thay mặt tòa án. Ông ấy đang nói thay cho đất nước.

Đối với Roberts, câu hỏi đặt ra là liệu có cách nào thực sự làm được điều đó trong trường hợp này hay không - liệu có cách nào giúp phiên tòa xét xử Trump có thể được tiến hành trước cuộc bầu cử hay không (mà không để tòa án bị cáo buộc đã tước đoạt quyền của cựu tổng thống một cách hiệu quả) theo quan điểm đặt ra một tiêu chuẩn rõ ràng, hướng tới tương lai để hướng dẫn vụ án này và các vụ án tương lai. Chúng ta có thể không biết câu trả lời cho câu hỏi đó trong hai tháng nữa. Nhưng một điều có vẻ rõ ràng nhất trong cuộc tranh luận hôm thứ Năm là câu trả lời - và di sản rộng lớn hơn của tòa án Roberts - cuối cùng sẽ tùy thuộc vào ông ta.


Ghi chú của biên tập viên: Steve Vladeck  là nhà phân tích pháp lý của CNN và là giáo sư tại Trường Luật Đại học Texas. Ông là tác giả của bản tin Tòa án tối cao “ One First ”. Các ý kiến ​​​​được trình bày trong bài bình luận này là của riêng ông.


https://www.cnn.com/2024/04/26/opinions/trump-immunity-supreme-court-roberts-vladeck


NVV dịch





 

 2024-04-27 

Dân biểu Keith Self cảnh báo Cộng hòa lập hiến Hoa Kỳ không thể tồn tại sau 'Nhiệm kỳ thứ tư của Obama'

(Breibart News, 27/4/2024)

Theo Dân biểu Đảng Cộng hòa Keith Self, người đã cảnh báo rằng nước Mỹ không thể tồn tại qua “nhiệm kỳ thứ tư của Obama”, ảnh hưởng toàn cầu của Hoa Kỳ đang suy giảm dưới thời Tổng thống Joe Biden, người mà nhiệm kỳ tổng thống của ông là sự tiếp nối các chính sách của cựu Tổng thống Barack Obama.

Ông cũng chỉ trích mối liên minh đang suy yếu của Biden với Nhà nước Do Thái và sự gia tăng các cuộc biểu tình chống Israel trong các khuôn viên trường đại học, mà ông cho là do hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa được thúc đẩy bởi giới học thuật “thức tỉnh”, đồng thời khuyên trẻ em nên chuẩn bị sẵn các giá trị bảo thủ trước khi vào các cơ sở giáo dục đại học.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Breitbart News bên lề Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) Hungary 2024 vào thứ Sáu, dân biểu Keith Self (R-TX) đã than thở về “sự suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên toàn thế giới” dưới thời Biden .

“Nó bắt đầu bằng việc rút quân thảm hại khỏi Afghanistan. Ngay sau đó, mọi người bắt đầu thách đố chúng tôi và Putin bắt đầu đưa quân vào Ukraine trong vòng hai tháng sau khi rút quân,” ông nói. “Và thành thật mà nói, đó là tốc độ cực nhanh khi một quốc gia đưa ra quyết định bắt đầu đưa quân tham chiến.”

Sau đó, ông khẳng định rằng nhiệm kỳ của Biden phản ánh nhiệm kỳ của Obama đồng thời cảnh báo về những rủi ro mà các chính sách như vậy gây ra cho đất nước.

“Đây là chính quyền Obama thứ ba; hãy thừa nhận điều đó đi,” ông nói. “Mọi chính sách của Obama đều đang được chính quyền Biden làm đẩy mạnh thêm, khuyến khích và thực thi.”

“Vì vậy, tôi không tin rằng nền cộng hòa lập hiến của chúng ta có thể tồn tại qua nhiệm kỳ thứ tư của Obama,” ông nói thêm.

Ông cũng mô tả tình trạng hiện tại của liên minh lâu đời giữa Mỹ và Nhà nước Do Thái là đang ở “điểm khá thấp”, cho rằng điều đó là do Biden “làm mọi thứ có thể để khiến Israel không thành công trong sứ mệnh phá hủy cơ sở hạ tầng của Hamas. ”

Ông nói với Breitbart News: “Chúng ta phải nhớ rằng sứ mệnh của Israel ở Gaza là phá hủy cơ sở hạ tầng của Hamas”.

Chỉ vào các tiểu đoàn còn lại của Hamas ở miền nam Gaza, Self, người giữ chức vụ thành viên Ủy ban Đối ngoại, nhấn mạnh rằng Israel có ý định “dọn dẹp và hoàn thành công việc”.

Tuy nhiên, ông lưu ý, Biden đang “gây mọi trở ngại có thể để thực hiện điều đó”.

Ông nói: “Cuối cùng, tôi nghĩ Israel có thể sẽ làm những gì có thể để đạt được mục tiêu của mình bất chấp chính quyền Biden”.

Sau đó, Self đề cập đến các cuộc biểu tình chống Israel đang diễn ra trong các trường đại học trên khắp nước Mỹ, mô tả chúng là kết quả của sự tuyên truyền xã hội chủ nghĩa.

WASHINGTON, DC - APRIL 25: Activists and students participate in an encampment protest at the University Yard at George Washington University on April 25, 2024 in Washington, DC. Student Activists at George Washington University have joined a range of campuses across the United States who have started encampments to call on their universities to divest financial ties from Israel. (Photo by Alex Wong/Getty Images)

Các nhà hoạt động và sinh viên tham gia cuộc biểu tình cắm trại tại Sân trường Đại học George Washington vào ngày 25 tháng 4 năm 2024, tại Washington, DC. Các nhà hoạt động sinh viên tại Đại học George Washington đã tham gia cùng một loạt các cơ sở trên khắp Hoa Kỳ, những người đã bắt đầu cắm trại để kêu gọi các trường đại học của họ thoái vốn các mối quan hệ tài chính với Israel (Ảnh của Alex Wong/Getty Images).


Ông nói: “Những [cuộc biểu tình] này là hậu quả của việc ươm mầm chủ nghĩa xã hội mà các trường đại học của chúng ta đã ôm ấp trong nhiều thập kỷ nay”. “Về cơ bản, họ theo chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa trong niềm tin, trong việc giảng dạy và trong chính sách của họ, và chúng ta đang thấy kết quả của điều đó trong các cuộc biểu tình chống Do Thái, ủng hộ Palestine.”

Theo Self, vấn đề này “không có gì đáng ngạc nhiên đối với chúng tôi vì chúng tôi biết rằng các trường đại học của chúng tôi đã thức tỉnh trong nhiều thập kỷ”.

Do đó, ông đề nghị chuẩn bị cho trẻ em những giá trị bảo thủ trước khi chúng vào đại học.

Ông kết luận: “Nếu bạn định gửi con mình vào một trường đại học, bạn cần bảo đảm rằng chúng có nền tảng vững chắc về các nguyên tắc bảo thủ và tự do”.


https://www.breitbart.com/politics/2024/04/27/rep-keith-self-warns-us-constitutional-republic-cant-survive-fourth-obama-term/


NVV dịch
 

Saturday, April 27, 2024

 2024-04-26 

Jonathan Turley: Vụ án Bragg v. Trump đang 'sụp đổ' sau lời khai của nhân chứng

(DaiyCaller, 26/4/2024)

Giáo sư luật Jonathan Turley của Đại học George Washington hôm thứ Sáu 26/4 cho biết vụ truy tố cựu Tổng thống Donald Trump đang thất bại vì nhân chứng quan trọng đang mang lại lợi ích cho bên bào chữa.

Trump đang bị xét xử đối mặt với 34 trọng tội được cho là làm sai lệch hồ sơ kinh doanh liên quan đến khoản thanh toán 130.000 USD cho ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels trước cuộc bầu cử năm 2016. Nhân chứng đầu tiên của bên công tố, trước đây là nhà xuất bản National Enquirer, David Pecker, đã rất hữu ích cho Trump khi bên công tố đã mắc những sai lầm mà bên bào chữa đã lợi dụng trong quá trình kiểm tra chéo, Turley khẳng định trên Fox News' “Outnumbered”.

“Đó là sự đổ vỡ trong phòng xử án. Họ có một nhân chứng chống lại trước mặt họ,” Turley nói. “Bên công tố chưa bao giờ tiết lộ trực tiếp với bồi thẩm đoàn rằng Pecker thực sự đã giết chết những câu chuyện dành cho những người nổi tiếng khác, rằng ông ta đã có những câu chuyện mà ông ta ngăn chặn hai thập kỷ trước cuộc bầu cử của Trump. Và bây giờ nó chỉ trở nên tồi tệ hơn. Hôm qua thực sự xấu về mặt kiểm tra chéo đối với bên công tố. Hôm nay còn tệ hơn nhiều. Ý tôi là, ở đây Pecker đang nói rằng Trump không muốn mua câu chuyện. Hôm qua khi hỏi Pecker ấy về việc trả tiền cho Cohen, ông ấy nói rằng Trump không biết gì về điều đó.”

Pecker đã  làm chứng về cựu luật sư của Trump, Michael Cohen, và cựu tổng thống bị cáo buộc mua lại câu chuyện của cựu người mẫu playboy Karen McDougal về một vụ ngoại tình từ cơ quan này (Playboy), một trong ba trường hợp mà công tố cho là một “âm mưu” bất hợp pháp nhằm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm 2016.

Ông nói thêm: “Tôi nghĩ bên biện hộ đang làm rất tốt, nhưng tôi phải nói rằng vụ án đang sụp đổ do chính sức nặng của nó”. “Bạn chỉ cần lùi lại và để nó rơi xuống. Chỉ cần hỏi những câu hỏi đơn giản mà bồi thẩm đoàn muốn biết cũng đã để lại thiệt hại nghiêm trọng cho bên công tố. Đây không phải là những câu hỏi ẩn ý kỳ lạ, đây là những câu hỏi mà bạn có thể mong đợi bên công tố sẽ hỏi khi họ hoàn thành chuỗi câu hỏi của họ. Giống như Donald Trump là người duy nhất bạn làm giúp việc này, bạn bắt đầu làm việc này từ khi nào?

Mặc dù lời khai của Pecker không gây tổn hại cho Trump, cựu công tố viên liên bang Andy McCarthy hôm thứ Sáu cho rằng sự thân thiện của Thẩm phán Juan Merchan đối với Biện lý quận Manhattan Alvin Bragg có thể dẫn đến sự thiên vị ​​của bồi thẩm đoàn đối với cựu tổng thống.

“Việc theo dõi phiên tòa qua các phương tiện truyền thông là một chuyện, nếu bạn đang xem trên kênh của chúng tôi, bạn sẽ nghe thấy tôi nói. Bạn nghe Kerry Kupec, bạn nghe Jonathan Turley nói về những điểm yếu của vụ án,” McCarthy nói. “Bồi thẩm đoàn không nhận được bộ lọc đó. Bồi thẩm đoàn đang nghe các sự kiện theo lối diễn giải của công tố và thấy hành vi của một thẩm phán rất thân thiện với công tố. Vì vậy, nếu bạn đang xem phần này với bình luận pháp lý, bạn sẽ biết rằng họ không thực sự chứng minh được một âm mưu trong đó và thực sự không có nguồn tài chính cho chiến dịch tranh cử liên bang trong đó. Nhưng tôi không biết bồi thẩm đoàn có biết điều đó không.”


https://dailycaller.com/2024/04/26/stand-back-and-let-it-fall-jonathan-turley-says-braggs-case-against-trump-is-collapsing-after-witness-testimony/


NVV dịch

 

 2024-04-26 

Cấp cao Tòa Bạch Ốc muốn sa thải thư ký báo chí KJP

(DailyCaller, 26/4/2024)

Các trợ lý hàng đầu và nhân viên truyền thông tại Tòa Bạch Ốc đã cố gắng tống cổ thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre bằng cách tuyển dụng người ngoài phe, New York Post đưa tin hôm thứ Sáu.

Nhân viên truyền thông Tòa Bạch Ốc Anita Dunn được cho là đã yêu cầu các đồng nghiệp liên lạc với các đảng viên Đảng Dân chủ nổi tiếng nhằm thuyết phục Jean-Pierre từ chức và “tiếp tục” sự nghiệp của mình, các nguồn tin nói với New York Post. Được biết, cô ấy đã làm như vậy với sự hỗ trợ của Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Jeff Zients.

Một nguồn tin nói với tờ Post: “Có một số người mà cô ấy đã yêu cầu chống lại Karine.

Các nguồn tin cho biết cả Zients và Dunn đều đang cố gắng "tạo cho Karine một lối thoát danh dự" để tránh những quan điểm tiêu cực về việc buộc phải loại bỏ người phụ nữ da đen và đồng tính nữ đầu tiên làm thư ký báo chí, theo Post.

Một nguồn tin nói với tờ Post: “Có một vấn đề lớn về sự đa dạng và họ sợ những gì mọi người sẽ nói”.

Theo tờ Post, các nhân viên Tòa Bạch Ốc tỏ ra nghi ngờ rằng những nỗ lực của Dunn sẽ thành công, vì Jean-Pierre dường như sẵn sàng ở lại “bất kể lụt lội hay địa ngục”. Các nhân viên tin rằng Jean-Pierre phụ thuộc quá nhiều vào các ghi chú từ bìa hồ sơ (binder) và thiếu hiểu biết về các vấn đề hiện tại mặc dù tin rằng cô ấy đang làm “một công việc tuyệt vời”, một nguồn tin nói với Post.

Một nguồn tin cho biết: “Karine không hiểu vấn đề và cô ấy đọc tập hồ sơ từng chữ một. “Cô ấy không nắm bắt được vấn đề và không dành thời gian để tìm hiểu.”

Một nguồn tin cho biết thêm: “Tôi nghĩ mọi người đều cam chịu thực tế là cô ấy sẽ không tự mình đi đâu cả”. “Cô ấy nghĩ mình đang làm rất tốt công việc và nghĩ rằng tổng thống muốn cô ấy ở lại.”

Một nguồn tin riêng cho biết Jean-Pierre không hoàn thành “mức độ công việc” cần thiết để chuẩn bị cho các cuộc họp giao ban, Post đưa tin.

Phó thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Andrew Bates phủ nhận việc Dunn hoặc Zients đang thúc đẩy cách chức thư ký báo chí.

“Những tuyên bố này không chỉ cực kỳ sai lầm mà thực tế còn hoàn toàn trái ngược. Karine chưa bao giờ được ai tiếp cận đưa ra tin nhắn như vậy. Cô dành bốn giờ để chuẩn bị mỗi ngày. Và cả Jeff và Anita đều không làm điều đó; cả hai đều đã hết lòng ủng hộ cô ấy. Mọi thư ký báo chí đều sử dụng bìa rời (binder). Tại sao cô ấy lại bị lọc ra?”

Zients ca ngợi Jean-Pierre là “một nhà giao tiếp vô cùng tài năng” và cho biết Tòa Bạch Ốc “thật may mắn khi có được cô ấy” trong nhóm, trong một tuyên bố với tờ Post.

“Tổng thống và mọi người trong Tòa Bạch Ốc đánh giá cao Karine - cô ấy là một người giao tiếp cực kỳ tài năng và là cố vấn đáng tin cậy, người luôn giữ cái đầu lạnh trong mọi cuộc khủng hoảng và luôn ủng hộ bạn. Chúng tôi thật may mắn khi có cô ấy trong nhóm nòng cốt thúc đẩy chương trình nghị sự lịch sử của Tổng thống mỗi ngày.”

Jean-Pierre đã từ chối lời đề nghị trở thành chủ tịch của EMILY's List, một nhóm quyên tiền cho các nữ ứng cử viên Đảng Dân chủ ủng hộ việc phá thai, tờ Post đưa tin. Thư ký báo chí nói với NBC News rằng cô ấy “đã cam kết với tổng thống” và “sẽ không đi đâu cả” ngay sau khi từ chối lời đề nghị.

Theo tờ Post, gần chục đảng viên Đảng Dân chủ và những người hợp tác chặt chẽ với Tòa Bạch Ốc cho biết họ không biết về kế hoạch nhằm lật đổ Jean-Pierre. Những nguồn tin này đồng ý rằng Dunn không tỏ ra ghét hay có bất kỳ cảm xúc khó chịu nào đối với thư ký báo chí.

Một nguồn tin ủng hộ thư ký báo chí cho biết Dunn ủng hộ Jean-Pierre thay thế người tiền nhiệm Jen Psaki, người đã từ chức vào tháng 5 năm 2022, theo Post.

Tờ Post đưa tin Kirby đã đảm nhận vai trò chủ trì trong hầu hết các cuộc họp giao ban kể từ vụ tấn công khủng bố ngày 7 tháng 10 ở Israel, được cho là đã dẫn đến “căng thẳng nghiêm trọng”. Một nguồn tin cho biết Jean-Pierre “khá hung hăng” và cư xử lạnh lùng với Kirby khi anh nói chuyện với cô.

Tờ New York Times đưa tin vào tháng Hai rằng Biden đã nói với Jean-Pierre rằng cô ấy sẽ có Kirby cùng làm việc trước khi cô ấy chính thức bắt đầu việc của mình. Người phát ngôn của Tòa Bạch Ốc phủ nhận việc tương tác của ông từng diễn ra.


https://dailycaller.com/2024/04/26/white-house-karine-jean-pierre-the-boot/


NVV dịch




 

 2025-01-21  Kết thúc của chấn động và kinh ngạc: Bộ Tư pháp đã đưa ra lập luận như thế nào về lệnh ân xá J6 (Jonathan Turley, 21/1/2025) Và...