Tuesday, March 19, 2024

 2024-03-05 

Luật mới về lời nói căm thù đe dọa quyền tự do trên khắp phương Tây

Những người chống lại cơ chế kiểm duyệt ở Canada, Anh, hoặc Ireland, ước gì họ có Tu chính án thứ nhất để dựa vào.


(Rupa Subramanya, The Free Press, 5/3/2024)

Một trong những điều đầu tiên bạn học - hoặc nên học - trong Công dân 101 (sách giáo khoa cấp thấp) là không có tự do nào cả nếu không có tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận là quyền tự do thiết yếu mà từ đó các quyền khác của chúng ta phát huy. Đó là một quyền mà chúng ta đã coi là đương nhiên ở phương Tây.

Nhưng một làn sóng luật pháp về lời nói căm thù mới đã thay đổi điều đó. Ở các quốc gia nói tiếng Anh có truyền thống tự do ngôn luận lâu đời - các quốc gia như Canada, Anh và Ireland - quyền tự do cơ bản nhất này đang bị tấn công.

Thí dụ Canada. Các nhóm tự do dân sự ở phía bắc biên giới đang cảnh báo một dự luật mới do chính phủ Justin Trudeau đưa ra sẽ có “các hình phạt hà khắc” gây nguy cơ cho quyền tự do ngôn luận. Hà khắc thế nào? Luật sẽ cho phép chính quyền quản thúc tại gia một công dân Canada nếu người đó bị nghi ngờ phạm tội căm thù trong tương lai - ngay cả khi họ chưa làm như vậy. Đạo luật này cũng tăng hình phạt tối đa cho tội ủng hộ tội diệt chủng từ 5 năm đến chung thân.

Những hình phạt này phụ thuộc vào một định nghĩa mơ hồ về sự căm ghét mà Noa Mendelsohn Aviv, giám đốc điều hành và tổng cố vấn của Hiệp hội Tự do Dân sự Canada, đã cảnh báo có thể làm mờ ranh giới giữa “hoạt động chính trị, tranh luận sôi nổi và phát ngôn xúc phạm”.

Luật đề xuất phù hợp với thái độ thù địch rộng rãi hơn của chính phủ Trudeau đối với quyền tự do ngôn luận. Tôi đã từng đưa tin cho The Free Press trước đây về bước ngoặt kiểm duyệt này ở đất nước tôi, từ việc đàn áp những người biểu tình lái xe tải đến quy định đối với phát ngôn trực tuyến. Và, khi điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 11, tôi kêu gọi người Mỹ hãy coi cuộc chiến về quyền tự do ngôn luận của Canada như một câu chuyện cảnh báo. Tuy nhiên, những điều đúng ở Canada ngày càng đúng ở khắp thế giới nói tiếng Anh.

Ở Ireland, chính phủ đang thúc đẩy các hạn chế mới gây tranh cãi về ngôn luận trực tuyến mà nếu được thông qua sẽ là một trong những hạn chế nghiêm ngặt nhất trong thế giới phương Tây.

Dự luật được đề xuất sẽ hình sự hóa hành vi “kích động thù hận” chống lại các cá nhân hoặc nhóm dựa trên “các đặc điểm được bảo vệ” cụ thể như chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo và khuynh hướng tình dục. Định nghĩa về kích động rất rộng, bao gồm việc “khuyến khích một cách liều lĩnh” người khác ghét hoặc gây tổn hại “vì quan điểm” hoặc ý kiến ​​của bạn. Nói cách khác, ý định không thành vấn đề. Bạn thực sự đăng nội dung “liều lĩnh” hay không đăng cũng không quan trọng. Chỉ cần sở hữu nội dung đó - chẳng hạn như trong tin nhắn văn bản hoặc trong meme (bất cứ thứ gì) được lưu trữ trên iPhone của bạn - bạn có thể bị phạt lên tới 5.000 € (5.422 USD) hoặc tối đa 12 tháng tù hoặc cả hai.

Giống như luật đề xuất của Canada, luật pháp Ireland dựa trên một định nghĩa mơ hồ về sự căm ghét . Nhưng Bộ trưởng Tư pháp Ireland Helen McEntee coi sự thiếu rõ ràng này là một điểm mạnh. Bà giải thích : “Theo lời khuyên mạnh mẽ của Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp, chúng tôi đã không tìm cách giới hạn định nghĩa về khái niệm 'thù hận' được hiểu rộng rãi ngoài ý nghĩa thông thường và hàng ngày của nó. “Tôi được khuyên rằng việc xác định sâu hơn vào thời điểm này có thể có nguy cơ dẫn đến việc không thế truy tố và nạn nhân mất công lý.”

Ở Anh, luật về tác hại trực tuyến hiện hành có nghĩa là việc tweet “phụ nữ chuyển giới là đàn ông” có thể dẫn đến cảnh sát gõ cửa. Giờ đây, Đảng Bảo thủ cầm quyền đang chịu áp lực phải áp dụng một định nghĩa rộng rãi về chứng sợ Hồi giáo là một “kiểu phân biệt chủng tộc nhắm vào các biểu hiện của tính Hồi giáo hoặc nhận thức về tính Hồi giáo”.

Các đảng khác đã áp dụng định nghĩa này, và những người ủng hộ quyền tự do ngôn luận ở Anh lo ngại rằng việc chính phủ do Đảng Lao động điều hành hệ thống hóa định nghĩa này thành luật chỉ là vấn đề thời gian. Họ lập luận rằng làm như vậy có nghĩa là phải đưa ra luật báng bổ trên thực tế ở Anh.

Những hạn chế ngày càng tăng đối với quyền tự do ngôn luận trên khắp các xứ nói tiếng Anh (Anglosphere) đang khiến Hoa Kỳ, với sự bảo vệ mạnh mẽ về quyền ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất, trở thành một ngoại lệ -  mặc dù không phải vì chính quyền Biden thiếu cố gắng.

Vào tháng 4 năm 2022, Bộ An ninh Nội địa đã công bố thành lập “Ban quản lý thông tin sai lệch” (Disinformation Governance Board) để “phối hợp chống lại thông tin sai lệch liên quan đến an ninh nội địa”. Đã có sự phản đối ngay lập tức từ những người ủng hộ quyền tự do ngôn luận, những người đã chỉ ra một thực tế rõ ràng rằng cơ quan mới này nhất thiết sẽ vi phạm các quyền được bảo vệ trong Tu chính án thứ nhất. Chính quyền đã từ bỏ ý tưởng này vài tháng sau đó.

Sau đó, vào tháng 9 năm 2023, một tòa án liên bang đã ra phán quyết rằng chính quyền Biden đã vi phạm Tu chính án thứ nhất khi họ “ép buộc hoặc khuyến khích đáng kể các nền tảng mạng xã hội kiểm duyệt nội dung” trong thời kỳ đại dịch.

Jay Bhattacharya là một trong những nhà khoa học đứng về phía thắng kiện trong vụ đó. Viết trên tờ The Free Press sau phán quyết, ông nhớ lại việc bị tra tấn về Tu chính án thứ nhất trong bài kiểm tra quốc tịch khi anh mười chín tuổi. Ông viết: “Tôn giáo công dân của Hoa Kỳ có quyền tự do ngôn luận như là cốt lõi của phục vụ của nó”. “Tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng sẽ có lúc chính phủ Mỹ nghĩ đến việc vi phạm quyền này hoặc tôi sẽ trở thành mục tiêu của họ”.

Rắc rối không chỉ nằm ở chính quyền Biden.

Hãy nghe Barbara McQuade, nhà phân tích pháp lý của MSNBC và giáo sư tại Trường Luật Đại học Michigan. Cuốn sách mới của bà, Attack from Within, trình bày chi tiết “thông tin sai lệch đang phá hoại nước Mỹ như thế nào”. “Cam kết sâu sắc của Mỹ đối với quyền tự do ngôn luận trong Tu chính án thứ nhất của chúng ta. . . khiến chúng tôi dễ bị tuyên bố [rằng] bất cứ điều gì chúng tôi muốn làm liên quan đến lời nói đều là kiểm duyệt,” McQuade nói trong một cuộc phỏng vấn với Rachel Maddow vào tuần trước.

Một số lượng đáng lo ngại người Mỹ dường như đồng tình với lập luận của McQuade. Một cuộc khảo sát của Pew năm 2023 cho thấy chỉ 42% cử tri đồng ý rằng “quyền tự do thông tin cần được bảo vệ, ngay cả khi điều đó có nghĩa là thông tin sai lệch có thể được công bố”.

McQuade đã lạc hậu. Bản tu chính án số 1 là một tính năng (feature), không phải là một lỗi (bug); một sức mạnh chứ không phải một điểm yếu; và là nền tảng của sự tự do và hưng thịnh của nước Mỹ.

Trên khắp thế giới nói tiếng Anh, chúng ta đã từng coi quyền tự do dân sự của mình là điều hiển nhiên. Tự do ngôn luận được hiểu là một điều may mắn của nền dân chủ chứ không phải là thứ cần phải đấu tranh hàng ngày để có được. Chúng tôi nghĩ rằng những luật lệ không rõ ràng và mơ hồ chỉ được những người nắm quyền sử dụng để trừng phạt các đối thủ chính trị hoặc ý thức hệ của họ ở những chế độ chuyên chế phi tự do như Nga hay Trung Quốc. Nhưng chúng tôi đã sai. Và những người hiện đang đấu tranh kiểm duyệt ở Canada, Anh hoặc Ireland, ước gì họ có tu chính án số 1 của riêng mình để dựa vào.


https://www.thefp.com/p/hate-speech-laws-free-speect-first-amendment

NVV dịch


 

 2025-01-21  Kết thúc của chấn động và kinh ngạc: Bộ Tư pháp đã đưa ra lập luận như thế nào về lệnh ân xá J6 (Jonathan Turley, 21/1/2025) Và...