2024-03-26
Các kênh truyền thông Cơ đốc thúc đẩy thông điệp ông Trump “được Chúa chọn”
(Reuters, 26/03/2024)
“Đó thực sự là một cuộc chiến giữa thiện và ác”, nhà truyền giáo Phúc âm Hank Kunneman của tiểu bang Nebraska, Mỹ nói về hàng loạt cáo buộc hình sự mà ông Donald Trump phải đối mặt. Ông bày tỏ: “Có một điều mà kẻ thù lo sợ về cựu Tổng thống Trump: Sự xức dầu của Chúa”.
(Reuters, 26/03/2024)
“Đó thực sự là một cuộc chiến giữa thiện và ác”, nhà truyền giáo Phúc âm Hank Kunneman của tiểu bang Nebraska, Mỹ nói về hàng loạt cáo buộc hình sự mà ông Donald Trump phải đối mặt. Ông bày tỏ: “Có một điều mà kẻ thù lo sợ về cựu Tổng thống Trump: Sự xức dầu của Chúa”.
Reuters
đưa tin, ông Hank Kunneman đại diện cho tiếng nói trong giới truyền
thông Cơ đốc giáo và đã phát biểu trên chương trình tin tức truyền hình
cáp “FlashPoint” vào mùa hè năm ngoái. Họ truyền tải thông điệp Kinh
thánh, tin rằng chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 là cuộc chiến vì
linh hồn của nước Mỹ, và ông Trump, người đang bị đàn áp, là được Chúa
bảo vệ.
Tác giả và là nhân vật truyền thông Lance Varno nói trên “The Jim Barker Show” vào tháng Mười năm ngoái rằng: “Họ chỉ muốn khiến ông ấy phá sản. Họ muốn lấy đi tất cả những gì ông ấy có. Họ muốn tống ông ấy vào tù”. Chương trình hàng ngày này có độ dài một giờ và tập trung vào những tin tức và tiết lộ cuối ngày.
“Bàn tay của Chúa ở trên ông ấy và ông ấy không thể bị ngăn cản.”
Mặc dù những người đưa ra quan điểm này không nhất thiết là đại diện cho tiếng nói chính thống trên các phương tiện truyền thông Cơ đốc giáo, nhưng họ đã thu hút được lượng lớn người theo dõi trên mạng. Thông điệp của họ vang vọng khắp các chương trình phát sóng, truyền hình cáp và các nền tảng phát trực tuyến, tiếp cận hàng triệu người Mỹ mỗi ngày.
Ông Trump nhận được sự ủng hộ vững chắc từ các cử tri theo đạo Tin lành trong cuộc bầu cử năm 2016 và 2020. Do ông phải đối mặt với hàng chục cáo buộc hình sự trong nỗ lực tái tranh cử, một số cơ quan truyền thông Cơ đốc giáo đã củng cố sự ủng hộ dành cho ông bằng cách miêu tả ông như một công cụ cho ý muốn của Chúa khi đối mặt với sự đàn áp của kẻ thù.
Cách nói cho rằng ông Trump được Chúa giúp đỡ trái ngược hoàn toàn với quan điểm của những người chỉ trích ông.
Cựu tổng thống phải đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý. Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos vào tháng Bảy năm ngoái, loạt hành động pháp lý nhìn chung đã nâng cao thay vì làm xói mòn sự ủng hộ đối với ông Trump trong Đảng Cộng hòa.
Nền tảng cho sự thăng tiến nhanh chóng của ông đang được đặt ra bởi khoảng 80 triệu người Mỹ tự gọi mình là những người theo đạo Tái sinh hoặc đạo Tin lành (khoảng 1/4 dân số), tỷ lệ bỏ phiếu của họ vào tháng 11 năm nay có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đua sít sao với đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden.
Reuters đã phỏng vấn 10 chuyên gia về tiếp cận chính trị dựa trên đức tin, khoa học chính trị, truyền thông và tôn giáo, để phác thảo các đường nét của không gian truyền thông Kitô giáo. Họ cho biết các phương tiện truyền thông Cơ đốc giáo đã ủng hộ rộng rãi ông Trump và các chính sách của ông, mặc dù họ đưa ra những quan điểm khác nhau về bất kỳ sứ mệnh tôn giáo nào mà ông ấy có thể thực hiện, đồng thời nhấn mạnh sự thay đổi trong thông điệp bên lề trước cuộc bầu cử lần này.
Nhiều người Cơ đốc bảo thủ từ lâu đã dựa vào các phương tiện truyền thông Cơ đốc giáo để ủng hộ các hoạt động chính trị liên quan đến đức tin của họ, chẳng hạn như chống chủ nghĩa cộng sản và chống phá thai.
Nhưng ông Brian Calfano, giáo sư khoa học chính trị và báo chí tại Đại học Cincinnati, cho biết điều mới trong chu kỳ bầu cử này là sự ủng hộ không hề che giấu dành cho ông Trump, người được mô tả là nhà lãnh đạo “được Chúa chọn”.
“Trước ông Trump, có một số sự sùng bái anh hùng đối với một số chính trị gia được tin tưởng, nhưng những lý do triết học hoặc ý thức hệ lớn hơn lại được chú ý nhiều hơn.”
Theo Hiệp hội Truyền hình Tôn giáo Quốc gia (NRB), các phương tiện truyền thông Cơ đốc bao gồm hàng ngàn podcast tôn giáo, chương trình phát thanh, truyền hình cáp và nền tảng phát trực tuyến với tổng lượng khán giả hàng tháng lên tới hơn 140 triệu người Mỹ.
Theo dữ liệu của Comscore, FlashPoint tiếp cận lượng khán giả truyền hình cáp trung bình hàng tháng khoảng 11.000 hộ gia đình, trong khi kênh Victory Channel của nó có hơn 1 triệu người hâm mộ trên YouTube và Facebook. Từ năm 2021 đến năm 2023, ông Trump đã tham gia 6 cuộc phỏng vấn trên chương trình FlashPoint.
Nhiều nhà truyền giáo làm kênh truyền thông riêng của họ và có lượng khán giả trực tuyến lớn. Ví dụ ông Wallnau có podcast riêng với hơn 1,3 triệu người theo dõi trên mạng xã hội. Một kênh khác là Kunneman có gần 250.000 người theo dõi.
Nhiều cử tri Thiên chúa giáo ghi nhận ông Trump với một loạt chiến thắng về chính sách, bao gồm việc bổ nhiệm 3 thẩm phán bảo thủ vào Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vào năm 2022, đảo ngược quyền phá thai theo hiến pháp và chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Israel đến Jerusalem.
Ông Tony Perkins, chủ tịch của Family Research, cho biết: “Có rất nhiều cử tri Cơ đốc giáo bảo thủ theo đạo Tin lành đưa ra thách thức đối với ông ấy ở một số phương diện nào đó, nhưng khi họ nhìn vào các chính sách của ông ấy và những gì ông ấy đã làm, so với các ứng cử viên khác, thì những điều này không có gì để nghi ngờ”.
Chương trình “Watch Washington with Tony Perkins” của ông được phát sóng hàng tuần trên khoảng 100 đài truyền hình Thiên chúa giáo, nhiều kênh phát trực tuyến khác nhau và 800 đài phát thanh, thu hút trung bình khoảng 5.000 hộ gia đình truyền hình cáp mỗi tháng, theo dữ liệu của Comscore.
Mặc dù Perkins là người có tiếng nói chính thống hơn trên các phương tiện truyền thông Cơ đốc giáo, nhưng ông vẫn tránh bất kỳ thông điệp nào về Đấng cứu thế. Tuy nhiên, trong chương trình hồi tháng 12, cựu nghị sĩ bang Louisiana này cho biết việc loại ông Trump khỏi cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa là một phần của “cuộc chiến giữa thiện và ác”.
Ông nói thêm rằng phần lớn nội dung của ông Trump trên các phương tiện truyền thông Thiên chúa giáo đều nhìn cựu tổng thống qua lăng kính Kinh thánh, chẳng hạn như so sánh ông với Cyrus Đại đế, nhà cai trị ngoại giao ở thế kỷ thứ XI trước Công nguyên, người đã đưa người Do Thái ra khỏi Babylon giải phóng khỏi bị giam cầm và ủng hộ tự do tôn giáo.
Trên Trinity Broadcasting Network, một phương tiện truyền thông Cơ đốc giáo tiếp cận hơn 100 triệu hộ gia đình Mỹ, cựu thống đốc bang Arkansas, người dẫn chương trình truyền hình và là mục sư – ông Baptist Mike Huckabee nói rằng nên căn cứ vào hành động của ông Trump để bình luận và đánh giá.
Do sự phát triển nhanh chóng của truyền thông Cơ đốc giáo thông qua truyền hình, đài phát thanh, podcast và mạng xã hội trong những năm gần đây, giống như các kênh truyền thông khác, rất khó để đếm chính xác có bao nhiêu cơ quan truyền thông Cơ đốc giáo ủng hộ ông Trump một cách rõ ràng.
Chủ tịch NRB Troy Miller cho biết truyền thông Cơ đốc đang ngày càng tập trung vào chính trị hơn, mặc dù chương trình chính trị vẫn chiếm chưa đến 3% tổng nội dung.
Ông nói thêm rằng điều này sẽ lấp đầy khoảng trống giữa những người theo đạo Tin lành bảo thủ, những người cảm thấy rằng việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông chính thống không phản ánh giá trị quan của họ, cũng không đưa tin một cách công bằng về những ứng viên mà họ cho là hiểu họ cũng như các vấn đề họ quan tâm.
“Vì vậy, ông Trump sẽ đóng vai trò quan trọng trong đó,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn.
Tác giả và là nhân vật truyền thông Lance Varno nói trên “The Jim Barker Show” vào tháng Mười năm ngoái rằng: “Họ chỉ muốn khiến ông ấy phá sản. Họ muốn lấy đi tất cả những gì ông ấy có. Họ muốn tống ông ấy vào tù”. Chương trình hàng ngày này có độ dài một giờ và tập trung vào những tin tức và tiết lộ cuối ngày.
“Bàn tay của Chúa ở trên ông ấy và ông ấy không thể bị ngăn cản.”
Mặc dù những người đưa ra quan điểm này không nhất thiết là đại diện cho tiếng nói chính thống trên các phương tiện truyền thông Cơ đốc giáo, nhưng họ đã thu hút được lượng lớn người theo dõi trên mạng. Thông điệp của họ vang vọng khắp các chương trình phát sóng, truyền hình cáp và các nền tảng phát trực tuyến, tiếp cận hàng triệu người Mỹ mỗi ngày.
Ông Trump nhận được sự ủng hộ vững chắc từ các cử tri theo đạo Tin lành trong cuộc bầu cử năm 2016 và 2020. Do ông phải đối mặt với hàng chục cáo buộc hình sự trong nỗ lực tái tranh cử, một số cơ quan truyền thông Cơ đốc giáo đã củng cố sự ủng hộ dành cho ông bằng cách miêu tả ông như một công cụ cho ý muốn của Chúa khi đối mặt với sự đàn áp của kẻ thù.
Cách nói cho rằng ông Trump được Chúa giúp đỡ trái ngược hoàn toàn với quan điểm của những người chỉ trích ông.
Cựu tổng thống phải đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý. Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos vào tháng Bảy năm ngoái, loạt hành động pháp lý nhìn chung đã nâng cao thay vì làm xói mòn sự ủng hộ đối với ông Trump trong Đảng Cộng hòa.
Nền tảng cho sự thăng tiến nhanh chóng của ông đang được đặt ra bởi khoảng 80 triệu người Mỹ tự gọi mình là những người theo đạo Tái sinh hoặc đạo Tin lành (khoảng 1/4 dân số), tỷ lệ bỏ phiếu của họ vào tháng 11 năm nay có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đua sít sao với đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden.
Reuters đã phỏng vấn 10 chuyên gia về tiếp cận chính trị dựa trên đức tin, khoa học chính trị, truyền thông và tôn giáo, để phác thảo các đường nét của không gian truyền thông Kitô giáo. Họ cho biết các phương tiện truyền thông Cơ đốc giáo đã ủng hộ rộng rãi ông Trump và các chính sách của ông, mặc dù họ đưa ra những quan điểm khác nhau về bất kỳ sứ mệnh tôn giáo nào mà ông ấy có thể thực hiện, đồng thời nhấn mạnh sự thay đổi trong thông điệp bên lề trước cuộc bầu cử lần này.
Nhiều người Cơ đốc bảo thủ từ lâu đã dựa vào các phương tiện truyền thông Cơ đốc giáo để ủng hộ các hoạt động chính trị liên quan đến đức tin của họ, chẳng hạn như chống chủ nghĩa cộng sản và chống phá thai.
Nhưng ông Brian Calfano, giáo sư khoa học chính trị và báo chí tại Đại học Cincinnati, cho biết điều mới trong chu kỳ bầu cử này là sự ủng hộ không hề che giấu dành cho ông Trump, người được mô tả là nhà lãnh đạo “được Chúa chọn”.
“Trước ông Trump, có một số sự sùng bái anh hùng đối với một số chính trị gia được tin tưởng, nhưng những lý do triết học hoặc ý thức hệ lớn hơn lại được chú ý nhiều hơn.”
Theo Hiệp hội Truyền hình Tôn giáo Quốc gia (NRB), các phương tiện truyền thông Cơ đốc bao gồm hàng ngàn podcast tôn giáo, chương trình phát thanh, truyền hình cáp và nền tảng phát trực tuyến với tổng lượng khán giả hàng tháng lên tới hơn 140 triệu người Mỹ.
Theo dữ liệu của Comscore, FlashPoint tiếp cận lượng khán giả truyền hình cáp trung bình hàng tháng khoảng 11.000 hộ gia đình, trong khi kênh Victory Channel của nó có hơn 1 triệu người hâm mộ trên YouTube và Facebook. Từ năm 2021 đến năm 2023, ông Trump đã tham gia 6 cuộc phỏng vấn trên chương trình FlashPoint.
Nhiều nhà truyền giáo làm kênh truyền thông riêng của họ và có lượng khán giả trực tuyến lớn. Ví dụ ông Wallnau có podcast riêng với hơn 1,3 triệu người theo dõi trên mạng xã hội. Một kênh khác là Kunneman có gần 250.000 người theo dõi.
Nhiều cử tri Thiên chúa giáo ghi nhận ông Trump với một loạt chiến thắng về chính sách, bao gồm việc bổ nhiệm 3 thẩm phán bảo thủ vào Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vào năm 2022, đảo ngược quyền phá thai theo hiến pháp và chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Israel đến Jerusalem.
Ông Tony Perkins, chủ tịch của Family Research, cho biết: “Có rất nhiều cử tri Cơ đốc giáo bảo thủ theo đạo Tin lành đưa ra thách thức đối với ông ấy ở một số phương diện nào đó, nhưng khi họ nhìn vào các chính sách của ông ấy và những gì ông ấy đã làm, so với các ứng cử viên khác, thì những điều này không có gì để nghi ngờ”.
Chương trình “Watch Washington with Tony Perkins” của ông được phát sóng hàng tuần trên khoảng 100 đài truyền hình Thiên chúa giáo, nhiều kênh phát trực tuyến khác nhau và 800 đài phát thanh, thu hút trung bình khoảng 5.000 hộ gia đình truyền hình cáp mỗi tháng, theo dữ liệu của Comscore.
Mặc dù Perkins là người có tiếng nói chính thống hơn trên các phương tiện truyền thông Cơ đốc giáo, nhưng ông vẫn tránh bất kỳ thông điệp nào về Đấng cứu thế. Tuy nhiên, trong chương trình hồi tháng 12, cựu nghị sĩ bang Louisiana này cho biết việc loại ông Trump khỏi cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa là một phần của “cuộc chiến giữa thiện và ác”.
Ông nói thêm rằng phần lớn nội dung của ông Trump trên các phương tiện truyền thông Thiên chúa giáo đều nhìn cựu tổng thống qua lăng kính Kinh thánh, chẳng hạn như so sánh ông với Cyrus Đại đế, nhà cai trị ngoại giao ở thế kỷ thứ XI trước Công nguyên, người đã đưa người Do Thái ra khỏi Babylon giải phóng khỏi bị giam cầm và ủng hộ tự do tôn giáo.
Trên Trinity Broadcasting Network, một phương tiện truyền thông Cơ đốc giáo tiếp cận hơn 100 triệu hộ gia đình Mỹ, cựu thống đốc bang Arkansas, người dẫn chương trình truyền hình và là mục sư – ông Baptist Mike Huckabee nói rằng nên căn cứ vào hành động của ông Trump để bình luận và đánh giá.
Do sự phát triển nhanh chóng của truyền thông Cơ đốc giáo thông qua truyền hình, đài phát thanh, podcast và mạng xã hội trong những năm gần đây, giống như các kênh truyền thông khác, rất khó để đếm chính xác có bao nhiêu cơ quan truyền thông Cơ đốc giáo ủng hộ ông Trump một cách rõ ràng.
Chủ tịch NRB Troy Miller cho biết truyền thông Cơ đốc đang ngày càng tập trung vào chính trị hơn, mặc dù chương trình chính trị vẫn chiếm chưa đến 3% tổng nội dung.
Ông nói thêm rằng điều này sẽ lấp đầy khoảng trống giữa những người theo đạo Tin lành bảo thủ, những người cảm thấy rằng việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông chính thống không phản ánh giá trị quan của họ, cũng không đưa tin một cách công bằng về những ứng viên mà họ cho là hiểu họ cũng như các vấn đề họ quan tâm.
“Vì vậy, ông Trump sẽ đóng vai trò quan trọng trong đó,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn.
Trí Đạt