2025-05-17 

Những vụ sa thải nhân viên của Trump có thể thúc đẩy Tòa án Tối cao ra phán quyết về Quyền lực của Tổng thống
Các vụ này có thể phụ thuộc vào việc Tòa án Tối cao có tin rằng nhân viên thực hiện quyền hành pháp hay không.


(Epoch Times, 17/5/2025)

Quốc hội có thể hạn chế khả năng sa thải nhân viên hành chánh của tổng thống không?

Đó là câu hỏi mà tòa án đang xem xét khi Tổng thống Donald Trump phải đối mặt với sự phản đối về mặt pháp lý khi sa thải người đứng đầu cơ quan và nhân viên thử việc khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Ảnh hưởng rất lớn đối với Trump và các tổng thống tương lai, những người có thể gặp phải rào cản trong việc loại bỏ những cá nhân mà họ coi là đối lập với chương trình nghị sự của mình.

Mặc dù Trump đã tuyên bố ông sẽ không cố gắng cách chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, nhưng trước đó ông đã nói rằng việc sa thải Powell không thể diễn ra "đủ nhanh" sau khi hai người công khai bất đồng quan điểm về chính sách lãi suất.

Liệu Trump có cách chức Powell và những người đứng đầu các cơ quan khác hay không và cách thức như thế nào có thể sa thải hai viên chức đang được Tòa án Tối cao xem xét.

Hai cựu giám đốc cơ quan—cựu Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia (National Labor Relations Board) Gwynne Wilcox và cựu Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hệ thống Công trạng (Merit Systems Protection Board) Cathy Harris—đã cáo buộc Trump vi phạm luật liên bang khi sa thải họ mà không có lý do.

Các vụ kiện riêng biệt của họ đã được hợp nhất thành một vụ án ở giai đoạn kháng cáo vì chúng có những lập luận và tiền lệ pháp lý tương tự nhau.

Trường hợp của họ, giống như những trường hợp khác, liên quan đến các điều luật mà Quốc hội tuyên bố họ chỉ có thể bị sa thải vì những vi phạm như "kém hiệu quả, bỏ bê nhiệm vụ hoặc tham ô trong khi thi hành công vụ".

* Tiền lệ Humphrey's Executor

Tất cả các trường hợp này đều mang đến cho thẩm phán cơ hội xem xét lại tiền lệ trong vụ kiện Humphrey's Executor kiện chính phủ năm 1935, vụ kiện này phản đối quyết định sa thải ủy viên Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission) của Tổng thống Franklin Delano Roosevelt.

William E. Humphrey được Tổng thống Herbert Hoover bổ nhiệm làm người lãnh đạo ủy ban vào năm 1931.

Chức vụ này được cho là sẽ kéo dài trong bảy năm, nhưng Humphrey đã bị Roosevelt sa thải - ông lo ngại họ sẽ bất đồng về chính sách - vào năm 1933.

Humphrey qua đời ngay sau khi bị sa thải, và người thi hành di chúc của ông đã kiện để đòi lại số tiền lương bị mất do việc sa thải bất hợp pháp này.

Khi quyết định liệu việc sa thải Humphrey có vi hiến hay không, Tòa án Tối cao lưu ý rằng FTC được "Quốc hội thành lập để thực hiện các chính sách lập pháp… [và] thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác với tư cách là cơ quan lập pháp hoặc hỗ trợ tư pháp".

“Theo bất kỳ nghĩa chính xác nào, một cơ quan như vậy không thể được coi là cánh tay hay con mắt của cơ quan hành pháp”, các thẩm phán đã viết trong quyết định đồng thuận của mình.

Tòa án Tối cao đã ra phán quyết rằng tổng thống không có “quyền lực vô hạn” để bãi nhiệm, và rằng Roosevelt đã vi phạm Đạo luật Ủy ban Thương mại Liên bang, trong đó nêu rõ rằng tổng thống chỉ có thể bãi nhiệm các ủy viên vì “kém hiệu quả, bỏ bê nhiệm vụ hoặc tham ô trong khi giữ chức”.

“Nhiệm vụ của cơ quan này được thực hiện mà không cần sự cho phép của cơ quan hành pháp và theo quy định của luật, phải không chịu sự kiểm soát của cơ quan hành pháp”, họ viết.

Phán quyết này cũng nêu rõ nếu Quốc hội thành lập một tổ chức hoặc cơ quan, thì Quốc hội, chứ không phải tổng thống, sẽ có thẩm quyền quyết định người lãnh đạo cơ quan đó sẽ phục vụ trong bao lâu và khi nào họ có thể bị sa thải.

* Mặt khác lại có tiền lệ Selia Law

Các tòa án cấp dưới đã ra phán quyết rằng việc Trump sa thải hai người đứng đầu cơ quan đã vi phạm tiền lệ Humphrey, nhưng vấn đề có thể không đơn giản như vậy.

Phán quyết của Tòa án Tối cao năm 2020 trong vụ Seila Law kiện Consumer Financial Protection Bureau nêu rằng, đôi khi, Quốc hội không thể hạn chế quyền sa thải giám đốc cơ quan của tổng thống.

Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng được Quốc hội thành lập vào năm 2008 để bảo vệ người dân Mỹ khỏi các chương trình cho vay và tín dụng bóc lột.

Một trong những điều lệ của cơ quan này nêu rõ giám đốc của cơ quan này được tổng thống bổ nhiệm và chỉ có thể bị sa thải vì "kém hiệu quả, lơ là nhiệm vụ hoặc tham ô trong khi thi hành công vụ", đây cũng là ngôn ngữ được sử dụng trong vụ án Humphrey's Executor.

Điểm khác biệt trong phán quyết của Seila Law là Tòa án Tối cao phán quyết rằng Quốc hội đã vượt quá quyền hạn của mình khi áp dụng các hạn chế trong việc sa thải người đứng đầu cơ quan này.

Tại sao? Do cơ cấu của cơ quan.

Viết cho đa số, Chánh án John Roberts lưu ý rằng, trong vụ Humphrey's Executor, FTC có nhiều ủy viên và thành viên được "cân bằng theo đường lối đảng phái".

Nhưng Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng chỉ có một giám đốc thực hiện "quyền hành pháp cốt lõi không được Humphrey xem xét" và giám đốc đó "sử dụng quyền lực cưỡng chế của nhà nước để tác động lên hàng triệu công dân và doanh nghiệp tư nhân".

Do đó, Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng Quốc hội đã can thiệp vào quyền lực của nhánh hành pháp, khiến cho lệnh hạn chế sa thải trở nên vi hiến.

Cuối cùng, điều này có nghĩa là quyết định cuối cùng trong những trường hợp này có thể phụ thuộc vào việc Tòa án Tối cao có coi Hội đồng Bảo vệ Hệ thống Công trạng và Hội đồng Quan hệ Lao động Quốc gia là cơ quan của nhánh hành pháp và nằm dưới quyền của Trump hay không.

Nếu không, tền lệ Humphrey có thể khiến việc sa thải trở nên bất hợp pháp.

Nếu đúng như vậy, phán quyết của Seila Law có thể áp dụng để cho phép sa thải. Một quyết định như vậy cũng có thể thấy rằng luật hạn chế khả năng làm như vậy của tổng thống là không hợp lệ.

* Sự can thiệp của Tòa án Tối cao

Với số lượng các vụ sa thải - bao gồm cả hai ủy viên tại FTC hiện đang kiện Trump tại Washington - có vẻ như Tòa án Tối cao sẽ can thiệp bằng một phán quyết.

Tòa án đã can thiệp vào hai vụ kiện của Trump liên quan đến việc cách chức người đứng đầu cơ quan.

Tuy nhiên, mỗi quyết định đó đều chỉ mang tính sơ bộ và không đưa ra kết luận pháp lý đáng kể nào về lập luận của cả hai bên.

Vào tháng 2, tòa án đã tạm dừng phán quyết của tòa phúc thẩm trong vụ Trump quyết định phục chức cho cựu Công tố viên đặc biệt Hampton Dellinger.

Gần đây hơn, tòa đã dừng phán quyết của tòa phúc thẩm có lợi cho Harris và Wilcox.

Năm ngoái, tòa án đã từ chối cơ hội xem xét vụ người thừa kể của Humphrey, nhưng điều đó có thể thay đổi vì tòa án đã nhận được các bản tóm tắt (briefs) trong vụ án hợp nhất về việc sa thải Wilcox và Harris.

Vụ án đó hiện đang được Tòa Phúc thẩm Quận DC xem xét.

Luật sư Devin Watkins của Viện Doanh nghiệp Cạnh tranh (Competitive Enterprise Institute) nói với The Epoch Times rằng ông nghĩ Tòa án Tối cao sẽ xem xét lại vụ Humphrey.

Ông cho biết: “Điều mà tòa án nên thừa nhận là phán quyết trong vụ Humphrey là một quan điểm khá hạn hẹp và không áp dụng cho hầu hết các cơ quan liên bang”.

Alex MacDonald, luật sư của công ty luật Littler Mendelsohn, nói với The Epoch Times rằng vụ án liên quan đến Wilcox đã đưa ra "chiếc xe ít khói" để tòa án xem xét vụ Humphrey.

MacDonald cho biết: "Tổng thống không khẳng định rằng có bất kỳ hành vi sai trái hay bỏ bê nhiệm vụ nào, ông cũng không tổ chức phiên điều trần cho thành viên Wilcox, cũng không thông báo cho bà ấy".

“Ông ấy vừa sa thải bà ấy và nói, 'Quyền miễn nhiệm này mà bà có với tư cách là thành viên của NLRB sẽ ảnh hưởng đến thẩm quyền của tôi đối với nhánh hành pháp.'”

* Một Quyết Định Cuối Cùng

Khi đưa ra phán quyết về việc sa thải của Trump, các thẩm phán có thể sẽ xem xét có bao nhiêu trách nhiệm của các viên chức bị sa thải mang tính chất hành pháp.

Phán quyết của Humphrey's Executor mô tả FTC là “một cơ quan chuyên gia độc lập, phi đảng phái, được giao nhiệm vụ không phải về chính trị hay hành pháp, mà chủ yếu là bán tư pháp và bán lập pháp”.

Ngôn ngữ đó rất quan trọng vì trong vụ Seila Law, Roberts cho biết việc giám đốc Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng thực hiện “quyền hành pháp” là một phần giúp tổng thống có thêm lý do để cách chức họ.

Mặc dù chính quyền lập luận rằng tiền lệ đã củng cố khả năng bãi nhiệm của tổng thống theo luật lệ, Tòa Phúc thẩm Hoa Kỳ tại Quận DC đã chỉ ra rằng vụ Humphrey vẫn bảo vệ Harris và Wilcox.

Vào tháng 4, tòa này nhấn mạnh rằng Tòa án Tối cao trước đó đã tuyên bố họ không hủy bỏ phán quyết năm 1935.

Các thẩm phán tòa án quận trong cả hai vụ án của Wilcox và Harris , mặc dù vẫn là những vụ án riêng biệt, cũng lưu ý rằng các cơ quan nguyên đơn là bán tư pháp và có nhiều thành viên, giống như FTC.

Như thường lệ, thật khó để dự đoán Tòa án Tối cao cuối cùng sẽ phán quyết thế nào và các thẩm phán sẽ làm rõ những vấn đề như định nghĩa về quyền hành pháp ra sao.

MacDonald nói với The Epoch Times rằng: "Tòa án sẽ giải quyết từng trường hợp một. Họ sẽ không đưa ra cho chúng ta một định nghĩa chung về quyền hành pháp".


https://www.theepochtimes.com/us/trump-firings-could-prompt-supreme-court-decision-on-presidential-power-5859133


NVV dịch