2024-01-26
CÔNG LÝ THỜI BIDEN
(Vũ Linh, 26/1/2024)
Bài này không phải được viết để bênh vực hay bào chữa gì cho ông Trump, mà chỉ cố trình bày vấn đề cho đầy đủ hơn, nêu lên những câu hỏi cần thiết và chính đáng, để mọi người nhìn thấy mọi chuyện rõ ràng hơn. Cụ TVT khỏi cần đọc, cứ tiếp tục đọc báo Đức, mát mắt và hợp khẩu vị hơn.
'Cuộc
chiến luật pháp' là phiên dịch từ ngôn ngữ báo Mỹ dùng, gọi là
'lawfare', đánh nhau qua luật pháp. Cho tới nay, bỏ qua nhiều vụ kiện
tụng lắt nhắt không đáng kể, ông Trump đang bị truy rượt bởi tư pháp của
phe DC qua 6 vụ án lớn:
- Vụ án 'hãm hiếp' bà E. Jean Carroll trước tòa tiểu bang New York;
- Vụ án 'bịt miệng chuyện ăn bánh trả tiền' của công tố Manhattan;
- Vụ án 'phóng đại tài sản' của bộ Tư Pháp New York;
- Vụ án 'âm mưu lật ngược kết quả bầu cử' tại Georgia của quận Fulton, tiểu bang Georgia;
- Vụ án 'lấy và lưu trữ tài liệu an ninh tối mật từ Tòa Bạch Ốc' của công tố liên bang;
- Vụ án 'âm mưu sách động biểu tình nổi loạn' của công tố liên bang.
Ta nhìn qua từng vụ một xem sao.
1. Vụ án 'hãm hiếp' bà Jean Carroll trước tòa tiểu bang New York
- Tại sao bị hãm trong một nơi công cộng như vậy mà bà Carroll không la hét, đạp cửa, không ai biết gì, rồi sau đó, bà sửa sang diện mạo, bình tĩnh đi ra khỏi phòng thử đồ, rồi đi ra khỏi tiệm như chẳng có chuyện gì xẩy ra, mà không kêu cứu với nhân viên bán hàng, chẳng ai thấy bất cứ chuyện gì khác lạ? Sau đó, cũng không khai báo cảnh sát. Giữ im lặng tuyệt đối để rồi 23 năm sau, bất thình lình la hoảng? Sau khi ông Trump đang làm TT và trước khi bà xuất bản sách mới?
- Câu chuyện xẩy ra trong phòng thử đồ, chỉ có hai người biết. Tại sao bồi thẩm đoàn biết là không có hãm hiếp mà chỉ có "thọc ngón tay..." nghĩa là 'lạm dụng tình dục'? Sao bồi thẩm đoàn -chẳng ai hiện diện trong phòng thử đồ- biết rõ chi tiết ông Trump đã làm gì?
- Bồi thẩm đoàn phán quyết hoàn toàn dựa trên ý kiến chủ quan của bồi thẩm đoàn chứ không phải trên dữ kiện thực tế vì chẳng ai biết dữ kiện đó là gì? Một bồi thẩm đoàn New York gồm công dân một thành phố đã bỏ phiếu cho Biden tới 90%? Bồi thường 83 triệu dựa trên nhận định chủ quan đầy thành kiến của bồi thẩm đoàn, không bằng chứng, không nhân chứng, đó là 'trọng pháp bảo hiến'?
- Số tiền phạt 5 triệu đô, rồi 83 triệu dựa trên căn bản nào? Vì ông Trump có tiền? Như vậy có giống như ăn cướp hợp pháp không?
- Tại sao tòa không xử ngay từ cuối năm 2019, mà đợi tới 4 năm sau, đúng một ngày (22/1/2024) trước bầu cử New Hampshire mới xử? Có cố tình chọn ngày xử hay chỉ là 'trùng hợp'?
- Chưa xử thì ông tòa đã nhắc lại tội của ông Trump cho bồi thẩm đoàn mới biết, với chi tiết thô bạo nhất, rồi bịt miệng Trump, không cho Trump nhắc lại chuyện này sau khi chính ông đã nhắc lại. Có thích hợp với vai trò quan tòa công tâm và đáng trọng không?
- Việc New York sửa luật để bà Carroll có thể truy tố Trump, dĩ nhiên là hợp pháp vì họ có quyền, nhưng có chính danh, có công bằng không? Có khét lẹt mùi phe đảng chính trị thô bạo nhất không?
- Tại sao ông Braggs chấm dứt vụ điều tra vì không thấy tội gì, rồi bị áp lực, mở lại điều tra và trong vòng một tháng, lại khám phá ra ngay 40 tội? Chỉ một chuyện bịt miệng mà lòi ra tới 40 tội?
- Việc dùng tiền yểm trợ tranh cử vào mục đích riêng tư đã được Ủy Ban Giám Sát Bầu Cử Liên Bang điều tra và đã phán ông Trump KHÔNG làm chuyện này. Ủy Ban cho biết số tiền 130.000 đô, ông Trump đã trả bằng tiền riêng của ông ta, không phải lấy từ quỹ vận động tranh cử. Ông Braggs dựa trên dữ kiện nào để kết tội ông Trump 1 tháng sau khi mở lại hồ sơ dù không có điều tra gì?
- Lý luận ông Trump nhận tiền của dân New York, nên phải chịu trách nhiệm trước luật pháp New York, nếu áp dụng, có khiến cuộc bầu TT Mỹ phải chiếu theo luật liên bang, cộng thêm luật của 50 tiểu bang khác nhau không, vì dĩ nhiên, ông Trump -hay bất cứ ứng cử viên TT nào khác, kể cả cụ Biden- nhận tiền yểm trợ của dân cả 50 tiểu bang?
- Không có nạn nhân nào khiếu nại bị Trump lừa gạt, mà sao bộ Tư Pháp quả quyết họ đã bị lừa gạt?
- Chưa có một hãng bảo hiểm nào phải bồi thường một xu nào cho ông Trump, Trump gạt họ ở điểm nào và họ bị thiệt hại gì ngoài việc nhận được bảo phí cao hơn vì trị giá tài sản được bảo hiểm cao hơn?
- IRS chưa hề khiếu nại Trump trốn một xu thuế nào, thế thì Trump trốn thuế nào, bao nhiêu, khi nào? Phóng đại trị giá tài sản để trốn thuế? Đời thuở nào lại có người phóng đại trị giá tài sản hay phóng đại lợi tức để trốn thuế không?
- Mà nếu Trump lừa gạt ai, thì tại sao tiền phạt Trump phải bồi thường thiệt hại không ai nhận được một xu, mà lại phải nộp hết cho tiểu bang New York? New York bị thiệt hại chỗ nào? Ở đâu ra con số 370 triệu đô phải bồi thường khi chẳng ai bị thiệt hại một xu nào?
- Luật RICO (Racketeer Influenced and Corrupt Organizations Act) là luật đặt ra để lùng bắt các tay tổ mafia và sau này các tay buôn ma tuý, bao phủ các tội như buôn lậu, rửa tiền, trốn thuế, độc chiếm thị trường, ám sát địch thủ băng đảng cạnh tranh,...sao lại áp dụng cho trường hợp một tổng thống chính danh được hơn 70 triệu dân Mỹ bầu? Những tội RICO này, có tội nào áp dụng vào trường hợp ông Trump?
- Bà Willis là công tố đúng một quận trong một tiểu bang, sao có quyền truy tố một tổng thống liên bang về một tội không trực tiếp liên quan gì tới quận của bà? Mà truy tố về nhiều tội RICO, là tội liên bang, không phải là tội của quận?
- Quận Fulton chỉ là một quận -county-, và nước Mỹ có 3.143 counties-, sao lại có thể tố ông Trump khuynh đảo kết quả bầu cử của cả tiểu bang, cả nước, khi trong cả tiểu bang, cả nước, chẳng có quận nào khác khiếu nại? Cả bộ trưởng Nội Vụ và thống đốc tiểu bang Georgia cũng không khiếu nại?
- Tại sao với hơn 40 vị TT tiền nhiệm, không bao giờ có chuyện Sở Văn Khố xem lại và khiếu nại thiếu nhiều tài liệu? Làm sao Sở Văn Khố biết thiếu tài liệu? Sở Văn Khố có danh sách đầy đủ tất cả tài liệu của Tòa Bạch Ốc?
- Tại sao khi cụ Biden -và cả phó TT Pence- nhìn nhận có giữ tài liệu, giao nộp lại thì bộ Tư Pháp chấp nhận, không thắc mắc, và không yêu cầu FBI điều tra, không ra lệnh FBI đột kích tư gia, lục soát?
- Khi FBI lục soát Mar-a-Lago, tại sao bắt tắt tất cả máy quay phim an ninh trong nhà, cấm người của Trump không được đi theo xem FBI làm gì? Sao biết tài liệu FBI tịch thu được đúng là tài liệu tịch thu được tại tư dinh của Trump mà không phải là do FBI hay luật sư của bộ Tư Pháp được quyền đi theo FBI, cài vào?
- Tại sao công tố đặc biệt Hur chưa ra báo cáo gì trong suốt cả năm qua? Theo biên lai tính tiền nộp cho bộ Tư Pháp, công tố Smith đã được trả 9.000.000 đô (thù lao trong 7 tháng điều tra, từ 11/2022 tới 6/2023), trong khi công tố Hur chỉ mới được trả 600.000 đô (cho nguyên năm), tương đương với lương bình thường một năm của một luật sư, nghĩa là công tố Hur chẳng làm gì hết trong nguyên một năm, chẳng thuê thư ký, phụ tá, luật sư, chẳng có chi phí, chẳng đi đâu, ngồi nhà coi phim Hàn Quốc cả năm,... mà không ai trong bộ Tư Pháp hay truyền thông loa phường thắc mắc?
Công tố đặc biệt Jack Smith được trao cho hai trách nhiệm điều tra,
về vụ lưu giữ tài liệu mật, và về vai trò của TT Trump trong vụ biểu
tình bao vây quốc hội ngày 6/1/2021 (ngày 6 tháng 1, chứ không phải ngày
1 tháng 6 như một con vẹt già lẩm cẩm đã viết!)
Về trách nhiệm thứ nhì, sau khi điều tra, công tố Smith truy tố ông Trump 4 tội:
- âm mưu lừa gạt nước Mỹ (conspiracy to defraud the US),
- âm mưu cản trở một tiến trình chính thức (conspiracy to obstruct an official proceeding),
- cản trở và mưu toan cản trở một tiến trình chính thức (obstruction of and attempt to obstruct an official proceeding),
- âm mưu cản trở dân quyền -quyền bầu cử của dân (conspiracy against rights).
Truyền thông loa phường và một vài tiểu bang DC phiên dịch đây là những tội có tính 'âm mưu hay thông đồng nổi loạn chống nước Mỹ', và họ dựa trên tội này làm cớ để viện dẫn Tu Chánh Án 14 không cho ông Trump ra tranh cử TT.
Ở đây, ta nên lưu ý một điểm rất quan trọng. Tội 'nổi loạn' của ông
Trump đã bị hạ viện của bà Pelosi viện dẫn để đàn hặc, nhưng khi ra
trước thượng viện thì không đủ túc số để kết án, tức cách chức TT của
ông Trump. Nôm na ra, ông Trump đã bị truy tố về tội 'nổi loạn' nhưng đã
không bị kết tội. Công tố Smith muốn tránh chuyện truy tố một tội tới
hai lần -bị luật Mỹ cấm- nên đã khôn khéo tránh né, không truy tố ông
Trump bất cứ tội gì liên quan đến 'nổi loạn' hay cụ thể hơn, tránh né
việc dùng danh từ 'nổi loạn' -insurrection- trong cáo trạng của ông, mà
chỉ tố ông Trump âm mưu cản trở việc kiểm phiếu bầu cử thôi. Nói cách
khác, chưa có tòa nào hay chưa có công tố nào truy tố hay kết án ông
Trump tội nổi loạn hết, chỉ có hạ viện dưới quyền bà la-sát Nancy Pelosi
làm thôi, nhưng đã bị thượng viện bác bỏ.
Phiên tòa về vụ án này chưa xẩy ra, nên chưa ai rõ công tố Smith đã có những bằng chứng gì về những tội ông tố cáo.
Dù vậy, vụ án cũng vẫn đưa ra nhiều câu hỏi quan trọng:
- Ông Smith có đủ tư cách làm công tố đặc biệt và từ đó có quyền truy tố ông Trump không? (sẽ có phiên xử đặc biệt xét lại chuyện này đầu tháng Hai này)
- Tại sao lại bổ nhiệm một người đã công khai có thái độ chống Trump, công khai yểm trợ tiền vận động tranh cử cho Biden, có bà vợ làm 'nhà hoạt động' tích cực của đảng DC, đã từng làm phim tung hô bà Michelle Obama?
- Một tội 'cản trở một tiến trình chính thức' -obstruction to official proceeding- tức là cản trở cuộc kiểm phiếu của quốc hội, bị truy tố tới 3 lần: 1) conspiracy to obstruction, 2) attempt at obstruction, và 3) obstruction. Có vẻ như cố dặn ra tội không? Kẻ này xin đề nghị thêm vài tội nữa: 4) intent to obstruct, 5) willing to obstruct,... Có được không?
- Tội của ông Trump, hay chính xác hơn, vai trò của ông Trump trong vụ biểu tình đã được cứu xét, hạ viện đã đàn hặc, nhưng không đủ dữ kiện để kết tội như thượng viện đã biểu quyết, tại sao công tố Smith lại truy tố lại, mặc dù gian trá, khỏa lấp dưới tội danh khác để tránh vi phạm luật truy tố một tội tới hai lần?
Tất cả các vụ truy tố trên đều có vài mẫu số chung rất quái lạ, chẳng hạn như:
- Bất kể xẩy ra khi nào, cách đây cả hai chục năm hay một chục năm, hay vài tháng,... cũng đều được mang ra xử đúng trong năm tranh cử TT khi ông Trump là ứng cử viên đối lập hiển nhiên nhất, không sớm hơn cũng không muộn hơn, và ngày xử trùng hợp với những ngày quan trọng nhất trong cuộc vận động tranh cử, chẳng hạn vụ xử bà Carroll (vụ #1 nêu trên) xẩy ra đúng một ngày trước ngày có bầu sơ bộ CH đầu tiên tại New Hampshire (bất ngờ phải hoãn giờ chót vì một thành viên bồi thẩm đoàn bị COVID), trong khi ngày xử vụ án sách động biểu tình (vụ #6 nêu trên) xẩy ra đúng một ngày trước ngày gọi là 'Super Tuesday' khi có cả hai chục tiểu bang cùng bầu sơ bộ. Trùng hợp ngẫu nhiên chăng?
- Tất cả các công tố và quan tòa đều thuộc đảng DC, hay được các quan chức đảng DC bổ nhiệm, đều công khai chống Trump triệt để, không giấu diếm gì hết, ngoại trừ đúng một bà quan toà do TT Trump bổ nhiệm, xử vụ lưu giữ hồ sơ Tòa Bạch Ốc, là vụ tầm thường, ít hậu quả nhất (vụ #5 nêu trên). Lại một tình cờ ngẫu nhiên?
Câu hỏi lớn trong đầu tất cả: những vụ truy tố trên đã ảnh hưởng như thế nào lên hậu thuẫn của ông Trump?
Thống đốc Florida, ông DeSantis, thua Trump quá xa, tuần rồi mới rút
lui ra khỏi cuộc chạy đua TT, cách đây ít tháng, khi thấy hậu thuẫn của
mình ngày càng thua xa hậu thuẫn của ông Trump, đã tuyên bố đại khái "Điều
tôi thấy đáng tiếc nhất là các truy tố chống Trump của các công tố và
quan tòa DC, chẳng những đó là những hành động phản dân chủ, mà đáng nói
hơn nữa, những truy tố đó đã chọc giận/thúc đẩy cử tri CH đoàn kết mạnh
sau lưng ông Trump, và đó chính là một lý do lớn khiến tôi thất bại".
Vô hình chung, Biden và guồng máy công an Nhà Nước DC đã công kênh ông Trump lên ngôi hoàng đế bảo thủ, nạn nhân của công an cấp tiến thiên tả. Nếu Trump đại thắng, vào luôn Tòa Bạch Ốc đầu năm tới, thì người có công lớn nhất, phải nhìn nhận chính là... cụ Biden.
Cho tới khi nào tất cả những câu hỏi trên được trả lời thỏa đáng thì khó mà nói tới chuyện 'trọng pháp bảo hiến' được.
https://diendantraichieu.blogspot.com/2024/01/bai-318-cong-ly-thoi-biden.html