2023-12-31
Hoa Kỳ: Khối cử tri tiềm ẩn này có thể xoay chuyển cuộc bầu cử năm 2024
Một khối cử tri mới đã xuất hiện; liệu họ có đóng vai trò quyết định trong trận tái đấu Trump-Biden không?
(Janice Hisle, Epoch Times, 30/12/2023)
Bà Tina DeMedeiros, 53 tuổi, ở Dartmouth, Massachusetts, là một cử tri điển hình theo kiểu “Trump — hoặc là không ai cả.”
Sau
khi bỏ lá phiếu đầu tiên bầu chọn tổng thống cho ứng cử viên Đảng Dân
Chủ Bill Clinton vào đầu tuổi đôi mươi, bà DeMedeiros đã không còn quan
tâm với bất kỳ điều gì liên quan đến chính trị.
Ông Donald Trump đã trở thành một ngoại lệ đáng chú ý.
Bà
DeMedeiros đã bỏ phiếu cho ông vào năm 2016 và một lần nữa vào năm
2020. Nhưng bà đã không bỏ phiếu vào năm 2018 cũng như năm 2022; bà nói
rằng hầu hết những người mà bà biết cũng không bỏ phiếu thường xuyên.
“Kỳ
thực, tôi không thích các chính trị gia. Nhưng tôi thích ông Donald
Trump,” bà nói với The Epoch Times. “Tôi không nhìn vào ông ấy như một
chính trị gia.”
Nhà thăm dò ý kiến Rich Baris gọi những người này
là cử tri kiểu “Trump - hoặc là không ai cả” - những cử tri có thể ít
bỏ phiếu hơn với xu hướng chỉ bỏ phiếu khi họ biết cái tên “Donald J.
Trump” sẽ xuất hiện.
Giờ đây họ tạo thành một nhóm cử tri quan trọng mà các nhà phân tích khác đang bắt đầu nhận ra.
“Đảng
Cộng Hòa không thể giành chiến thắng nếu không có họ,” ông Baris nói
với The Epoch Time. “Điều này sẽ không thể xảy ra nếu họ không xuất
hiện.”
Ông Baris cho biết, cử tri ủng hộ ông Trump bao gồm nhiều người mà từ trước tới nay chưa từng bỏ phiếu hoặc hiếm khi bỏ phiếu.
Nhiều
nhà thăm dò ý kiến có thể gán cho những người này là những cử tri
“không thể” hoặc “ít khi có thể” và có thể bỏ qua câu trả lời của họ
hoặc loại họ ra, dựa trên giả định rằng họ sẽ không bỏ phiếu.
Nhưng
ông Baris cho rằng trong trường hợp cử tri của cựu Tổng thống (TT)
Trump, thì giả thuyết đó có thiếu sót. Ông nhìn thấy một khuôn mẫu:
Những cử tri từng rời rạc, thiếu động lực này giờ đây lại dường như hành
xử khá dễ đoán.
Hiện tượng “Trump - hoặc là không ai cả” thể
hiện rõ ở những người được phỏng vấn mà Cuộc Đại thăm dò Dữ liệu (Big
Data Poll, BDP) của ông Baris đã khảo sát vào mùa thu này. Ông Baris đã
thực hiện một trong số ít cuộc thăm dò cho thấy chính xác rằng ứng cử
viên Donald Trump lúc bấy giờ đã sẵn sàng giành chiến thắng vào năm
2016. Trước đây, BDP từng tiến hành thăm dò ý kiến cho The Epoch Times.
Chẳng
hạn, bản đồ của BDP cho thấy một nam cử tri 38 tuổi ở vùng nông thôn
Quận Shelby, Ohio. Anh tự nhận mình là người chưa lập gia đình, không có
con, không theo tôn giáo nào, và làm việc toàn thời gian với mức lương
hàng năm ít nhất là 50,000 USD.
Ông Baris nói rằng người này là một cử tri điển hình kiểu “Trump - hoặc là không ai cả”, giống như bà DeMedeiros.
Bà
DeMedeiros bắt đầu theo dõi ông Donald Trump khi mới 15 tuổi. Đó là khi
bà thực hiện chuyến đi đầu tiên tới New York và thăm Trump Tower, khơi
dậy sự tò mò của bà về thành công của ông trùm địa ốc này. Bà bắt đầu
theo dõi ông Trump trên các chương trình trò chuyện trên truyền hình như
Oprah Winfrey; bà trở thành một người hâm mộ của bộ phim truyền hình
thực tế “The Apprentice” (“Người Tập Sự”) của ông.
Tuy nhiên, về mặt chính trị, bà DeMedeiros lại không biết gì đến mức bà đã sửng sốt khi biết ông Trump đang tranh cử tổng thống.
Ông
tuyên bố tranh cử vào tháng 06/2015, nhưng bà không biết gì về chuyện
này cho đến khi chồng bà đề cập đến việc ông Trump sẽ tranh biện với ứng
cử viên Đảng Dân Chủ Hillary Clinton vào tháng 09/2016. Bà hồi tưởng
lại: “Tôi nói, ‘Ôi Chúa ơi, ông ấy đang tranh cử tổng thống à?’”
Khi
đó, bà Clinton đã tuyên bố rằng những người ủng hộ ông Donald Trump có
thể bị xếp vào “một nhóm những kẻ đáng trách.” Bà ấy nói rằng những
người này là “phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, kỳ thị đồng
tính, bài ngoại, kỳ thị Hồi Giáo.”
Bình luận của bà đã gây ra phản ứng dữ dội. Và khi bà DeMedeiros nghe về điều đó, bà đã dự đoán, “Ông ấy sẽ thắng.”
“Mọi người đều nghĩ tôi điên rồi,” bà nói.
Nhưng
bà nhận ra những dấu hiệu cho thấy làn sóng ủng hộ đang hình thành dành
cho ông Trump, một phần là do sự bất mãn với bà Clinton. Bà DeMedeiros
nói: “Mọi người treo biển trước nhà với dòng chữ ‘Một người đáng trách
sống ở đây này.’”
Cảm thấy bị cuốn hút, bà bắt đầu tìm hiểu về
các chính sách mà vị tổng thống tương lai này đề xướng; đối với bà,
những chính sách này dường như dựa trên “lẽ thường tình.” Bà ủng hộ các
chính sách cứng rắn chống nhập cư bất hợp pháp của ông, sự bảo vệ của
ông đối với các quyền theo Hiến Pháp, và kế hoạch của ông nhằm cắt giảm
bộ máy quan liêu của chính phủ.
Bà cho biết cựu TT Trump nhận
được sự ủng hộ của bà. Mặc dù thừa nhận rằng ông ấy có thể hay chỉ trích
quá nhiều, nhưng bà nói, “Tôi thích khi ông ấy truy đuổi những người
nào truy đuổi ông ấy.”
Bà cho biết bà đã quen với tính cách ngang
ngược đó của một người New England: “Tôi thích những người lòng nhiệt
huyết bên trong họ.”
“Và tôi nghĩ ông ấy đã làm được rất nhiều
điều cho đất nước này,” bà nói. “Nếu tôi có tiền như ông ấy, tôi không
biết mình có thể tiếp tục hay không trong khi liên tục bị tấn công.”
Bà
DeMedeiros cho rằng một số cử tri Đảng Dân Chủ giàu có ở Cape Cod từng
chống ông Trump giờ lại chê bai các chính sách kinh tế của TT Joe Biden.
Bà cho biết, họ muốn cựu TT Trump trở lại nắm quyền. Với họ, bà nói:
“Chào mừng quý vị đến với chúng tôi!”
Mặc dù bà DeMedeiros cho
biết bà cảm nhận được rằng cựu TT Trump đang hướng tới chiến thắng trong
cuộc bầu cử năm 2024, nhưng bà cũng cho biết bà vẫn lo ngại rằng Đảng
Dân Chủ sẽ cố gắng phá hoại điều đó.
Vài ngày sau khi bà
DeMedeiros bày tỏ sự lo lắng đó với The Epoch Times, Tòa án tối cao
Colorado thiên tả đã ra phán quyết rằng cựu TT Trump không đủ điều kiện
tham gia cuộc bỏ phiếu bầu cử sơ bộ ở tiểu bang đó. Đảng Cộng Hòa
Colorado đã yêu cầu Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ can thiệp.
Khiến cho mọi người nhận ra chính trị có liên quan đến cuộc sống
Cô
McKayla Rose, 36 tuổi, ở Dallas, là một đơn cử cho một nhóm khác ủng hộ
cựu TT Trump: Những người từng không quan tâm đến chính trị nhưng vì
ông mà lại trở nên nhiệt tình. (Để tránh bị trả thù, bà mẹ hai con đã
yêu cầu The Epoch Times sử dụng bút danh trực tuyến của cô cho bài viết
này.)
Cô nói, sự quan tâm đến con cái đã thúc đẩy cô “bắt đầu chú
ý” đến chính trị. Cô Rose cho hay điều đó xảy ra sau khi cô biết rằng
các trường học “đang cố gắng dạy trẻ em về đồng tính luyến ái và ‘chuyển
giới’ cái này, ‘chuyển giới’ cái kia,” đề cập đến tình trạng chuyển
giới.
Cô Rose bắt đầu nhận thấy vai trò quan trọng của tổng thống
Hoa Kỳ trong việc định hướng các chính sách của đất nước và tạo ra khí
thế cho các xu hướng trong xã hội Hoa Kỳ. Nhận thức đó đã thôi thúc cô
tìm hiểu sâu hơn.
Cô bắt đầu lắng nghe trực tiếp các bài diễn văn của cựu TT Trump và tin rằng nhiều hãng thông tấn lớn đã mô tả sai về ông.
Vì
vậy, lần đầu tiên trong đời, cô Rose, lúc đó mới ngoài 30 tuổi, đã bỏ
phiếu - cho cựu TT Trump trong cuộc bầu cử năm 2020. Cô cho biết cô đã
đồng ý với quan điểm của ông rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận hoặc đánh
cắp và cô có ý định bỏ phiếu cho ông một lần nữa vào năm 2024.
Nhưng
không giống như những cử tri kiểu “Trump - hoặc không ai cả”, cô Rose
cho biết cô đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022. Bây
giờ cô xem mình như là một thành viên tích cực, có hiểu biết trong các
cử tri.
Ông Jeff Bloodworth, một giáo sư lịch sử chính trị Hoa Kỳ
tại Đại học Gannon ở Erie, Pennsylvania, cho biết cô Rose và những cử
tri kiểu “Trump - hoặc không ai cả” coi ông là “một kiểu người rất điển
hình được ông Donald Trump đưa vào hệ thống chính trị.”
Mặc dù
những người chỉ trích cựu TT Trump nói rằng những phiền toái xung quanh
ông thật mệt mỏi, nhưng điều đó đã thu hút sự chú ý của những người dân
từng thấy chính trị buồn tẻ và không liên quan đến cuộc sống của họ. Ông
Bloodworth nói với The Epoch Times rằng cựu tổng thống dường như có tài
chạm được đến [tâm can] những người đó, cho họ thấy chính trị quan
trọng như thế nào, và truyền cảm hứng cho họ tham gia.
“Ông ấy
làm cho chính trị trở nên dễ hiểu. Và thật kỳ lạ, một số người tin rằng
ông ấy dễ gần hơn, mặc dù ông ấy là một tỷ phú đến từ New York,” ông cho
biết. “Ông Trump đã tìm ra cách khiến chính trị trở nên thú vị hơn đối
với nhiều cử tri hơn.”
Ông Bloodworth cho biết ông nghĩ rằng
nhiều tổ chức thăm dò ý kiến vẫn cần tìm ra cách tìm hiểu và đánh giá
đầy đủ những người ủng hộ cựu TT Trump.
Bối cảnh ở Pennsylvania
Những
con số thăm dò gần đây cho cả cựu TT Trump và TT Biden đều phù hợp với
quan sát của ông Bloodworth về bầu không khí chính trị ở Pennsylvania.
Các
cuộc thăm dò cho thấy TT Biden, vốn xuất thân từ Pennsylvania, có nguy
cơ đánh mất tiểu bang này nếu xu hướng hiện tại vẫn giữ nguyên.
BDP
của ông Baris cho thấy cựu TT Trump dẫn trước đương kim tổng thống 3.5
điểm phần trăm ở tiểu bang Keystone (tên gọi khác của tiểu bang
Pennsylvania.)
Khi được yêu cầu bình luận về những phát hiện của
BDP tại Pennsylvania, ông Bloodworth nói, “Tôi đoán là tôi lấy làm ngạc
nhiên nhất về số lượng ở thành thị, đặc biệt là ở Philadelphia.”
Vào
năm 2020, ứng cử viên Joe Biden lúc bấy giờ đã giành chiến thắng ở Quận
Philadelphia với khoảng 63 điểm phần trăm. Theo BDP, mức ủng hộ đó đã
giảm 16 điểm phần trăm.
Cuộc thăm dò cho thấy sự suy giảm tương
tự trong số những người ủng hộ TT Biden ở Pittsburgh, nơi ông đã giành
được khoảng 20 điểm phần trăm vào năm 2020. BDP phát hiện rằng hiện tại
vị trí dẫn đầu của ông ở Pittsburgh đã giảm xuống còn khoảng 4 điểm.
Những
phát hiện này phù hợp với các cuộc thăm dò khác cho thấy sự ủng hộ của
cử tri không phải là người da trắng đối với đương kim tổng thống đã giảm
sút; một số chiến lược gia của Đảng Dân Chủ đã thừa nhận rằng những con
số thăm dò này là tín hiệu cảnh báo về nỗ lực tái tranh cử của TT
Biden.
Nói một cách đơn giản, những con số cho thấy “ông Biden
rất dễ bị lung lay,” ông Bloodworth nói. “Và tôi nghĩ ngay cả ông Joe
Biden cũng hiểu điều đó.”
Tuy nhiên, một số đồng minh của đương
kim tổng thống đang đánh giá thấp tầm quan trọng của việc bỏ phiếu ở
giai đoạn này của cuộc bầu cử.
Đảng Dân Chủ và những người khác kêu gọi thận trọng
Khi
được yêu cầu bình luận về xu hướng sụt giảm gần đây trong con số thăm
dò ý kiến dành cho TT Biden, chiến lược gia Matt Angle của Đảng Dân Chủ
sống tại Hoa Thịnh Đốn nói với The Epoch Times hồi tháng trước: “Các
cuộc thăm dò ý kiến chính trị kiểu đua ngựa trong một năm không mang
tính dự đoán, và việc xem các cuộc thăm dò đó như thể đó thực sự là một
phần ngu ngốc của các cá nhân và sự vô trách nhiệm của các ký giả.”
Tương tự, ông Baris nói với The Epoch Times: “Mọi người nên tiếp tục hoài nghi về việc thăm dò, hãy tự tìm hiểu về việc đó.”
Họ
cũng cần nhớ rằng việc thăm dò “không bao giờ nhằm mục đích xác định tỷ
suất với độ chính xác tuyệt đối.” Thay vào đó, việc thăm dò nhằm xác
định xu hướng và ghi lại tâm lý của cử tri tại một thời điểm nhất định;
đây là những bức ảnh chụp nhanh ghi lại hiện tại chứ không phải những
quả cầu pha lê cho cái nhìn thoáng qua về tương lai.
Hầu hết các
cuộc thăm dò đều chứa “các sai sót [khi] lấy mẫu” mà có thể làm sai lệch
kết quả, thường cộng hoặc trừ 3 đến 4 điểm phần trăm. Vì vậy, một sự
dẫn đầu trong phạm vi đó không phải là điều dễ dàng. Và cho đến nay, hầu
hết các kết quả thăm dò giữa ông Biden và ông Trump đều nằm trong phạm
vi sai số đó.
Ông Angle cho rằng thứ hạng thăm dò của TT Biden có
lẽ đang bị ảnh hưởng trước “sự phản đối gay gắt” từ các “hệ tư tưởng”
của cựu TT Trump trên các hãng truyền thông cánh hữu.
Nhiều bài
báo mới đây chỉ trích cách TT Biden quản lý nền kinh tế, các vấn đề nhập
cư, và đối ngoại, trong đó có Chiến tranh Israel-Hamas. Ngoài ra, TT
Biden còn phải đối mặt với cuộc điều tra đàn hặc về hàng triệu dollar
được cho là đã chuyển từ người ngoại quốc vào trương mục ngân hàng của
người thân ông. Ông đã phủ nhận hành vi sai trái.
Những người ủng
hộ TT Biden cho rằng vụ bê bối về việc lợi dụng quyền lực gây ảnh hưởng
để trục lợi là quá nhỏ bé so với 91 cáo trạng hình sự truy tố cựu TT
Trump. Các cáo buộc xuất phát từ việc ông thách thức kết quả bầu cử năm
2020 cùng với việc ông giải quyết hồ sơ kinh doanh và hồ sơ chính phủ.
Cựu
tổng thống đã nhiều lần tuyên bố rằng ông không làm gì sai. Ông nói
rằng ông là mục tiêu của một cuộc săn phù thủy chính trị chưa từng có
nhằm mục đích gây tổn hại cho việc ứng cử của ông và can thiệp vào cuộc
bầu cử năm 2024.
Ông cũng nhiều lần ca ngợi thành tích thăm dò
của mình như một dấu hiệu cho thấy người dân Mỹ coi các vụ án hình sự là
“sự đàn áp chính trị” và rằng họ đánh giá cao công việc mà ông đã làm ở
Tòa Bạch Ốc.
Ông Angle cho biết, giả sử xảy ra trận tái đấu
Biden-Trump, cử tri phải đối mặt với sự lựa chọn giữa hai ứng cử viên
đều đã cao tuổi. Cựu TT Trump thì 77 tuổi, còn TT Biden đã 81 tuổi.
Nhưng tất nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa hai vị cao niên này.
Ông
Angle cho biết ông coi cựu TT Trump là người “có sức tàn phá nguy
hiểm,” không trung thực, và là mối đe dọa đối với nền dân chủ Mỹ.
Cựu
TT Trump và những người ủng hộ ông bác bỏ cách mô tả đó, xem đây là một
luận điểm của Đảng Dân Chủ. Họ vặn lại rằng TT Biden từng nói lắp và bị
trượt chân, cho thấy dấu hiệu tuổi già đang ảnh hưởng đến ông và khiến
ông tỏ ra yếu đuối trên trường thế giới. Còn TT Trump, họ cho rằng vẫn
rất nhanh nhạy và có vẻ kiên cường bất chấp lịch trình ra tòa và các sự
kiện tranh cử dày đặc.
Ông Angle gọi TT Biden là “có năng lực, thành đạt, [và] yêu nước,” ngay cả khi ông ấy “không mấy hào hứng.”
Những
người chỉ trích TT Biden cáo buộc ông đã không “đặt nước Mỹ trước
tiên.” Dưới sự giám sát của ông, số lượng người nhập cư bất hợp pháp đã
tràn qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico ở mức cao kỷ lục.
Nói chuyện tại
Hội nghị thượng đỉnh DealBook ở New York hôm 29/11, Phó Tổng thống
Kamala Harris đã không bác bỏ các kết quả thăm dò gần đây, và cảnh báo
rằng các cuộc thăm dò thể hiện một bức tranh không đầy đủ về giá trị và
niềm tin của mọi người. Tuy nhiên bà bày tỏ sự tin tưởng rằng cử tri sẽ
ủng hộ việc tái tranh cử của TT Biden sau khi họ có cơ hội “được nghe
trực tiếp” những gì bà và tổng thống cam kết.
Bà nói rằng, khi bà
thay mặt TT Biden truyền bá thông điệp đó trên toàn quốc, mọi người
“tin tưởng và họ hoan nghênh sự lãnh đạo này.”
Ông Trump dẫn trước ở Vành đai Rust
Tuy
nhiên, xu hướng sụt giảm của ông trong các cuộc thăm dò dư luận khác
nhau mới đây là không thể phủ nhận. Và cựu TT Trump đã tỏa sáng ở những
tiểu bang mà BDP gọi là “Big Six” (“Sáu Đại Tiểu Bang”) của Vành đai
Rust gồm Iowa, Ohio, Pennsylvania, Michigan, Minnesota, và Wisconsin.
Hiện
tại, phần lớn sự chú ý của cả nước đang tập trung vào Iowa. Hôm 15/01,
tiểu bang này sẽ tổ chức cuộc cạnh tranh năm 2024 đầu tiên trên toàn
quốc để quyết định xem ứng cử viên Đảng Cộng Hòa nào sẽ được đề cử trở
thành ứng cử viên của đảng này để thách thức TT Biden hoặc một thành
viên Đảng Dân Chủ khác vào tháng Mười Một năm tới.
Trong một
podcast mới đây, ông Baris chia sẻ rằng ông rút ra điểm quan trọng từ
các cuộc phỏng vấn với người dân tại Tiểu bang Hawkeye (tên gọi khác của
tiểu bang Iowa): Những người ủng hộ cựu TT Trump “rất đông.”
Ông
Baris cho biết, gần 7 trong số 10 người ủng hộ cựu TT Trump cho biết
“không ai có thể thuyết phục được họ để thay đổi quyết định của họ tại
cuộc họp bầu này.”
Ngược lại, BDP nhận thấy những người ủng hộ các đối thủ Đảng Cộng Hòa của cựu TT Trump lại ít cam kết hơn.
Khoảng
3 trong 10 người ủng hộ Thống đốc Florida Ron DeSantis và 2 trong 10
người ủng hộ cựu Thống đốc North Carolina Nikki Haley cho biết họ không
thể bị lung lay.
Tính đến ngày 21/12, theo điểm trung bình thăm
dò của RealClearPolitics (RCP), ở Iowa, cựu TT Trump đang dẫn trước ông
DeSantis 34 điểm; trên toàn quốc, ông đã dẫn trước thống đốc tiểu bang
Florida này 52 điểm. Mặc dù bà Haley đã giành được chỗ đứng trong những
tuần gần đây, nhưng ông Baris cho biết các cuộc thăm dò mới nhất đang
phản ánh “sự thay đổi theo chiều hướng mới” giữa các đối thủ trong nội
bộ đảng của cựu TT Trump.
Hướng tới một trận tái đấu giả định
Biden-Trump vào năm 2024, Đại học Emerson và Des Moines Register đều đã
công bố các cuộc thăm dò cho thấy cựu TT Trump đang dẫn đầu với hai con
số ở Iowa.
Cuộc thăm dò Biden-Trump của BDP cho Iowa không sẵn
có. Nhưng trong số năm tiểu bang mà BDP tiết lộ những phát hiện về một
trận tái đấu như vậy, dựa trên thống kê, hai vị này ở trong thế hòa bất
phân thắng bại tại một tiểu bang. Đó là Minnesota. Nhưng cựu TT Trump
đang dẫn đầu ở 4 tiểu bang còn lại.
Trong số đó, sự thể hiện mạnh
mẽ nhất của cựu TT Trump là ở Ohio, một tiểu bang mà ông đã giành được 8
điểm phần trăm vào năm 2020. Giờ đây, BDP đang cho thấy ông dẫn trước
TT Biden ít nhất 13 điểm “trong tất cả các trận đấu giả định,” bao gồm
cả những cuộc vận động tranh cử của các ứng cử viên đảng thứ ba các và
những ứng cử viên tuyên bố tư cách độc lập như ông Robert F. Kennedy Jr.
và ông Cornel West.
Đảng Cộng Hòa ở Ohio đã thực hiện một bước
bất thường khi tuyên bố tiến cử cựu TT Trump hôm 01/12, hơn ba tháng
trước cuộc bầu cử sơ bộ của tiểu bang, được ấn định vào ngày 19/03.
Ông Biden xếp thứ hai ở các tiểu bang quan trọng khác
Trong
khi đó, BDP cho thấy cựu TT Trump đang dẫn đầu sít sao ở Wisconsin
nhưng có tỷ lệ nhiều hơn hẳn ở Pennsylvania (3.5%) và Michigan (4.7%).
Nhà
phân tích Sean Trende của RCP đã cho biết rằng, tính đến ngày 28/11,
“Lần đầu tiên, tại Michigan, ông Trump dẫn đầu ở mức trung bình của
RCP.” Và ở Pennsylvania cũng vậy.
Ông Trende viết: “Ông ấy đang
bám sát ông Biden ở Wisconsin nhưng đã dẫn đầu trong hầu hết các cuộc
thăm dò mà ông đã dẫn đầu ở tiểu bang này vào năm 2016 và 2020 cộng
lại.”
Kết quả thăm dò của cựu TT Trump ở Wisconsin, trong đó ông
thua kém TT Biden 1 điểm, cho thấy một sự cải thiện so với tháng
08/2020, khi đó ông thua kém đến 3.5 điểm. Ông Trende viết rằng đó là
cuộc thăm dò tốt nhất trước đây của cựu TT Trump trong cuộc cạnh tranh
với TT Biden ở tiểu bang đó. Ông cho biết ông coi cựu TT Trump là người
được ưa chuộng để giành chiến thắng vào năm 2024.
Wisconsin đã
lọt vào danh sách chiến thắng của ứng cử viên Donald Trump vào năm 2016.
Tuy nhiên, vào năm 2020, ứng cử viên Joe Biden khi đó đã được tuyên bố
là người chiến thắng ở đó.
Trong cả năm 2016 và 2020, tỷ lệ chiến thắng ở Wisconsin đều dưới 1 điểm phần trăm.
Chuyên mục của ông Trende cũng đề cập đến thành tích của cựu TT Trump ở một số tiểu bang vốn được theo dõi chặt chẽ khác.
Ở
Florida, “ông Trump đã dẫn đầu hoặc hòa trong mọi cuộc thăm dò, kể cả
một số lần dẫn đầu ở mức hai con số,” ông viết. Ông ấy dẫn đầu với 5
điểm ở Arizona và 6 điểm ở Georgia.
Trong một cuộc thăm dò của
Bloomberg/Morning Consult công bố hồi tháng Mười, cựu TT Trump đang dẫn
trước TT Biden ở 5 trong số 7 tiểu bang dao động: Arizona, Georgia,
North Carolina, Pennsylvania, và Wisconsin — trong 5 tiểu bang này thì
duy chỉ có North Carolina là nơi mà TT Biden đã giành chiến thắng vào
năm 2020.
Trong cuộc thăm dò đó, TT Biden dẫn trước ở Nevada và hòa với cựu TT Trump ở Michigan.
Các
bản tin gần đây về kết quả thăm dò dành cho cựu TT Trump đã tạo ra “một
loạt các bản tin gây hoang mang” và các bài đăng trên mạng xã hội,
“trấn an độc giả rằng các cuộc thăm dò không mang tính dự đoán và đưa ra
nhiều lý do khiến mọi việc sẽ được cải thiện cho TT Biden,” ông Trende
lưu ý.
“Các nhà phân tích bầu cử dường như biết rằng họ có buộc
phải nói ra những lời rằng ông Trump có thể giành chiến thắng, nhưng
trong thâm tâm, họ không tin những lời đó,” ông viết. “Có thể vì nhiều
lý do mà niềm tin cho rằng ông Biden là người được yêu thích đã được bén
rễ sâu trong họ.”
Ông Trende nói, một số chuyên gia miễn cưỡng
thừa nhận rằng chiến thắng dành cho cựu tổng thống là một điều có thể
xảy ra rõ ràng chứ không phải là điều xa vời.
Mặc dù cho rằng các
điều kiện có thể cải thiện đối với TT Biden trước cuộc bầu cử vào tháng
Mười Một năm tới, nhưng ông Trende cũng viết: “Ông Trump có vị thế tốt
hơn trong các cuộc thăm dò để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này so
với bất kỳ ứng cử viên Đảng Cộng hòa nào ít nhất là kể từ năm 2004.”
Ông
trích dẫn nhiều cuộc thăm dò cấp tiểu bang và quốc gia để củng cố khẳng
định này, trong đó có cả việc cựu TT Trump dẫn trước TT Biden 2.6 điểm ở
mức trung bình của RCP.
Ông Trende nói rằng đó là lợi thế lớn
nhất mà tổng thống thứ 45 đã mở ra trước đối thủ Đảng Dân Chủ của mình
“từ trước đến nay.” Hai ông bắt đầu vận động tranh cử cách đây 4 năm
rưỡi, trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử năm 2020.
Bài học từ năm 2016 trở về trước
Việc
thăm dò là một công việc khó khăn. Ngay cả cuộc thăm dò được chuẩn bị
tốt nhất cũng có thể trở nên tồi tệ vì những thay đổi bất chợt của cử
tri.
Những người tuyên bố rằng họ “chắc chắn” bỏ phiếu lại có thể
sẽ không đi bỏ phiếu; những người đã thề trung thành với một ứng cử
viên nhiều ngày, nhiều tuần, hoặc nhiều tháng trước có thể thay đổi
quyết định khi họ bước vào phòng bỏ phiếu.
Hồi năm 2016, khi bà
Hillary Clinton, thành viên Đảng Dân Chủ, thua ứng cử viên Donald Trump,
bà được ưa chuộng sẽ là người chiến thắng; mức trung bình thăm dò của
RCP cho thấy bà dẫn trước 3.2 điểm phần trăm.
Các nhà phân tích
cho rằng có lẽ vì có vẻ như bà Clinton là người trúng cử nên nhiều cử
tri Đảng Dân Chủ và cử tri độc lập đã ở nhà thay vì đi bỏ phiếu.
Tương
tự như vậy, nếu cựu TT Trump duy trì vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm
dò, thì ông cũng sẽ gặp rủi ro này. Một số người ủng hộ ông có thể
không thèm bỏ phiếu nếu họ cho rằng ông sắp thất bại. Việc này có thể
biến chiến thắng sắp diễn ra thành thất bại.
Cựu tổng thống đã
giải quyết mối lo ngại này tại các cuộc vận động tranh cử gần đây. Ông
nhiều lần kêu gọi mọi người đừng coi chiến thắng của ông là điều hiển
nhiên mà hãy “đi ra ngoài và bỏ phiếu!”
Cựu TT Trump cũng có nguy
cơ đối mặt với việc một khối cử tri nữa sẽ ở nhà, đó là những người
đồng tình với quan điểm của ông rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã bị “gian
lận” hoặc “bị đánh cắp.” Một số người ủng hộ đã công khai than thở rằng
“cuộc bầu cử này dù sao cũng đã bị dàn xếp trước,” vì vậy phiếu bầu của
họ dù thế nào đi nữa cũng sẽ không được tính.
Nếu một số lượng đáng kể cử tri tương lai của cựu TT Trump có thái độ đó, thì cơ hội chiến thắng của ông sẽ giảm mạnh.
Nhưng thật không thể bảo đảm một cuộc bầu cử không có gian lận, và ông Baris có lời khuyên dành cho tất cả cử tri.
“Quý
vị sẽ không bao giờ ngăn cản được mọi người gian lận trong các cuộc bầu
cử,” ông nói. “Nhưng quý có thể đánh bại kẻ gian lận … bằng cách đi bầu
một cách đông đảo.”
Ông cho biết trong một podcast mới đây của
mình rằng mỗi phiếu bầu hợp pháp được thực hiện sẽ loại bỏ một phiếu bầu
bất hợp pháp tiềm ẩn mà những kẻ gian lận có thể “làm giả.”
Ông
cho rằng ở mọi khu vực tài phán đều có “một số lượng giới hạn” các cử
tri. Vì vậy, số lá phiếu bầu không được vượt quá số lượng cử tri đã ghi
danh.
“Có một quan niệm sai lầm nhỏ rằng họ sẽ tiếp tục bổ sung
lá phiếu bầu, bao nhiêu tùy ý. Điều đó không đúng,” ông nói: “Họ chỉ
thêm những lá phiếu mà quý đã để lại trên bàn.”
https://www.theepochtimes.com/article/this-hidden-voting-bloc-could-swing-the-2024-election-5539550
Epoch Times Tiếng Việt dịch