Wednesday, January 31, 2024

 2024-01-31 

Cuộc gọi mạo danh ông Biden gây lo ngại về thao túng bầu cử Mỹ

Cuộc gọi sử dụng công nghệ làm giả giọng nói mạo danh Tổng thống Biden khiến giới chức Mỹ lo ngại mùa bầu cử rối loạn vì deepfake.

Văn phòng Tổng chưởng lý New Hampshire đang điều tra cuộc gọi mạo danh Tổng thống Joe Biden nhắm vào cử tri đảng Dân chủ tại bang này. Cuộc gọi xuất hiện ngày 21/1, hai ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire, trong đó giọng nói giống ông Biden kêu gọi cử tri đảng Dân chủ không đi bỏ phiếu ở bang này.

Sự việc bị nghi ngờ là âm mưu tung tin giả "gây tổn hại cho ông Biden, thủ tiêu phiếu bầu cho đảng Dân chủ và phá hoại nền dân chủ Mỹ", theo phát ngôn viên đảng Dân chủ bang New Hampshire Aaron Jacobs. Giới chức địa phương vẫn chưa xác định được ai đã thực hiện cuộc gọi mạo danh, cũng như cách thức thủ phạm giả giọng Tổng thống Mỹ.

Theo đoạn ghi âm do đài CBS thu được một ngày sau, cuộc gọi mạo danh được thực hiện bằng phương thức gọi tự động tới các thuê bao tại New Hampshire. Để tăng mức tin cậy, nghi phạm còn chèn thêm vào cuộc gọi số điện thoại của Kathy Syllivan, cựu lãnh đạo đảng Dân chủ tại New Hampshire và đang là thủ quỹ một ủy ban vận động chính trị ủng hộ ông Biden.

Giới quan sát cho rằng cá nhân hoặc tổ chức đứng sau cuộc gọi này có thể đã sử dụng công nghệ giả giọng nói bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Sự việc khiến giới chức bầu cử Mỹ càng thêm lo ngại về nguy cơ những người lợi dụng AI và các công cụ deepfake gây rối loạn mùa bầu cử tổng thống năm nay.

Deepfake là sự kết hợp giữa deep learning (học sâu) và fake (giả). Công nghệ này dùng AI phân tích cử chỉ, nét mặt và giọng nói của một người, từ đó tái tạo và chỉnh sửa để tạo ảnh hoặc video trông như thật. Sự phát triển của công nghệ khiến công cụ AI và tính năng deepfake ngày càng phổ biến hơn, được tích hợp vào các ứng dụng mạng xã hội, chỉnh sửa hình ảnh hay công nghiệp điện ảnh.

Những công cụ này có thể gây ra rối loại xã hội và đe dọa an ninh quốc gia một khi nằm trong tay những kẻ có ý đồ xấu, khi chúng có khả năng dễ dàng tạo ra thông điệp và hình ảnh mạo danh, cũng như lan tỏa rộng và nhanh trên mạng xã hội.

"Giờ đây ai cũng có thể tạo ra nội dung deepfake chỉ bằng máy tính, kết nối Internet và ý đồ thao túng bầu cử", John Villasenor, giáo sư về AI và an ninh mạng tại Đại học California - Los Angeles (UCLA), nhận định. "Đây là công cụ mới và rất lợi hại đối với những cá nhân và tổ chức có ý đồ chi phối bầu cử bằng thông tin sai lệch".

Trước cuộc gọi giả giọng Tổng thống Biden, công cụ deepfake từng được phát hiện trong bầu cử tại Slovakia và đảo Đài Loan. Facebook vào tháng 6/2019 từng phát hiện video ngụy tạo về nghị sĩ Nancy Pelosi, khi đó giữ chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ, dàn dựng hình ảnh bà không thể phát biểu trôi chảy.

Paul Barrett, giáo sư luật tại Đại học New York, nhận định công cụ deepfake có thể tác động tới bầu cử Mỹ theo hai hướng: Bôi nhọ ứng viên và giảm uy tín của cuộc bầu cử. Nội dung ngụy tạo ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của chính trị gia, khiến cử tri Mỹ nhìn nhận sai lệch về ứng viên và ảnh hưởng đến quyết định bỏ phiếu.

"Khi những nội dung deepfake xuất hiện tràn lan trong mùa bầu cử, cử tri sẽ rơi vào trạng thái ngờ vực không ngừng, khó phân biệt thật giả. Tâm lý ngờ vực sẽ kéo theo thái độ bàng quan chính trị, hoài nghi hệ thống chính trị và làm giảm số người đi bầu", Barrett cảnh báo.

Theo thượng nghị sĩ Mike Rounds của đảng Cộng hòa, xây dựng quy định quản lý công nghệ AI là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc hội Mỹ, đặc biệt là cách ứng dụng công nghệ này vào quảng bá và truyền thông chính trị.

Video có nội dung khiêu dâm ngụy tạo liên quan đến ca sĩ Taylor Swifts và cuộc gọi giả giọng Tổng thống Biden cùng xuất hiện vào tháng này càng khiến giới lập pháp Mỹ lo lắng về ảnh hưởng của deepfake đến xã hội Mỹ.

Texas và Minnesota có luật riêng để xử phạt nội dung mạng sai sự thật ảnh hưởng đến bầu cử, trong khi California và Washington chỉ cấm nội dung ngụy tạo nhắm tới ứng viên tranh cử vào cơ quan công quyền. Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC) của Mỹ cũng đang cân nhắc xây dựng quy định về AI và deepfake trong các sản phẩm truyền thông vận động tranh cử.

Tuy nhiên, Mỹ chưa có điều luật nào ở cấp liên bang ngăn cấm chia sẻ hay sáng tạo nội dung bằng công nghệ deepfake. Giới lập pháp Mỹ vẫn chia rẽ về định nghĩa nội dung deepfake sẽ bao trùm những khía cạnh nào. Mekela Panditharatne, luật sư của Trung tâm Brennan thuộc Trường Luật Đại học New York, lập luận sự việc Tổng thống Biden bị giả giọng cho thấy luật về deepfake cần xem xét cả sản phẩm âm thanh, không dừng lại ở video và hình ảnh.

"Những nội dung ngụy tạo chính là thách thức nghiêm trọng đầu tiên mà chúng ta cần giải quyết trong kỷ nguyên AI. Những nội dung này đủ sức triệt tiêu toàn bộ niềm tin xã hội", Vijay Balasubramaniyan, CEO Pindrop, công ty tư vấn chống lừa đảo qua điện thoại tại Mỹ, cảnh báo.

Matthew Wright, lãnh đạo bộ phận an ninh mạng tại Viện Công nghệ Rochester, lo lắng cuộc bầu cử năm nay sẽ đối mặt nhiều mối đe dọa nghiêm trọng hơn nữa từ deepfake. Ông cho rằng cuộc gọi giả giọng Tổng thống Biden ở bang New Hampshire có thể mới là thuốc thử liều nhẹ cho xã hội Mỹ và các cấp quản lý, do chỉ áp dụng công nghệ phổ thông để ngụy tạo đoạn ghi âm.

"Thị trường hiện có nhiều công cụ khác tinh vi hơn và có thể gây tác động nguy hiểm hơn nữa", ông cảnh báo.

Peter Singer, chuyên gia về chiến lược an ninh mạng tại Washington, còn lo ngại deepfake tiềm ẩn hiểm họa gây bất ổn địa chính trị nếu một số nước sử dụng công nghệ này làm vũ khí thông tin. Nội dung giả mạo không chỉ có khả năng thao túng bầu cử, mà còn có thể đe dọa uy tín của các nguyên thủ hay chính trị gia, hoặc "đổ thêm dầu vào lửa" trong các căng thẳng quốc tế và châm ngòi xung đột.

"Suốt 15 năm qua, các chính phủ và đảng phái đã hiểu rõ mối nguy hiểm từ chiến tranh mạng, với cách hiểu khái quát là tấn công vào hệ thống mạng máy tính. Giờ đây, chúng ta đang chứng kiến anh em song sinh của nó là 'chiến tranh nhấn nút thích' (likewar), thao túng dư luận trên mạng xã hội và lan truyền tư tưởng gây bất ổn thông qua những lượt thích, lượt chia sẻ và những lời bịp bợm", Singer nhận định.

 https://vnexpress.net/cuoc-goi-mao-danh-ong-biden-gay-lo-ngai-ve-thao-tung-bau-cu-my-4706883.html

 

 2024-01-31 

Các ứng cử viên độc lập có kế hoạch leo qua núi trên đường tới Tòa Bạch Ốc

(Adam Garrie, RealClear Politics, 31/1/2024)

Dù họ sống ở bang đỏ hay bang xanh, hầu hết người Mỹ đều mong muốn thay đổi. Theo một cuộc thăm dò gần đây của Gallup, cả hai đảng truyền thống đều không được đa số người Mỹ ưa thích. Trong môi trường như vậy, không có gì ngạc nhiên khi Robert F. Kennedy Jr. quyết định tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập.

Trong khi Kennedy đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trên khắp đất nước thì con đường tới Washington vẫn đầy rẫy những trở ngại không đáng có đối với các ứng cử viên độc lập. Để có tên trên lá phiếu ở tất cả 50 tiểu bang, một ứng cử viên độc lập phải tuân thủ 50 bộ quy định ghi danh trên lá phiếu. Bởi vì việc này được quy định bởi các cơ quan lập pháp của từng tiểu bang, nên hai đảng truyền thống được có vị trí độc đáo chống lại các ứng cử viên độc lập.

Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đương nhiên được hưởng lợi từ việc gây khó khăn cho đối thủ trong việc ghi danh trên lá phiếu và do đó cố gắng xây dựng những bức tường giữa các ứng cử viên độc lập và lá phiếu. Trong khi các đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tham gia vào các cuộc tranh luận sơ bộ trên sân khấu, các ứng cử viên độc lập buộc phải tiến hành những cuộc đấu tranh đắt giá để tồn tại về chính trị trước khi được trao cơ hội có ý nghĩa để đưa chính sách của họ ra trước cử tri.

Ballot Access News cung cấp một biểu đồ nêu chi tiết các yêu cầu khác nhau của tiểu bang đối với các ứng cử viên độc lập, những người phải thu thập chữ ký từ các cử tri đã ghi danh để có tên trên lá phiếu ở mỗi tiểu bang. California và Texas yêu cầu số lượng chữ ký lớn nhất lần lượt là 219.403 và 145.040. California gây khó khăn cho thu thập chữ ký, chỉ được thực hiện sau ngày 26 tháng 4, và tất cả các chữ ký phải được gửi trước ngày 9 tháng 8. Cơ hội thu thập chữ ký của New York thậm chí còn hẹp hơn, với ngày bắt đầu là ngày 16 tháng 4 và ngày nộp hồ sơ là 28 tháng 5.

Mặc dù sự nhiệt tình là dồi dào dành cho các ứng cử viên độc lập, nhưng các chiến dịch của họ thường phải chịu chi phí cao đáng ngạc nhiên để đảm bảo quyền trên lá phiếu. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống độc lập năm 1992, Ross Perot đã chi 200.000 USD để thu thập 80.000 chữ ký ở tiểu bang New York theo những người ủng hộ ông vào thời điểm đó, theo báo cáo của Washington Post. Được điều chỉnh theo lạm phát, con số này là 438.590 USD.

Nghiên cứu được thực hiện bởi American Values ​​2024, Super PAC hỗ trợ hoạt động tranh cử của Kennedy, ước tính rằng chi phí vào năm 2024 sẽ lên tới 13 triệu USD, chỉ được bù đắp bằng nỗ lực đáng kể của những người tình nguyện. Sáu mươi phần trăm số chữ ký và chi phí đến từ năm tiểu bang thách thức nhất bao gồm California, Florida, New York, North Carolina và Texas. Đây là một nỗ lực chưa từng có nhưng là một thử thách thú vị.

Chi phí thu thập và xác minh chữ ký ở California và Texas ước tính khoảng 2 triệu USD ở mỗi tiểu bang. Chi phí ước tính ở Arizona là 500.000 USD, trong khi ở Bắc Carolina dự kiến ​​chiến dịch tranh cử của Kennedy sẽ tiêu tốn 250.000 USD.

Thêm gánh nặng lên các ứng cử viên độc lập đang chạy đua với các đảng truyền thống, các đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa có thể sẽ thách thức (khiếu nại) tính hợp lệ của các chữ ký do nhóm của Kennedy thu thập, tìm kiếm ai có địa chỉ không chính xác và các cử tri nào chưa đăng ký bầu cử. Do đó, chiến dịch tranh cử của Kennedy và bất kỳ ứng cử viên nào khác tranh cử với tư cách độc lập sẽ cần thu thập số lượng chữ ký lớn hơn đáng kể so với số lượng mà luật pháp yêu cầu để vượt qua những thách thức này.

Viết trong cuốn “Reform the Kakistocracy”, luật sư và cựu chiến binh Washington William L. Kovacs giải thích cách các cơ quan lập pháp cấp tiểu bang do Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ kiểm soát “liên tục thay đổi các quy tắc [ghi danh tranh cử] để có lợi cho mình”. Một báo cáo của New York Times từ tháng trước khẳng định rằng phe Tổng thống Biden đặc biệt ngoan cường trong nỗ lực ngăn chặn quyền tiếp cận lá phiếu của các ứng cử viên độc lập và bên thứ ba. Viết trên Kennedy Beacon (của báo Substack), Nikos Biggs-Chiropolos giải thích rằng “Các phương pháp thao túng của Đảng Dân chủ bao gồm nộp đơn kiện để ngăn cản các ứng cử viên bên thứ ba xuất hiện trên lá phiếu trong các cuộc bầu cử và thay đổi luật ở các tiểu bang do Đảng Dân chủ kiểm soát để giảm khả năng hội đủ điều kiện của ứng cử viên ngay từ đầu”.

Ngay cả đối với những người đã quen với môi trường chính trị phân cực cao, mức độ thù hận công khai đối với các ứng cử viên độc lập và bên thứ ba là điều đáng kinh ngạc. Nếu các đảng viên Đảng Dân chủ đặc biệt quan tâm đến việc củng cố nền dân chủ như họ tuyên bố, thì họ sẽ hoan nghênh ý kiến ​​đa dạng hơn là sử dụng mọi biện pháp theo ý mình để ngăn cản những ý kiến ​​này được trình bày trước cử tri.

Hệ thống này cần được đơn giản hóa và do đó được dân chủ hóa theo cách cung cấp con đường tiếp cận lá phiếu đơn giản cho các ứng cử viên độc lập. Dân chủ thực sự có nghĩa là không nên có những rào cản vô lý đối với việc tiếp cận lá phiếu. Một hệ thống công bằng và minh bạch sẽ làm cho quá trình ghi tên ứng cử viên vào lá phiếu cũng đơn giản như đăng ký bỏ phiếu.

Tổng thống Kennedy đã nói: “Chúng ta chọn lên Mặt trăng trong thập kỷ này hay làm những việc khác, không phải vì những việc này dễ mà vì chúng khó”. Việc tranh cử với tư cách một ứng cử viên độc lập chắc chắn khó hơn việc tranh cử với sự hậu thuẫn của một đảng nổi tiếng. Nhưng giống như một tia sáng mặt trăng, nó đòi hỏi sự cống hiến hết mình của những người tin rằng lá phiếu là niềm hy vọng tốt nhất cuối cùng để định hình thế giới của chúng ta theo hướng vừa hòa bình vừa sâu sắc.



https://www.realclearpolitics.com/articles/2024/01/31/independents_plan_to_scale_a_mountain_on_road_to_white_house__150408.html

NVV dịch


LỜI BÀN: Các đảng truyền thống chỉ ác cảm với các ứng cử viên độc lập tách ra từ đảng mình (ví sợ bị chia phiếu), nhưng rất ưu ái các ứng cử viên độc lập tách ra từ đảng đối lâp (vì bên kia bị chia phiếu).





 

 2024-01-31 

Hạ viện Georgia bỏ phiếu phục hồi hội đồng giám sát công tố viên có thể lật đổ Fani Willis

(Brianna Herlihy, Fox News, 31/1/2024)

Các thành viên Hạ viện Georgia hôm thứ Hai đã thông qua dự luật nhằm khôi phục một ủy ban có quyền kỷ luật và cách chức các công tố viên, mà đảng Cộng hòa có thể sử dụng để nhắm mục tiêu vào Biện lý quận Fulton Fani Willis, người đang dẫn dắt cuộc truy tố cựu Tổng thống Donald Trump.

Willis đang bị điều tra vì những cáo buộc rằng bà đã thuê công tố viên đặc biệt Nathan Wade cho vụ án vì mối quan hệ được cho là lãng mạn của họ.

Hạ viện đã bỏ phiếu 95-75 theo làn ranh đảng phái cho Dự luật Hạ viện 881, gửi nó tới Thượng viện để tranh luận thêm. Một dự luật tương tự nhằm thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra Willis về vụ ngoại tình "không đúng mực" của cô đã được một ủy ban Thượng viện thông qua vào tuần trước.

Thống đốc Georgia Brian Kemp đã ký luật vào năm ngoái để thành lập Ủy ban 'Prosecuting Attorneys' Qualifications Commission'. Nhưng sau khi Tòa án Tối cao của tiểu bang từ chối phê chuẩn các quy tắc về đạo đức của ủy ban, ủy ban đã không thể bắt đầu hoạt động.

Các thẩm phán cho biết họ có "nghi ngờ nghiêm trọng" về việc quy định các nhiệm vụ của công tố quận ngoài việc thực thi pháp luật; dự luật vừa mói thông qua hôm thứ Hai loại bỏ yêu cầu phải có sự chấp thuận của Tòa án Tối cao.

Nghị sĩ Joseph Gullett, một đảng viên Cộng hòa ở Dallas, người bảo trợ dự luật này, nói với Associated Press: “Ủy ban này giờ đây sẽ có thể bắt đầu công việc thực sự của họ, mang lại trách nhiệm giải trình cho những luật sư công tố lừa đảo lạm dụng chức vụ của họ”.

Tờ báo này đưa tin rằng Gullett và một số thành viên Đảng Cộng hòa khác phủ nhận rằng biện pháp này nhắm trực tiếp vào Willis, trích dẫn các trường hợp hành vi sai trái của công tố viên, bao gồm cả những vụ án trong quá khứ khi Đảng Dân chủ ủng hộ ý tưởng về một hội đồng giám sát công tố viên.

Nhưng sự phản đối của đảng Dân chủ đối với ủy ban đã trở nên cứng rắn hơn, nói rằng đảng Cộng hòa đang cố gắng bỏ qua ý chí của cử tri Đảng Dân chủ.

“Ủy ban sẽ có thể đơn phương tiến hành và có khả năng can thiệp cũng như làm suy yếu cuộc điều tra đang diễn ra chống lại Donald J. Trump,” Sam Park, một thành viên Đảng Dân chủ tại Lawrenceville, cho biết. “Bạn đang hành động để bảo vệ cựu Tổng thống Trump khỏi một cuộc truy tố hình sự đang diễn ra.”

John Malcolm, cựu trợ công tố liên bang tại Atlanta, nói với Fox News Digital trong một cuộc phỏng vấn rằng những cáo buộc chống lại Willis là “nghiêm trọng”.

"Những tố cáo này phải được xem xét, và chắc chắn đã gây nguy hiểm cho việc truy tố này và mang tới vết nhơ, không chỉ cho Quận Fulton, mà có thể cho toàn bộ tiểu bang, vì vậy tôi có thể hiểu tại sao cơ quan lập pháp Georgia lại làm việc này," ông ấy nói.

Malcolm, hiện là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp lý và Tư pháp Meese, cho biết "đây là một thời điểm khó khăn" đối với Willis, người mà ông cho rằng cuối cùng có thể quyết định rút lui khỏi vụ án.

Các cáo buộc về mối quan hệ bất chính của Willis với Wade bắt nguồn từ đơn kháng nghị của Michael Roman, đồng phạm của Trump.

Theo các tài liệu tòa án mà Roman đệ trình vào đầu tháng này, Willis, người đưa ra  các cáo buộc liên quan đến can thiệp bầu cử chống lại Trump, đã có quan hệ tình cảm "không đúng đắn" với công tố viên đặc biệt Nathan Wade, người mà bà đã thuê để giúp truy tố ứng cử viên dẫn đầu Đảng Cộng hòa năm 2024.  

Theo tài liệu của tòa án, Wade, người không có kinh nghiệm truy tố tội RICO và các trọng tội, đã được trả 654.000 USD bằng tiền của người thọ thuế kể từ tháng 1 năm 2021.

Đơn của Roman cáo buộc rằng Wade đã lập hóa đơn cho Quận Fulton trả tiền suốt 24 giờ một ngày trong tháng 11 năm 2021, ngay sau khi được bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt, và Willis đã được hưởng lợi về mặt tài chính từ khoản tiền lương của người yêu của bà, là tiền của người đóng thuế, bằng cách cùng nhau đi nghỉ xa hoa vào những ngày đó với tiền lương đó của ông ấy.

Các luật sư của Trump hôm thứ Năm đã tham gia cùng nỗ lực của Roman, đệ trình kiến ​​nghị yêu cầu loại bỏ Willis, Wade và văn phòng của bà ấy khỏi vụ án.


https://www.foxnews.com/politics/georgia-house-votes-to-revive-prosecutor-oversight-panel-that-could-oust-fani-willis


 

Tuesday, January 30, 2024

 2024-01-30 

Liệu đảng Dân chủ có thực sự bầu cho Michelle Obama?

(Laural Duggan, Unherd, 30/1/2024)

Tin đồn một lần nữa lại lan truyền giữa các nhân vật thuộc Cánh hữu Mỹ rằng Michelle Obama có thể tranh cử tổng thống.

Một bài xã luận trên tờ New York Post dẫn các nguồn ẩn danh cho rằng cựu tổng thống Barack Obama đã thăm dò ý kiến ​​các nhà tài trợ và đang âm mưu đằng sau hậu trường để vợ ông thay thế Joe Biden trong lá phiếu. Tổng thống đương nhiệm được cho là sẽ tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua ngay trước Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ vào tháng 8, nơi Michelle Obama sẽ được đề cử tranh cử thay thế ông.

Chúng tôi đã nghe tất cả điều này trước đây. Mỗi lần đảng Dân chủ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về uy tín, ảo tưởng về một Obama thứ hai trong Tòa Bạch Ốc lại xuất hiện. Chiến thắng của Trump vào năm 2016 đã làm dấy lên một làn sóng những tin đồn chữa cháy từ giới truyền thông về tương lai chính trị của bà Obama - bất chấp việc bà liên tục phủ nhận bất kỳ tham vọng nào đối với chức vụ cao.

Những tin đồn mới nhất liên quan đến cựu đệ nhất phu nhân diễn ra trong bối cảnh tỷ lệ bỏ phiếu cho Biden kém - những con số khiến các chiến lược gia của đảng Dân chủ lo lắng. Các cử tri lo ngại về tuổi tác của ông và những người Mỹ trẻ tuổi tỏ ra nghi ngờ về sự ủng hộ của ông đối với Israel trong cuộc chiến chống lại Hamas. Các cuộc thăm dò gần đây dự đoán một cuộc đua sát sao vào tháng 11, với việc Trump vượt trội hơn Biden ở một số tiểu bang quan trọng.

Michelle Obama đưa ra một giải pháp nổi bật cho vấn đề được lòng dân của Đảng Dân chủ. Bà là lựa chọn hàng đầu trong số các cử tri thuộc đảng cho vị trí tổng thống tiếp theo trong cuộc thăm dò gần đây của Center Square, thắng điểm Biden, Kamala Harris và một số đảng viên Đảng Dân chủ nổi tiếng khác.

Obama cho biết bà “kinh hãi” về những gì có thể xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2024 trong một lần xuất hiện trên podcast gần đây, đồng thời nói thêm rằng cuộc đua khiến bà mất ngủ vào ban đêm. Tuyên bố này gây ấn tượng với một số nhà bình luận như một dấu hiệu cho thấy bà đang chuẩn bị bước vào ánh đèn sân khấu trước cuộc tranh cử tổng thống bất ngờ.

Công chúng từ lâu đã đồn đoán về việc Michelle Obama ra tranh cử. Bà đứng thứ 372 trong danh sách những người nổi tiếng nhất mọi thời đại của YouGov — nằm giữa Frederick Douglass và Socrates — và nhận được tỷ lệ ưa thích 60% từ cùng một người thăm dò ý kiến. Theo Gallup, bà là người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất năm 2020 và được vinh danh là đệ nhất phu nhân mà không có hành trang kinh nghiệm chính trị.

Trong thời gian chồng nắm quyền, Michelle tập trung vào vấn đề béo phì ở trẻ em và giúp thông qua dự luật quy định các tiêu chuẩn dinh dưỡng trong bữa ăn ở trường và cung cấp bữa trưa miễn phí cho nhiều học sinh hơn - điều mà bà đã nhận được sự nhiệt tình từ học sinh. Bà cũng xây dựng một vườn rau trên bãi cỏ Tòa Bạch Ốc, sau đó củng cố nó bằng thép và xi măng một tháng trước cuộc bầu cử năm 2016 để ngăn chặn bất kỳ tổng thống tương lai nào thực hiện các thay đổi.

Kể từ khi chồng rời Tòa Bạch Ốc, Michelle đã có bài phát biểu tại ba Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ và thẳng thắn nói về di sản phân biệt chủng tộc của đất nước cũng như trải nghiệm của chính bà về sự phân biệt đối xử. Bà được các phương tiện truyền thông tâng bốc, bao gồm ba trang bìa tạp chí Vogue và một bài báo trên tờ New York Times ca ngợi cánh tay "gợn sóng và lấp lánh" của bà.

Cựu đệ nhất phu nhân trước đây từng nói rằng bà không muốn tranh cử tổng thống và bà miễn cưỡng bước vào lĩnh vực chính trị chỉ vì chồng mình.

Cuộc tìm kiếm một nữ tổng thống của Mỹ cho đến nay vẫn chưa thành công. Hillary Clinton, người suýt giành được chức tổng thống trong cuộc chạy đua sát nút với Trump năm 2016, đã đổ lỗi cho thất bại của bà là do phân biệt giới tính, cũng như nhiều phương tiện truyền thông. Nhưng một số nhà hoạt động chính trị coi các ứng cử viên nữ, gần đây nhất là Nikki Haley, như một tài sản hơn là một món nợ - bao gồm cả Barack Obama và các cố vấn của ông, nếu các báo cáo gần đây đáng tin cậy.

“Các nhà lãnh đạo của chúng ta rất quan trọng. Chúng ta chọn ai, ai nói thay chúng ta, ai đứng trên bục đó để mà bắt nạt - điều đó ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách mà đôi khi tôi nghĩ mọi người coi đó là điều hiển nhiên,” Michelle nói trong lần xuất hiện trên podcast gần đây của mình. “Chúng ta không thể coi nền dân chủ này là điều hiển nhiên. Và đôi khi tôi lo lắng rằng chúng tôi sẽ coi như vậy.”


https://unherd.com/thepost/michelle-obama-president-2024/

NVV dịch



 

 2024-01-30 

Vì sao kinh tế Mỹ tiếp tục vượt kỳ vọng, trong khi các nước khác suy thoái? 

(Hạ Vũ, Epoch Times tiếng Hoa, 30/1/2024)

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc khó khăn và suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, các nhà kinh tế dự đoán GDP của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng giảm kể từ quý 3 năm 2023. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,9%, tăng trưởng kinh tế trong quý cuối năm 2023 chắc chắn sẽ chậm lại đáng kể. Nhưng dữ liệu kinh tế của Mỹ gần đây một lần nữa vượt kỳ vọng và rất ấn tượng.

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ đã chậm lại ở mức 3,3% trong quý 4/2023, nhưng kết quả này rất thú vị vì trước đó các nhà kinh tế dự đoán GDP của Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng với tốc độ là 1,5% trong quý. Một năm trước, các nhà kinh tế gần như chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ trải qua một cuộc suy thoái và tốc độ tăng trưởng GDP sẽ chỉ ở mức 0,2%, do đó giá trị GDP thực tế trong quý 4/2023 thậm chí còn đáng chú ý hơn.

So với các nước khác, trong quý 3 năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của 20 quốc gia sử dụng đồng euro chỉ là 0,1%; theo ước tính GDP mới nhất vào tháng 11/2023, tốc độ tăng trưởng hàng năm của Anh là 0,2%.

Nhưng thị trường lao động linh hoạt của Hoa Kỳ đã hỗ trợ sự tiêu dùng mạnh mẽ và loại bỏ lo ngại về suy thoái kinh tế. Một lực đẩy lớn của tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ chính là người Mỹ. Bởi vì ngay cả khi phải đối mặt với lãi suất cao nhất trong 23 năm, chi tiêu của người tiêu dùng, chiếm phần lớn GDP của Hoa Kỳ, vẫn duy trì ở mức cao.

Ông James Knightley, chuyên gia kinh tế tại ING (ING là một ngân hàng lớn ở Đức), nói với tờ Wall Street Journal: "Đây là một năm thực sự mạnh mẽ đối với tăng trưởng kinh tế (Mỹ). Tiêu dùng đáng lẽ phải chậm lại - nhưng họ đã không làm vậy".

Vào năm 2023, người Mỹ chi tiêu nhiều hơn cho việc chăm sóc sức khỏe, ăn uống bên ngoài và ô tô. Doanh số bán hàng dịp lễ vượt kỳ vọng. Chi tiêu nhà ở được điều chỉnh theo lạm phát không thay đổi so với năm trước, phản ánh môi trường bất động sản khó khăn nhưng cũng ổn định.

Đại học Michigan cho biết, niềm tin vào nền kinh tế tăng lên khi tốc độ tăng lương nhanh hơn mức tăng giá: Niềm tin của người tiêu dùng tăng 29% từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024, đây là mức tăng lớn nhất trong hai tháng liên tiếp kể từ năm 1991. Người tiêu dùng kỳ vọng lạm phát sẽ nhẹ hơn so với họ nghĩ chỉ vài tháng trước.

Ngoài sự ổn định trong tiêu dùng, Hoa Kỳ còn là trường hợp đặc biệt ở một khía cạnh khác. Theo nghiên cứu về chính sách kinh tế ứng phó với dịch bệnh của 166 quốc gia, từ năm 2020 đến năm 2021, chỉ có một quốc gia công nghiệp phát triển là Singapore có tỷ lệ chi tiêu cho biện pháp kích thích kinh tế trong đại dịch chiếm tỷ lệ GDP cao hơn so với Hoa Kỳ.

Tại Hoa Kỳ, gần 5 nghìn tỷ đô la tiền đã được phân phối trực tiếp cho các gia đình Mỹ thông qua sử dụng phiếu kích cầu (Stimulus Check), tăng trợ cấp thất nghiệp, tín dụng thuế, v.v.

Hơn nữa, mọi hoạt động kinh doanh về cơ bản đều đóng cửa trong đại dịch Covid-19, người Mỹ không có nhiều lý do để chi tiêu, đồng nghĩa với việc mọi người có nhiều tiền mặt hơn trong ngân hàng. Khi nền kinh tế mở cửa trở lại, mọi người chi tiêu như thể không có ngày mai.

Ông Joseph Gagnon, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, người từng làm việc tại Cục Dự trữ Liên bang, nói với CNN rằng tình hình chi tiêu đã chững lại nhưng hầu như không dừng, phần lớn là do tất cả số tiền kích thích chi tiêu vẫn đang lưu thông trong nền kinh tế.

Ông Gagnon cho biết, điểm mấu chốt là người dân không phải trả nhiều thuế như những năm trước, bằng chứng là doanh thu thuế tiểu bang giảm. Điều này dẫn đến việc chính phủ liên bang phải vay thêm tiền để thanh toán các hóa đơn của mình.

Ông nói thêm: “Mọi người hành động như thể họ có rất nhiều tiền để chi tiêu”.

Giá năng lượng cũng đóng một vai trò quan trọng trong khoảng cách kinh tế giữa Hoa Kỳ và các nước khác.

CNN trước đó đưa tin, một trong những lý do khiến lạm phát ở châu Âu cao hơn Mỹ là vì châu Âu, bao gồm cả Anh, đều nhập khẩu ròng năng lượng. Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2/2022, nền kinh tế Anh và khu vực đồng tiền chung châu Âu đã bị ảnh hưởng nặng nề do giá khí đốt tăng cao, dẫn đến hóa đơn năng lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp tăng cao kỷ lục.

Tuy nhiên, ông Gagnon cũng cho biết, ông không kỳ vọng tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ duy trì ở mức 3,3%.

CNN cho rằng, khi nhìn vào nền kinh tế Mỹ gần đây, dự đoán đúng duy nhất là điều gì đó khó lường sẽ xảy ra.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

 

 

 2024-01-29  

Texas tiếp tục dựng hàng rào thép gai biên giới, bất chấp căng thẳng với chính quyền liên bang

 (Tom Ozmek, Epoch Times, 29/1/2024)

Một cuộc thăm dò mới cho thấy cử tri ủng hộ áp đảo đối với việc Texas sử dụng dây thép gai để tăng cường an ninh biên giới trong bối cảnh làn sóng nhập cư bất hợp pháp đang gia tăng tại Mỹ. Tiểu bang này vẫn dựng hàng rào thép gai, bất chấp bị chính quyền ông Biden 

Một cuộc thăm dò mới cho thấy phần lớn cử tri Mỹ ủng hộ Texas trong nỗ lực tăng cường an ninh ở biên giới Mỹ - Mexico bằng cách dựng hàng rào dây thép gai để ngăn chặn việc vượt biên trái phép trong bối cảnh làn sóng người nhập cư bất hợp pháp ngày càng gia tăng.

Một cuộc thăm dò do Rasmussen thực hiện và công bố vào ngày 29/1, cho thấy 69% cử tri Mỹ có khả năng sẽ ủng hộ chiến lược của Texas. Cuộc thăm dò được thực hiện từ ngày 23 đến 25/1 và đã ghi lại quan điểm của 940 cử tri; với sai số cộng hoặc trừ 3%.

Kết quả của cuộc thăm dò được đưa ra trong bối cảnh tiểu bang Texas đang vướng vào một cuộc tranh chấp với chính phủ của Tổng thống Joe Biden về việc xây dựng hàng rào dây thép gai.

Thống đốc Texas, Greg Abbott đã ra lệnh cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia Texas dựng các hàng rào dây thép gai, nhưng chính quyền ông Biden đã khởi kiện, dẫn đến phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho phép đặc vụ liên bang dỡ bỏ những hàng rào này.

Không nản lòng trước lệnh của tòa án và những lời chỉ trích của chính quyền ông Biden, ông Abbott gần đây cho biết rằng ông sẽ bổ sung thêm dây thép gai để đảm bảo rằng tiểu bang “thậm chí còn làm nhiều hơn nữa để đảm bảo an ninh biên giới”.

Cuộc thăm dò của Rasmussen cũng hỏi cử tri liệu họ có ủng hộ phán quyết của Tòa án Tối cao hay không, với 49% nói rằng họ không tán thành quyết định này và 46% nói rằng họ ủng hộ.

Một nhân viên Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ giám sát những người nhập cư bước vào Hoa Kỳ sau khi băng qua sông Rio Grande từ Mexico, ở Eagle Pass, Texas, vào ngày 30/09/2023. (Ảnh: John Moore/Getty Images)

Tranh chấp hàng rào dây thép gai

Phản ứng trước phán quyết của Tòa án Tối cao, người phát ngôn của Bộ An ninh Nội địa cho biết việc thực thi luật nhập cư là trách nhiệm của liên bang nhưng hành động của Texas lại cản trở những nỗ lực đó.

Người phát ngôn cho biết: “Thay vì giúp giảm tình trạng nhập cư bất thường, tiểu bang Texas chỉ gây khó khăn hơn cho các nhân viên tuyến đầu trong việc thực hiện công việc của họ và áp dụng các biện pháp xử lý theo luật”. “Chúng ta có thể thực thi luật pháp của mình và quản lý chúng một cách an toàn, nhân đạo và có trật tự”.

Ngược lại, lập trường cứng rắn của ông Abbott về an ninh biên giới lại được đảng Cộng hòa khen ngợi. Mới đây, một nhóm gồm 25 thống đốc Đảng Cộng hòa đã ra tuyên bố chung cáo buộc Tổng thống Biden không đảm bảo an ninh biên giới và ủng hộ nỗ lực của ông Abbott.

Họ viết: “Chúng tôi đoàn kết với Thống đốc, đồng nghiệp của chúng tôi, Greg Abbott và tiểu bang Texas trong việc sử dụng mọi công cụ và chiến lược, bao gồm cả hàng rào dây thép gai, để bảo đảm an ninh biên giới”.

Trong khi đó, cựu Tổng thống Donald Trump nói với những người ủng hộ tại cuộc biểu tình ngày 27/1 ở Las Vegas rằng nếu đắc cử tổng thống, ông sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để hỗ trợ các nỗ lực biên giới của Texas.

Ông Trump nói trong một bài phát biểu tập trung nhiều vào an ninh biên giới: “Khi tôi làm tổng thống, thay vì cố gắng gửi lệnh hạn chế đến Texas, tôi sẽ gửi quân tiếp viện cho họ”.

Cựu tổng thống nói thêm: “Thay vì chiến đấu với các tiểu bang biên giới, tôi sẽ sử dụng mọi nguồn lực, công cụ và thẩm quyền của tổng thống để bảo vệ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ khỏi cuộc xâm lược khủng khiếp đang diễn ra ngay lúc này”.

Dữ liệu mới nhất từ Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho thấy các cuộc chạm trán với người nhập cư bất hợp pháp dọc biên giới Mỹ - Mexico trong tháng 12 đã đạt mức cao kỷ lục mới là 302.034 vụ.

Số lần chạm trán trên toàn quốc cũng lập kỷ lục mới. Có 371.036 cuộc chạm trán với người nhập cư bất hợp pháp trong tháng 12, cao hơn mức cao trước đó là 341.392 được ghi nhận vào tháng 8/2023.

Cựu Tổng thống Trump ngày 27/1 đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng biên giới, ông Trump cho rằng một cuộc tấn công khủng bố trên đất Mỹ gần như là điều chắc chắn.

Cho đến nay, các nhân viên đã gặp phải 49 người dọc biên giới nằm trong danh sách theo dõi khủng bố.

Câu hỏi thứ ba được đặt ra cho cử tri Hoa Kỳ trong cuộc thăm dò của Rasmussen là liệu họ có đồng ý với tuyên bố của Hạ nghị sĩ Cộng hòa Clay Higgins rằng “Chính phủ liên bang đang dàn dựng một cuộc nội chiến và Texas nên giữ vững lập trường của mình”.

Phần lớn số người được hỏi, 55% đồng ý, trong khi 36% không đồng ý.

Thỏa thuận biên giới trở thành tâm điểm chú ý

Cuộc thăm dò diễn ra khi một số đảng viên Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tại Thượng viện đang cố gắng đạt được sự đồng thuận về một dự luật biên giới.

Khi các cuộc đàm phán tiếp tục, một dự thảo thỏa thuận được cho là bị rò rỉ đã khiến Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson nhận xét rằng dự thảo này sẽ “bị bác bỏ” tại hạ viện.

Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn cho biết rất ít thông tin chi tiết về nội dung của thỏa thuận, nhưng nó được cho là bao gồm tài trợ cho Ukraine và Israel trong bối cảnh xung đột quân sự đang diễn ra, cũng như các điều khoản cho phép tới 5.000 người nhập cư bất hợp pháp vào nước này mỗi ngày.

Thượng nghị sĩ Blackburn nói với Fox News trong một cuộc phỏng vấn: “Chính quyền ông Biden cố gắng mỗi ngày để hợp pháp hóa việc nhập cư bất hợp pháp. Bà Blackburn nói rằng, trong các cuộc đàm phán xung quanh thỏa thuận biên giới, “họ muốn chúng tôi nói rằng 5.000 người có thể đến, và đồng ý cho chúng ta có thể đóng cửa biên giới một số ngày trong năm”.

Bà Blackburn nói: “Tôi sẽ không bỏ phiếu để bất cứ điều gì bất hợp pháp có thể trở thành hợp pháp”.

Ông Trump cũng kêu gọi đảng Cộng hòa từ chối bất cứ điều gì ngoại trừ một thỏa thuận “hoàn hảo” về an ninh biên giới.

Hôm 29/01, ông Johnson đã nói trên nền tảng truyền thông xã hội X, điều mà Đảng Cộng Hòa không thể chấp nhận được trong một thỏa thuận biên giới tiềm năng sẽ là cho phép ngay cả một cuộc vượt biên bất hợp pháp duy nhất.

Ông Johnson viết: “Hàng nghìn người mỗi ngày thật là quá đáng. “Con số phải bằng 0”.

Ngược lại, Tổng thống Biden đã kêu gọi thông qua thỏa thuận.

Ông Biden đã đăng một tuyên bố trên X kêu gọi Quốc hội thông qua luật trao cho Tổng thống quyền khẩn cấp mới để đóng cửa biên giới khi biên giới trở nên “quá tải”, nghĩa là nếu đáp ứng một số ngưỡng nhất định về số lần vượt biên bất hợp pháp.

“Nếu được trao quyền đó, tôi sẽ sử dụng nó vào ngày tôi ký dự luật thành luật”, ông Biden nhấn mạnh trong khi nhắc lại lời kêu gọi Quốc hội phê duyệt thêm tiền cho an ninh biên giới.

Ông nói: “Nếu quý vị nghiêm túc về cuộc khủng hoảng biên giới, hãy thông qua dự luật lưỡng đảng và tôi sẽ ký ban hành”.

https://www.theepochtimes.com/us/majority-of-americans-support-texas-in-border-dispute-with-biden-admin-5576145


Lý Ngọc biên dịch

 

 

Monday, January 29, 2024

 2024-01-28 

Chính sách biên giới mở của chúng ta không phải là ngẫu nhiên

(Michael Lind, Tablet, 28/1/2024)

* Cách mạng chính sách, thay đổi luật di trú và nhập cư

Sự hỗn loạn chưa từng có ở biên giới Hoa Kỳ và tại các thành phố lớn của Mỹ do chính sách nhập cư của chính quyền Biden gây ra cuối cùng dường như đã trở thành trung tâm của cuộc tranh luận chính trị quốc gia và nhận thức của công chúng.

Trong ba năm qua, chính quyền Biden đã viết lại luật nhập cư của Hoa Kỳ một cách hiệu quả, tạo ra một dòng nhập cư gần như hợp pháp hoàn toàn mới dưới chiêu bài “tạm tha”. Quyền của chính phủ liên bang trong việc cấp giấy phép tạm tha hoặc cư trú hợp pháp và làm việc cho một số ít người tị nạn và các công dân nước ngoài khác đã được chính quyền Biden sử dụng để khoét một lỗ hổng ở biên giới phía nam nước Mỹ nhằm mời hàng triệu công dân nước ngoài, hầu hết trong số họ từ Châu Mỹ Latinh, Trung Mỹ và Caribbean, để đến biên giới Hoa Kỳ, từ đó họ phân tán khắp đất nước và được hỗ trợ chủ yếu bởi chính quyền tiểu bang và địa phương cũng như các tổ chức phi chính phủ do chính phủ tài trợ.

Tính đến tháng 9 năm 2023, ước tính có khoảng 3,8 triệu người nhập cư vào Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Biden. Trong số này, 2,3 triệu người đã được cấp Thông báo trình diện (Notices to Appear - NTA) trước tòa án di trú để có thể cho phép họ ở lại Hoa Kỳ trong “quy chế tạm thời” nhiều năm trước ngày ra tòa.

Số còn lại, ước tính có khoảng 1,5 triệu người nhập cư bất hợp pháp đã lẻn qua biên giới hoặc ở lại quá hạn thị thực và ở lại, trong khi chính phủ không biết họ đang ở đâu, và với các “thành phố trú ẩn” do Đảng Dân chủ thống trị đang tích cực cản trở khả năng của các quan chức di trú liên bang muốn xác định nhân thân và trục xuất họ.


* Cách mạng chính trị nhắm đến độc đảng

Chính sách nhập cư cấp tiến của Biden không chỉ là một cuộc cách mạng về chính sách mà còn là một cuộc cách mạng chính trị. Cách đây một thế hệ, vào những năm 1980 và 1990, các phe phái ủng hộ việc nhập cư ít nhiều đã xuất hiện ở cả hai đảng. Theo truyền thống, các liên đoàn lao động vẫn cảnh giác với sự cạnh tranh của người nhập cư tại nơi làm việc và việc trả lương thấp cho họ, trong khi các lợi ích kinh doanh của Đảng Cộng hòa muốn chính phủ nhắm mắt làm ngơ trước việc tuyển dụng những người nhập cư bất hợp pháp. Năm 1994, 62% đảng viên Đảng Dân chủ và 64% đảng viên Đảng Cộng hòa nói với những người thăm dò ý kiến ​​của Pew rằng “người nhập cư là gánh nặng cho đất nước chúng ta vì nhũng người này làm họ mất việc làm, nhà ở và chăm sóc y tế”. Chỉ 32% đảng viên Dân chủ đồng ý rằng “những người nhập cư củng cố đất nước chúng ta nhờ sự chăm chỉ và tài năng của họ”. Tuy nhiên, đến năm 2019, chỉ có 11% đảng viên Dân chủ đồng ý rằng người nhập cư là gánh nặng, trong khi 83% đồng ý với nhận định rằng người nhập cư đang củng cố đất nước.

Điều gì đã xảy ra khiến đảng Dân chủ thay đổi quan điểm? Giữa lễ nhậm chức của Bill Clinton năm 1993 và lễ nhậm chức của Joe Biden năm 2021, Đảng Dân chủ đã chuyển sang một đảng mới gồm các chuyên gia da trắng ưu tú, có trình độ đại học, người Mỹ da đen và chủ yếu là người nhập cư gốc Tây Ban Nha tập trung ở một số thành phố lớn ở một số khu vực đông dân như các tiểu bang California và New York. Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ đã gọi bộ máy chính trị mới ở thành phố lớn này là “liên minh của những kẻ thăng tiến”, tin tưởng rằng sự gia tăng tỷ lệ cử tri không da trắng bởi người nhập cư, kết hợp với chủ nghĩa tự do xã hội ngày càng tăng, sẽ dẫn đến sự cai trị độc đảng không thể tránh khỏi của một chính quyền Đảng Dân chủ bá quyền.


* Vì đảng Dân Chủ bị suy thoái

Tuy nhiên, trên thực tế, Đảng Dân chủ là một liên minh có lợi ích bị đe dọa bởi sự suy giảm nhân khẩu học trong dài hạn - các ngành công nghiệp suy thoái, các tiểu bang suy thoái, các thành phố suy thoái, các nhà thờ và các tổ chức phi lợi nhuận suy thoái. Những công dân bị áp bức này đã đoàn kết với nhau với hy vọng rằng họ có thể đảo ngược tình trạng bằng cách nhập khẩu hàng loạt công dân mới.

Một nền chính trị được thành lập dựa trên ý tưởng này - cụ thể là, nếu không có đủ cử tri Mỹ thích những gì bạn đang đưa ra, bạn nên bù đắp bằng cách thu hút những cử tri ủng hộ - có thể giống như Alice in Wonderland. Nhưng đó chính xác là những gì mà ban lãnh đạo Đảng Dân chủ đang làm, bằng cách từ chối thực thi luật nhập cư hiện hành và ngăn cản các tiểu bang bảo vệ biên giới của mình - trong khi trông cậy vào các quan chức và thẩm phán của Đảng Dân chủ để thực thi tính hợp pháp đáng ngờ của những động thái đó.

Đảng Dân chủ đã mất đa số tại các khu vực bầu cử trong nước vào tay Đảng Cộng hòa trong nửa thế kỷ qua: đầu tiên là những người miền Nam da trắng bảo thủ, sau đó là tầng lớp lao động da trắng ôn hòa không phải gốc Tây Ban Nha nói chung, sau đó là người Công giáo da trắng, tất cả đều tạo thành cơ sở của Đảng Dân chủ 'New Deal' từ thời Franklin D. Roosevelt đến Lyndon B. Johnson.

Trong khi đó, Đảng Cộng hòa đã đổi câu lạc bộ đồng quê lấy nhạc đồng quê. Năm 1992, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học da trắng ưa thích đảng Cộng hòa là 52% so với 41%; đến năm 2016, họ ưa thích Đảng Dân chủ hơn một chút (48% -47%). Trong số cử tri da trắng chỉ có trình độ học vấn trung học, Đảng Dân chủ dẫn đầu với tỷ lệ từ 50% đến 41% vào năm 1992; vào năm 2016, người da trắng có trình độ trung học ủng hộ Đảng Cộng hòa, 59% -33%. Đây gần như là hình ảnh phản chiếu về lợi thế 59%-36% của đảng viên Dân chủ tốt nghiệp đại học trong số các cử tri đã ghi danh vào năm 2016. Năm 1992, cử tri có trình độ trung học trở xuống đông hơn số cử tri tốt nghiệp đại học trong số đảng viên Đảng Dân chủ, 55% -21%; vào năm 2016, số sinh viên tốt nghiệp đại học đông hơn số cử tri có trình độ trung học trở xuống trong số các đảng viên Đảng Dân chủ (37% -32%). Trong số những người Công giáo da trắng không phải gốc Tây Ban Nha, các đảng được chia đều 45%-45% vào năm 1992, nhưng Đảng Cộng hòa đã giành được số phiếu này với tỷ lệ 58%-37% vào năm 2016.


* Bất chấp luật di trú hiện hành

Trong những năm 1980 và 1990, “Đảng Dân chủ Mới (New Democrats)” như Bill Clinton đã cố gắng ngăn chặn sự suy thoái của Đảng Dân chủ bằng cách chuyển sang trung dung và giành lại một số cử tri xa lánh phe Dân chủ. Việc nghiêng về phía trung tâm bao gồm đường lối cứng rắn về nhập cư bất hợp pháp. Theo cương lĩnh của Đảng Dân chủ năm 1996: “Chúng ta không thể chấp nhận việc nhập cư bất hợp pháp và chúng ta phải ngăn chặn nó… Vào năm 1992, biên giới của chúng ta có thể đã không tồn tại… Nhập cư bất hợp pháp tràn lan. Những người nhập cư phạm tội, bị trục xuất sau khi phạm tội ở Mỹ, quay trở lại ngay ngày hôm sau để phạm tội lần nữa… Chúng tôi tiếp tục kiên quyết phản đối việc trợ cấp phúc lợi cho những người nhập cư bất hợp pháp.”

Ủy ban Cải cách Nhập cư (Commission on Immigration Reform), do Bill Clinton bổ nhiệm và đứng đầu là cựu Dân biểu Hoa Kỳ Barbara Jordan, một người da đen tiên phong theo chủ nghĩa tự do đến từ Texas, đã đề xuất trấn áp những người nhập cư bất hợp pháp và chủ lao động của họ, đồng thời tăng cường trục xuất, giảm “di cư dây chuyền” dựa trên gia đình, thúc đẩy nhập cư có tay nghề cao và loại bỏ nhập cư không có tay nghề để bảo vệ người lao động Mỹ và tăng lương cho họ trong các thị trường lao động thắt chặt hơn. Theo Jordan và các ủy viên đồng nghiệp của cô, “Sự tin cậy trong chính sách nhập cư có thể được tóm tắt trong một câu: ai nên vào thì vào; những người phải bi ngăn chặn sẽ bị ngăn chặn; và những người không nên ở đây sẽ phải rời đi.” Tổng thống Clinton đã ký Đạo luật 'Illegal Immigration Reform' và 'Immigrant Responsibility Act' năm 1996, hai đạo luật này làm tăng số lượng tội phạm mà người nhập cư có thể bị trục xuất.


* Cho nhập cư ồ ạt để thay tầng lớp cử tri mới. 

Nhưng Đảng Dân chủ đã đột ngột thay đổi chính sách nhập cư khi các nhà lãnh đạo đảng này bắt đầu hy vọng rằng họ có thể nhập khẩu cử tri từ các nước khác để bù đắp cho việc mất đi cử tri do các chính sách của Đảng Dân chủ xa lánh họ. Trong thế kỷ 19 và 20, Đảng Dân chủ thường làm tốt hơn với những người nhập cư châu Âu so với các đảng Federalist, Whig và Cộng hòa, và điều tương tự cũng xảy ra với những người nhập cư chủ yếu là người gốc Tây Ban Nha và châu Á trong thế kỷ 21. Trong số những người nhập cư, 32% cho rằng Đảng Dân chủ đại diện tốt nhất cho quan điểm của họ, so với chỉ 16% cho Đảng Cộng hòa.

Một nghiên cứu năm 2012, sau làn sóng 30 triệu người nhập cư chủ yếu là người Mỹ Latinh từ năm 1980 đến năm 2012, cho thấy 62% người nhập cư nhập tịch có thể bỏ phiếu được xác định là đảng viên Đảng Dân chủ, so với 25% là đảng viên Đảng Cộng hòa và 13% là đảng viên độc lập. Một nghiên cứu năm 2016, sử dụng dữ liệu từ năm 1994-2012, xác nhận rằng “việc nhập cư vào Hoa Kỳ có tác động tiêu cực và đáng kể đến tỷ lệ phiếu bầu của Đảng Cộng hòa, phù hợp với quan điểm điển hình của các nhà phân tích chính trị ở Hoa Kỳ”. Đảng Dân chủ, bao gồm Quận San Bernardino của California, vào năm 1980 có 7,7% sinh ra ở nước ngoài và 59,7% thuộc Đảng Cộng hòa, nhưng đến năm 2014 có 21,4% là người nhập cư và chỉ có 46,2% là người thuộc Đảng Cộng hòa.


* Kiếm tiền từ chính sách nhập cư ồ ạt

Trong khi Đảng Dân chủ đang thu hút cử tri từ nước ngoài, thì đảng này và hầu hết các chính quyền đô thị lớn đã trở nên hợp nhất ở một mức độ vượt xa những giấc mơ ngông cuồng nhất của Boss Tweed [William M. Tweed, tài phiệt của đảng Dân Chủ ở New York City thế kỷ 19]. Năm 2000, 4 trong số 10 thành phố đông dân nhất nước Mỹ có thị trưởng thuộc Đảng Cộng hòa. Ngày nay, các thị trưởng thuộc Đảng Dân chủ chiếm 9 trên 10. Tại các thành phố này, bộ máy bảo trợ đô thị của Đảng Dân chủ trong những năm qua đã được thay thế bằng các loại bộ máy bảo trợ mới: các bộ máy quan liêu có liên minh trong khu vực công mà thành viên của họ đa số là Đảng Dân chủ, và bồi hoàn một phần tiền lương của họ cho các thành phố dưới hình thức cả tiền bạc và thời gian cho đảng. Các tổ chức phi lợi nhuận do đảng Dân chủ thống trị đóng vai trò là nhà thầu, có mức lương được tài trợ bởi người nộp thuế. Họ được tham gia bởi các tổ chức phi lợi nhuận và doanh nghiệp được xác định là “không phải da trắng” theo những đạo luật phân loại chủng tộc tùy tiện và ngày càng lỗi thời của Hoa Kỳ, và do đó họ đủ điều kiện nhận các hợp đồng lớn của chính phủ mà có lẽ họ sẽ không nhận được theo tiêu chí dựa trên thành tích trước đó.

Ngoài việc hưởng lợi gián tiếp từ việc người nhập cư bỏ phiếu cho các chính trị gia Đảng Dân chủ ở thành thị, các bộ máy quan liêu ở thành thị và các nhóm lợi ích đặc biệt này còn được hưởng lợi trực tiếp từ việc gia tăng nhập cư, làm tăng số lượng cử tri của họ, từ đó dẫn đến nhiều tiền hơn, nhiều việc làm hơn và nhiều quyền lực hơn. Bộ máy quan liêu của trường công được nghiệp đoàn hóa thu hút nhiều học sinh hơn; các tổ chức phi lợi nhuận tiến bộ có được nhiều khách hàng hơn; và nhiều quỹ hơn chảy vào những đại diện được cho là của “các cộng đồng ít được đại diện”—những đại diện, nói chung, giàu có và có học thức hơn nhiều so với những nhóm dân cư mà họ dự định đại diện trên cơ sở cùng màu da hoặc các dấu hiệu chính trị bản sắc khác.

Các tôn giáo đang suy thoái ở Mỹ cũng đã gia nhập “liên minh suy thoái” của đảng Dân chủ lấy thành phố làm trung tâm với hy vọng củng cố cơ sở quyền lực và nguồn tài trợ của họ. Khi người Mỹ trở nên thế tục hơn, cả những người theo đạo Tin lành chính thống và những người theo đạo Tin lành Phúc âm đều giảm dần trong dân số Hoa Kỳ. Giáo hội Công giáo, giáo phái lớn nhất ở Hoa Kỳ, chỉ duy trì được số lượng của mình nhờ các thành viên sinh ra ở nước ngoài đã bổ sung thêm những người Công giáo sinh ra ở Hoa Kỳ đã rời bỏ Giáo hội. Theo Cục Tham khảo Dân số (Population Reference Bureau), “Những người nhập cư mới đến Hoa Kỳ - nhiều người Công giáo từ Châu Mỹ Latinh - đã giúp bù đắp sự suy giảm liên kết tôn giáo trong số những người sinh ra ở Hoa Kỳ”.

Vào năm 2021, 78% nguồn tài trợ cho Catholic Relief Services - lên tới hơn một tỷ đô la - đến từ chính phủ, với các khoản tài trợ của liên bang chiếm một phần ba tổng số, khiến nó về cơ bản là một nhà thầu chính phủ thế tục cải trang thành một tổ chức từ thiện tôn giáo. Tổ chức phi chính phủ tôn giáo lớn nhất trên danh nghĩa cung cấp các dịch vụ cho người nhập cư ở Hoa Kỳ là 'Lutheran Immigration and Refugee Service', trong khi cơ quan Do Thái duy nhất trên danh nghĩa được chứng nhận hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ trong việc tái định cư người di cư, HIAS (Hebrew Immigrant Aid Society, ban đầu là Hiệp hội Hỗ trợ Người nhập cư Do Thái), có khách hàng là những người nhập cư thuộc mọi nguồn gốc, không chỉ những người tị nạn hoặc người nhập cư Do Thái. Nhiều loại nhập cư hơn đồng nghĩa với việc chính phủ sẽ có nhiều trợ cấp hơn cho các tổ chức từ thiện tôn giáo trên danh nghĩa và các dịch vụ khác dành cho người nhập cư, cả hợp pháp và bất hợp pháp.

Các nhóm khác tạo nên liên minh đang suy giảm phụ thuộc vào nhập cư đang mong muốn mở rộng nhập cư vì các thành phố và tiểu bang do Đảng Dân chủ thống trị mà họ tập trung đang trống rỗng, vì cả cư dân sinh ra ở Hoa Kỳ và cư dân nhập cư đều chạy trốn đến các thành phố và tiểu bang khác như điều kiện sống suy giảm. Về California, Marshall Toplansky và Joel Kotkin viết : “Tiểu bang đang trong tình trạng rơi tự do về nhân khẩu học” - đã mất 1,7 triệu cư dân từ năm 2016 đến năm 2022 do di cư (từ nơi này đến nơi khác) trong nước. Lưu ý rằng di cư trong nước ra khỏi California hiện bao gồm những người tốt nghiệp đại học, những người không có trình độ đại học và các hộ gia đình ở mọi mức thu nhập, Viện Chính sách Công California kết luận rằng “tiểu bang không còn là điểm thu hút đáng kể đối với người dân từ các tiểu bang khác của California” ở mọi lứa tuổi, trình độ học vấn hoặc lợi tức.”

Để bù đắp cho tổn thất dân số lớn do chuyến bay của cư dân sinh ra ở Hoa Kỳ đến các tiểu bang khác, California phụ thuộc rất nhiều vào di cư quốc tế. Vào năm 2022, tỷ lệ sinh ra ở nước ngoài (27%) trong dân số California cao hơn bất kỳ tiểu bang nào khác và gấp đôi tỷ lệ của toàn Hoa Kỳ. Người sinh ra ở nước ngoài chiếm khoảng một phần ba dân số ở quận San Francisco và Los Angeles. Gần một nửa (46%) trẻ em ở California có ít nhất cha/mẹ sinh ra ở nước ngoài. Năm 2019, 22% cư dân sinh ra ở nước ngoài ở California là người nhập cư bất hợp pháp và vào năm 2021 chỉ có 55% là công dân Hoa Kỳ nhập tịch. Tương tự, ở New York - một tiểu bang khác có lượng công dân sinh ra ở Mỹ bị mất đi rất nhiều - phần lớn sự gia tăng dân số kể từ năm 1980 là kết quả của việc nhập cư quốc tế .


* California dùng tiến thuế của dân Mỹ nuôi di dân bất hợp pháp

Người nhập cư ở California có trình độ học vấn thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ nói chung, chỉ có 71% tốt nghiệp trung học, so với 93% người dân California sinh ra ở Hoa Kỳ. Theo một nghiên cứu năm 2023, thuế tiểu bang và địa phương do người dân California trả cho những người nhập cư bất hợp pháp, không bao gồm các khoản thanh toán thuế liên bang của họ, chiếm 1/6 chi phí nhập cư bất hợp pháp ở Hoa Kỳ nói chung. Ngoài việc cản trở việc thực thi luật nhập cư liên bang thông qua các luật trú ẩn, California còn tự biến mình thành một nam châm phúc lợi thu hút những người nhập cư bất hợp pháp bằng cách cung cấp cho những người ngoại quốc phạm luật và con cái của họ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe theo hệ thống Medi-Cal toàn tiểu bang, học phí ởcác trường cao đẳng và đại học công lập của tiểu bang, giáo dục K-12, và hỗ trợ nhà ở và thực phẩm.

Khi tỷ lệ người nhập cư có mức lương thấp, phụ thuộc vào phúc lợi trong dân số của một tiểu bang tăng lên, ngày càng nhiều người nộp thuế sẽ có xu hướng chuyển đến các tiểu bang khác với mức thuế thấp hơn và các chương trình phúc lợi ít hào phóng hơn. Các bang như California, nơi từng đóng vai trò là đầu tàu mang lại sự thịnh vượng cho cả nước, sẽ rơi xuống hố nghẹt thở của bộ máy quan liêu. Việc áp các mức thuế cao ngất trời và vô số gói cứu trợ liên bang để duy trì hoạt động sẽ đe dọa nghiêm trọng đến khả năng cạnh tranh của Mỹ trong các lĩnh vực then chốt như máy tính và công nghệ sinh học. Nó cũng sẽ gây áp lực to lớn lên hệ thống chính quyền cộng hòa của đất nước, vốn được cấu trúc để ngăn chặn một tiểu bang hoặc khu vực ngấu nghiến quá nhiều chiếc bánh của người nộp thuế quốc gia.

Thật không may cho liên minh ủng hộ nhập cư hàng loạt của Đảng Dân chủ đang suy giảm, nhiều di dân và con cái của họ đang rời bỏ cả đảng lẫn các thành phố và tiểu bang do đảng này cai trị. Dựa vào những người nhập cư gốc Tây Ban Nha và con cháu của họ để bù đắp cho cuộc rời đi của tầng lớp lao động da trắng, các đảng viên Dân chủ đã bị sốc vào tháng 12 năm 2023 bởi một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos cho thấy người gốc Tây Ban Nha ủng hộ Trump hơn Biden từ 38% đến 37%. Một cuộc thăm dò thậm chí gần đây hơn của USA Today và Đại học Suffolk cho thấy Trump dẫn trước Biden trong số cử tri gốc Tây Ban Nha với tỷ lệ 39% -34%. Tỷ lệ phiếu bầu của người gốc Tây Ban Nha trên toàn quốc dành cho Trump đã tăng từ 28% vào năm 2016 lên 36% vào năm 2020. Tại Texas, điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng nhập cư ở Mỹ, số người gốc Tây Ban Nha xác định là đảng viên Đảng Dân chủ đã giảm từ 63% vào năm 2019 xuống còn 54% vào năm 2022.


* Con đường cứu vãn khác: cho nhập cư từ Trung Đông và Châu Phi


Nếu sự chia rẽ đảng phái giữa những người gốc Tây Ban Nha cản trở quyền bá chủ mà Đảng Dân chủ hy vọng nhờ nhập cư, thì Đảng Dân chủ sẽ phải quay trở lại chiến lược “con đường thứ ba” của Đảng New Democrats như Bill Clinton, chuyển sang trung tâm và cố gắng chiêu dụ cử tri Cộng hòa thay vì nhập cử tri mới từ các nước khác… Không, đùa thôi! Nếu người Mỹ Latinh không bỏ phiếu theo cách mà các chiến lược gia của Đảng Dân chủ mong muốn, thì những cử tri mới sẽ phải nhập khẩu từ các khu vực khác trên thế giới như Trung Đông và Châu Phi, nơi mà Đảng Dân chủ có thể hy vọng rằng sự kết hợp sâu sắc giữa chủng tộc, tôn giáo và hận thù sắc tộc lâu đời sẽ thành công trong việc thu hút các cử tri mới và đảm bảo lòng trung thành của họ với đảng.

Kế hoạch Ponzi cho nhập cư hàng loạt trong nửa thế kỷ qua đã cung cấp một gói cứu trợ nhân khẩu học tạm thời cho các thành viên của liên minh gồm các ngành công nghiệp công nghệ thấp, lương thấp, Đảng Dân chủ, và hầu hết các chính quyền đô thị thuộc Đảng Dân chủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Nó thậm chí còn giúp lấp đầy hàng ghế ở một số nhà thờ Thiên chúa giáo. Nhưng cuối cùng, tất cả các kế hoạch Ponzi đều thất bại. Điều vẫn còn phải xem là liệu kế hoạch Ponzi nhập cư đã biến California, New York và các tiểu bang khác thành những quốc gia lạc hậu với mức lương thấp, điều kiện xã hội suy giảm và cơ sở hạ tầng yếu kém khiến cư dân chạy trốn sang các tiểu bang khác có sụp đổ trước khi nó tàn phá toàn bộ đất nước như một nguồn cung cấp năng lượng hay không.


https://www.tabletmag.com/sections/news/articles/open-border-policy-not-accident


NVV lược dịch và phân đoạn



 

Sunday, January 28, 2024

 2024-01-27 

Đây là lý do tại sao nhiệm kỳ tổng thống của Biden thất bại

(Dennis M. Powell, The Messenger, 27/1/2024)

Tôi sẽ nói thẳng: Joe Biden là một tổng thống thất bại. Rõ ràng ông ấy đã có cơ hội ở một vị trí làm những việc lớn hơn, nhưng ông ấy đã bỏ qua hoặc bỏ lỡ hoàn toàn cơ hội đó. Thay vào đó, Biden chọn nêu bật hai vấn đề – khí hậu và công bằng – nhưng không thể giải quyết được chúng, và trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã lãnh đạo một chính quyền với chủ đề chính là sự chia rẽ. Nói tóm lại, Biden đã không cung cấp cho người dân Mỹ những lý do chính đáng để tiếp tục nhiệm kỳ ngoại trừ việc ông ta bôi nhọ Donald Trump, một đảng viên Đảng Cộng hòa có khả năng sẽ thách thức ông ta một lần nữa.

Bốn năm trước, các cử tri mệt mỏi trước tai họa của COVID-19 đã thuê Tổng thống Biden để chữa lành đất nước và chấm dứt tai họa của virus, và Biden dường như đã hiểu được điều đó trong bài diễn văn nhậm chức của mình. Nhưng khi đã vào Phòng Bầu dục với tư cách là ông chủ ngành hành pháp, ông ấy hoặc đã không hiểu toàn bộ phạm vi của các vấn đề do đại dịch tạo ra và làm trầm trọng thêm, hoặc ông ấy đã chọn cách phớt lờ chúng. Sau đó, những tai ương trong nước do lạm phát và các cuộc chiến tranh chia rẽ ở Ukraine và Trung Đông đã làm tăng thêm sự lo lắng của cử tri, và tỷ lệ bỏ phiếu của Biden đã giảm mạnh xuống mức ảm đạm là 39% .

Hãy xem xét cơ hội đầu tiên bị bỏ lỡ của Biden: giáo dục, nơi ảnh hưởng của đại dịch vẫn còn kéo dài. Một báo cáo nghiên cứu vào tháng 5 năm 2023 của Graduate School of Education của Harvard đã cho thấy kết quả đáng kinh ngạc ở một số cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Mỹ: “Trẻ em đã tiếp tục học tập trở lại, nhưng phần lớn vẫn ở tốc độ như trước đại dịch. Không cần phải vội dạy phân số hay định lý Pythagore. Các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất - như Richmond, Virginia, St. Louis, Missouri và New Haven, Connecticut, nơi học sinh tụt hậu hơn 1,5 năm về môn toán - phải dạy 150% mức thông thường của một năm trong ba năm liên tiêp - chỉ để bắt kịp.”

Vào tháng 10, tờ City Journal của Baltimore đưa tin rằng sở Đánh giá Quốc gia về Tiến bộ Giáo dục (Department of Education’s National Assessment of Educational Progress - NAEP) của Bộ Giáo dục cho thấy số học sinh ở đó có thể đạt “mức cơ bản” trong môn đọc và toán đã giảm nhanh chóng: “Ở tất cả các lớp, 26% số học sinh ở Baltimore thành thạo tiếng Anh và Ngữ văn (ELA), trong khi chỉ có 8% thành thạo môn toán. Ngay cả những học sinh 'có năng khiếu và tài năng' của Baltimore cũng tụt lại phía sau.”

Với xuất thân thuộc tầng lớp trung lưu và đệ nhất phu nhân là giáo sư, giáo dục có thể là điểm khởi đầu tự nhiên cho nhiệm kỳ tổng thống của Biden nhằm xây dựng sự ủng hộ và hàn gắn đất nước, nhưng bản năng của ông - hoặc có lẽ chính trị của ông với tư cách là một đảng viên Đảng Dân chủ có sự ủng hộ truyền thống của nghiệp đoàn - là phải xin lời khuyên từ lãnh đạo một hiệp hội giáo viên lớn và tiếp tục đóng cửa các trường học khi tình hình dịch bệnh vẫn tiếp diễn.

Chính quyền Biden cũng tham gia vào các cuộc đấu tranh không cần thiết với phụ huynh về quyền của cha mẹ, các vấn đề LGBTQIA+ và chương trình giảng dạy. Vào tháng 5, Bộ trưởng Giáo dục Miguel Cardona được trích dẫn nói : “Tôi sẽ không ngồi yên trong khi một số người cố gắng tấn công các trường học của chúng ta hoặc tư nhân hóa giáo dục”. Điều đó cho thấy nhóm của Biden đã chọn sai câu chuyện khi bảo vệ hiện trạng và làm giảm bớt cuộc khủng hoảng mà trẻ em Mỹ đang phải đối mặt.

Sau đó là sự tập trung của Biden vào biến đổi khí hậu và công bằng chủng tộc – những vấn đề có lẽ có ý nghĩa nhất đối với ông, nhưng lại là những vấn đề gây chia rẽ người Mỹ.


https://themessenger.com/opinion/biden-trump-rematch-climate-equity-education-2024-election


NVV djch


 

2024-01-27 

15 sự thật về vụ tố cáo của E. Jean Carroll chống lại Trump mà báo chí không muốn bạn biết

(Hannah Bleau Knudsen, Breibart News, 27/1/2024)

Vụ kiện phỉ báng thứ hai của E. Jean Carroll đã kết thúc vào thứ Sáu khi bồi thẩm đoàn ở New York xác định rằng cựu Tổng thống Donald Trump phải trả bà 83,3 triệu USD vì đã phỉ báng bà vào năm 2019. Tuy nhiên, điều liên tục nằm trong tầm ngắm là thực tế là có những lo ngại nghiêm trọng về toàn bộ câu chuyện của người phụ nữ. Thế mà bà đã được thưởng hàng chục triệu đô la.

Carroll ban đầu đưa ra câu chuyện của mình vào năm 2019, kể chi tiết về vụ việc, cho rằng Trump đã tấn công tình dục bà trong phòng thay đồ Bergdorf-Goodman vào giữa những năm 1990: “Carroll nói rằng Trump đã theo bà ấy đến phòng thử đồ ở cửa hàng, xô đẩy bà ấy vào tường, kéo quần bó của bà ấy xuống và 'dùng ngón tay của anh ấy rờ quanh vùng kín của tôi, đẩy dương vật của anh ấy vào một nửa - hoặc hoàn toàn, tôi không chắc chắn - vào bên trong tôi.'”

Trump đã kịch liệt phủ nhận cáo buộc này trong nhiều năm, khiến Carroll đưa ra những vụ kiện phỉ báng này.

“Thật tệ khi mọi người tin vào điều đó, đặc biệt là khi không có bằng chứng nào,” Trump nói vào năm 2019 khi những cáo buộc lần đầu tiên nảy sinh. “Tệ hơn nữa là một ấn phẩm sắp chết cố gắng vực dậy bằng cách rao bán tin giả - đó là một đại dịch.”

“Nếu ai có thông tin Đảng Dân chủ đang làm việc với bà Carroll hoặc New York Magazine, vui lòng thông báo cho chúng tôi càng sớm càng tốt”, Trump viết. “Thế giới nên biết chuyện gì đang thực sự xảy ra. Đó là một sự ô nhục và mọi người phải trả giá đắt cho những cáo buộc sai trái như vậy”.

Bất chấp những điều kỳ lạ trong câu chuyện của Carroll — và sự thiếu bằng chứng đáng kinh ngạc — bà ấy vẫn được thưởng hàng chục triệu đô la, điều mà những người ủng hộ Trump cho rằng cho thấy hệ thống tư pháp đã trở nên đáng sợ đến mức nào nếu một người là cá nhân bị nhắm mục tiêu.

Dưới đây là một số sự thật về câu chuyện của Carroll mà giới truyền thông có uy tín không muốn công chúng biết:

1.  Bergdorf Goodman không có video giám sát về sự việc bị tố cáo.

2. Không có nhân chứng nào cho vụ tấn công tình dục này.

3.  Carroll lần đầu tiên đưa ra những tố cáo - một cách thuận miệng (ngẫu hứng) - trong khi quảng cáo cuốn sách 'What Do We Need Men For?'  vào năm 2019, trong đó có danh sách “The Most Hideous Men of My Life" (Những người đàn ông gớm ghiếc nhất trong đời tôi).

4.   Carroll không thể nhớ được cuộc tấn công được cho là này đã xảy ra khi nào. Bà ấy nói với luật sư của mình vào năm 2023, “Câu hỏi này, khi nào, thời gian nào, ngày tháng nào, là điều mà tôi [đã] không ngừng cố gắng xác định.” Bà ấy đã nhảy qua nhiều năm - ban đầu nói là năm 1994, sau đó chuyển sang năm 1995, và thậm chí chuyển sang năm 1996. Bà ấy cũng không thể nhớ được mùa nào mà vụ tấn công được cho là đã xảy ra.

5. Chiếc váy blazer Donna Karan mà bà ấy tuyên bố đã mặc trong vụ tố cáo thậm chí còn không có bán vào thời điểm bà ấy tuyên bố. Luật sư của Trump, Boris Epshteyn nói với các phóng viên: “Bà ấy nói: 'Đây là chiếc váy tôi mặc năm 1994.' Họ quay lại, họ kiểm tra. Chiếc váy thậm chí còn không được sản xuất vào năm 1994.”

“Và đó là lý do tại sao ngày được dời lại. Đây là những năm 80. Có phải là những năm 90? Có phải là những năm 2000? Tổng thống Trump đã liên tục tuyên bố rằng ông ấy bị buộc tội sai và ông ấy có quyền tự bào chữa”, ông nói thêm.

6.  Bà ấy chưa bao giờ đưa ra những cáo buộc này trong nhiều năm mặc dù liên tục cởi mở về vấn đề tình dục, đăng những thứ có tính chất rất tình dục trên mạng xã hội - nhiều trong số đó Trump đã chia sẻ. Chúng bao gồm những nhận xét như "Làm sao bạn biết 'sự thúc đẩy tình dục không mong muốn' của mình là không mong muốn, cho đến khi bạn thực hành nó?" và “Mánh tình dục tôi học được từ con chó của mình: Khi động dục, hãy đuổi theo con đực cho đến khi nó gục xuống vì kiệt sức… rồi chơi nó!”

7.  Bà ấy nói rằng bà ấy chưa bao giờ bị cưỡng hiếp, nói trên podcast của New York Times, The Daily, rằng “Mọi phụ nữ đều có quyền lựa chọn từ ngữ của mình. Mọi phụ nữ đều được chọn cách mô tả chuyện ấy. Đây là cách nói của tôi. Đây là lời của tôi. Chữ của tôi là 'chiến đấu'. Lời của tôi không phải là chữ 'nạn nhân'. Tôi chưa - tôi chưa từng bị cưỡng hiếp”. “Tôi có - điều gì đó chưa được thực hiện với tôi. Tôi đã chiến đấu. Chuyện là thế đấy.”

8.  Bà ấy đặt tên cho con mèo của mình là “Âm hộ (Vagina)”. “Con chó hoặc con mèo của bà ấy được đặt tên là 'Âm hộ'. Thẩm phán sẽ không cho phép chúng tôi đưa những chữ đó vào - tất cả những chữ này - nhưng với bà ấy, họ có thể nhét vào bất cứ thứ gì,” Trump nói với CNN trong đoạn ghi âm 'Access Hollywood'.

9.  Joe Tacopina, luật sư của Trump, đã chỉ ra vào tháng 5 năm 2023 rằng toàn bộ câu chuyện của Carroll có những điểm tương đồng đáng kinh ngạc với một tập phim năm 2012 của Law & Order: Special Victims Unit.  Trong tập phim đó, có tựa đề “Theatre and Tricks”, một cá nhân nói về ảo mộng cưỡng hiếp ở Bergdorf Goodman - cùng một  cửa hàng bách hóa nơi Carroll tuyên bố vụ việc đã xảy ra.

10.   Nói về các chương trình truyền hình, Carroll yêu thích chương trình The Apprentice của Trump .

“Tôi là một fan hâm mộ lớn của chương trình. Rất ấn tượng về nó,” Carroll nói trên bục nhân chứng, đồng thời nói thêm rằng bà “chưa bao giờ thấy một cuộc thi dí dỏm như vậy trên TV, và đó là về một điều gì đó đáng xem, đáng giá.”

11.  Carroll đã nói đùa về quan hệ tình dục với Bergdorf Goodman trong ấn bản Elle tháng 11 năm 1993, trước khi vụ tố cáo Trump diễn ra. Như Breitbart News đã nêu chi tiết :

    Carroll đang trả lời một lá thư từ một độc giả nữ lo ngại rằng bà ấy gặp khó khăn khi đạt cực khoái chỉ thông qua quan hệ tình dục, trong khi độc giả nói rằng bà ấy có thể đạt cực khoái thông qua màn dạo đầu. “Có cách nào để tôi có thể học cách đạt cực khoái thông qua quan hệ tình dục không?” độc giả đã hỏi trong ấn bản tháng 11 năm 1993. “Có lẽ trong những cuốn sách tôi có thể đọc được?”

    Carroll đã trả lời bằng lời khuyên sau (nhấn mạnh thêm):

        Bạn Snowed Under: Đừng tự đánh mình nữa. Ồ! Ít nhất bạn có cực khoái. Và nếu đó không phải là tình dục tự phát thì tôi không biết nó là gì. Hầu hết phụ nữ (khoảng 70%) gặp khó khăn khi đạt cực khoái chỉ khi giao hợp. Vậy là bạn hoàn toàn bình thường. Hãy bắt đầu bằng việc đọc cuốn 'For Yourself' của Tiến sĩ Lonnie Barbach. Bà ấy sẽ cho bạn những hướng dẫn tuyệt vời về cách đạt cực khoái khi giao hợp. Rồi sau đó hãy chuyển sang tư thế làm tình yêu thích của Gretta Garbo – là ở bên trên. (Trong những cảnh khiêu dâm, Garbo luôn ở trên đàn ông. Sharon Stone, Bette Midler và Katherine Hepburn cũng vậy). Quả thực, vị trí này phù hợp với phụ nữ hơn tầng bốn của Bergdorf.

12.  Carroll được hỗ trợ tài chính bởi Reid Hoffman, nhà tài trợ lớn của đảng Dân chủ chống Trump, người đã công khai thừa nhận đã đến thăm hòn đảo riêng của tội phạm tình dục bị kết án Jeffrey Epstein.

13.   Các nhà hoạt động của đảng Dân chủ cũng ủng hộ bà, như Breitbart News  nêu chi tiết:

    Thật vậy, một trong những luật sư của Carroll là Roberta Kaplan - một nhà hoạt động của Đảng Dân chủ, người đứng đầu nhóm Time's Up. Cô rời nhóm này sau khi có thông tin tiết lộ rằng cô đang hỗ trợ cựu Thống đốc New York Andrew Cuomo trong nỗ lực làm mất uy tín của những người tố cáo ông trong Đảng Dân chủ. Điều đó thật trớ trêu khi Time's Up tìm cách bảo vệ phụ nữ bị phân biệt đối xử và quấy rối. Thực tế này đã dẫn đến suy đoán ngày càng tăng rằng Kaplan chỉ tham gia vào những trường hợp mà cô cho là có lợi về mặt chính trị.
    Hơn nữa, Thẩm phán Lewis Kaplan đang xử vụ này có mối liên hệ với luật sư khác của Carroll, Shawn Crowley. Bà này thực sự là thư ký luật cho Thẩm phán Kaplan, và ông ấy đã chủ tọa lễ cưới của bà ấy.

    Ngoài vấn đề đó ra, Trump đã phủ nhận việc quen biết nhà hoạt động cánh tả vì bằng chứng duy nhất cho bất kỳ mối liên hệ nào chỉ là một bức ảnh duy nhất có Carroll chào Trump và vợ cũ Ivana tại một sự kiện hơn 35 năm trước. Carroll vẫn chưa cung cấp bằng chứng chắc chắn về cuộc gặp gỡ bị cáo buộc này và sẽ không sử dụng chiếc váy mà cô cho rằng có DNA từ vụ tố cáo này. Ngay cả Trump cũng công khai nói rằng chiếc váy nên là một phần của vụ án. Hơn nữa, không có nhân chứng nào về vụ việc được cho là xảy ra tại cửa hàng bách hóa nổi tiếng ở Thành phố New York.

14.  Vụ kiện chỉ có thể được tiến hành sau khi Đảng Dân chủ ban hành đạo luật 'Adult Survivors Act' vào năm 2022. Bà ấy đã nhân cơ hội theo đuổi vụ kiện này vào tháng 11 sau khi luật có hiệu lực, điều này cho phép bà ấy tránh được thời hiệu đối với vụ kiện này.

15.   Carroll từng nói : “Hầu hết mọi người đều nghĩ hiếp dâm là gợi cảm”.
Donald Trump Jr. cũng đăng lại danh sách sự thật về Carroll, kêu gọi những người khác hãy xem:

John LeFevre viết trên Tweeter ngày 26/1/2024:

Tôi nghĩ mọi người đều biết vụ E. Jean Carroll vs Trump là không có thật, cho đến khi tôi nghe thấy mẹ tôi (Đảng Cộng hòa cuối thập niên 60) đưa ra phán quyết sau khi xem ABC Nightly News.

Thật khó để tìm thấy trên Google, vì vậy đây là những điều bạn cần biết về E. Jean Carroll, hầu hết trong số đó bị thẩm phán cho là "không thể chấp nhận":

- Bà ấy không thể nhớ được ngày, tháng, mùa, năm xảy ra sự việc
- Bà ấy chưa bao giờ nói với ai về điều đó, mặc dù công khai bị ám ảnh bởi giới tính của chính mình.
- Chiếc váy bà ấy mặc không tồn tại vào thời điểm đó
- Mô tả của bà ấy về phòng thay đồ ở Bergdorf Goodman không chính xác, khiến chuỗi sự kiện của cô không thể thực hiện được
- Vụ kiện của bà ấy được tài trợ bởi đám Jeffrey Epstein và nhà tài trợ lớn của Đảng Dân chủ (và Nikki Haley) Reid Hoffman
- Đảng Dân chủ đã tạo ra một đạo luật (The Adult Survivors Act, nới rộng thời hiệu) năm 2022 để cho phép vụ kiện của bà ấy được tiến hành
- Lời buộc tội của bà ấy chính là cốt truyện của một tập phim Law & Order (một trong những "chương trình yêu thích" của bà ấy)
- Trump's Apprentice cũng là một trong những chương trình bà yêu thích nhất
- Bà ấy có tiền sử cáo buộc sai sự thật về tội hiếp dâm của đàn ông, bao gồm cả Les Moonves
- Bà ấy nói với Anderson Cooper, "hầu hết mọi người nghĩ hiếp dâm là gợi cảm. Hãy nghĩ đến những chuyện hoang đường."
- Bà ấy đã tạo dựng sự nghiệp bằng cách đưa ra những chuyện lăng nhăng tình dục, thậm chí còn viết một cách sôi nổi về việc tấn công tình dục và đặt tên cho con mèo của mình là Vagina (âm hộ)

https://twitter.com/JohnLeFevre/status/1751096800935551020
NVV dịch


 

Saturday, January 27, 2024

 2024-01-26 

Lý do ông Trump 'bất chiến tự nhiên thành' ở Nevada 

Bà Haley không tham gia cuộc họp kín ở Nevada, khiến Trump gần như chắc chắn sẽ giành toàn bộ đại biểu của bang dự đại hội đảng Cộng hòa.

Cựu tổng thống Donald Trump ngày 23/1 chiến thắng bầu cử sơ bộ bang New Hampshire trước cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley. Cùng với thắng lợi trước đó ở Iowa, ông Trump đang thể hiện vị thế áp đảo trên đường đua đảng Cộng hòa.

Trong bài phát biểu mừng chiến thắng tại New Hampshire tối cùng ngày, ông Trump mỉa mai bà Haley và đề cập việc bà sẽ không được trao bất kỳ đại biểu nào của bang Nevada để đi dự Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa. "Tôi có nghe Nikki nói 'tiếp theo là Nam Carolina', nhưng bà ấy quên rằng còn có Nevada. Và tôi xin thông báo chúng tôi vừa thắng Nevada, 100%", ông Trump cho biết.

Ông Trump tự tin giành chiến thắng tuyệt đối ở Nevada ngay cả trước khi vòng sơ bộ diễn ra bởi quy định bỏ phiếu khác thường của bang này. Các bang khác của Mỹ thường lựa chọn giữa họp kín và bỏ phiếu sơ bộ để chọn ứng viên cho đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhưng Nevada lại tổ chức cả hai hình thức.

Họp kín có quy trình khác và phức tạp hơn bỏ phiếu. Cuộc bỏ phiếu sơ bộ sẽ do giới chức bang đảm nhận, tiến hành bằng hình thức bầu trực tiếp hoặc qua thư, trong khi họp kín do cơ quan điều hành của từng đảng tổ chức.

Họp kín yêu cầu cử tri phải dự trực tiếp, công khai lựa chọn của họ, nghe người đại diện cho ứng viên phát biểu rồi bỏ phiếu. Kết quả tại mỗi địa điểm bỏ phiếu sẽ gửi đến ủy ban đảng và được công bố sau khi hoàn tất quá trình kiểm đếm.

Trong hàng chục năm qua, cả đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Nevada đều bầu sơ bộ bằng hình thức họp kín trong năm bầu cử. Tuy nhiên, cuộc họp kín của đảng Dân chủ hồi năm 2020 đã xuất hiện sai sót trong quá trình gửi kết quả, khiến hai ứng viên đảng này khi đó là Pete Buttigieg và Bernie Sanders phải yêu cầu kiểm phiếu lại.

Sự cố này thúc đẩy nghị viện Nevada, với phe Dân chủ chiếm đa số, năm 2021 thông qua đạo luật bỏ hình thức họp kín, chuyển sang bỏ phiếu sơ bộ.

Tuy nhiên, cơ quan điều hành đảng Cộng hòa ở Nevada (NRP) phản đối thay đổi này, bởi họ cho rằng bỏ phiếu qua thư "không đảm bảo". Thống đốc Nevada Joe Lombardo, thành viên đảng Cộng hòa, đề xuất siết chặt luật liên quan danh tính cử tri và áp một số hạn chế với bỏ phiếu qua thư, nhưng bị nghị viện bang bác bỏ.

Với luật này, đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Nevada cùng tổ chức bầu sơ bộ bằng hình thức bỏ phiếu vào ngày 6/2. Nhưng NRP quyết định vẫn sẽ tổ chức họp kín vào ngày 8/2 và chỉ công nhận kết quả họp kín để phân bổ 26 đại biểu bang dự Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa.

Cử tri Cộng hòa có thể tham gia bỏ phiếu sơ bộ, nhưng kết quả chỉ mang tính tượng trưng. NRP còn tuyên bố ứng viên tham gia bỏ phiếu sơ bộ sẽ không có tên trong phiếu bầu họp kín.

Trong cuộc bầu cử năm nay, bà Haley, thượng nghị sĩ Tim Scott, cựu phó tổng thống Mike Pence và một số ứng viên còn lại của đảng Cộng hòa chọn tham gia hình thức bỏ phiếu sơ bộ, đồng nghĩa từ bỏ cạnh tranh đại biểu ở Nevada.

Ông Trump cùng Thống đốc Florida Ron DeSantis, doanh nhân Vivek Ramaswamy, cựu thống đốc New Jersey Chris Christie, Thống đốc Bắc Dakota Doug Burgum và mục sư Binkley chọn hình thức họp kín tại Nevada.

Điều này đồng nghĩa ông Trump "bất chiến tự nhiên thành", bởi DeSantis cùng các ứng viên nổi bật khác đã tuyên bố rút lui và đối thủ cạnh tranh duy nhất của ông trong cuộc họp kín là Binkley, một ứng viên không mấy nổi bật.

Scott nói bỏ phiếu sơ bộ giúp ứng viên được nhiều cử tri biết đến hơn, bác thông tin cho rằng ông ngại đối đầu ông Trump trong họp kín. Bà Haley không bình luận về quyết định từ bỏ họp kín.

Jim DeGraffenreid, thành viên ủy ban NRP, nói họ đã liên hệ với hầu hết ứng viên trước hạn chót nộp hồ sơ ghi danh họp kín và ông "rất bất ngờ" trước lựa chọn của bà Haley.

"Vẫn còn phải xem cử tri sẽ phản ứng thế nào", ông tiếp tục. "Ai nắm rõ quy trình cũng hiểu giành đại biểu là mục tiêu của mọi cuộc bầu cử sơ bộ. Do đó, tôi cảm thấy bối rối khi một số ứng viên lại chọn hình thức không mang lại đại biểu nào".

Zachary Guymon, chiến lược gia của NRP, nhận định bà Haley chọn bỏ phiếu sơ bộ vì biết mình không thể đánh bại ông Trump ở Nevada trong họp kín.

"Họ cho rằng ông Trump sẽ thống trị cuộc họp kín và tốt hơn nên nhường Nevada thay vì bị bẽ mặt", Joshua Putnam, nhà khoa học chính trị tại FrontloadingHQ, bình luận. Mặt lợi là ứng viên thắng hình thức bỏ phiếu sơ bộ có thể tuyên bố họ nhận được nhiều phiếu hơn người thắng họp kín.

Quy định bầu cử sơ bộ phức tạp ở Nevada đã khiến một số cử tri bang này bối rối và phẫn nộ. Một số người ngạc nhiên khi ông Trump và ông DeSantis không có tên trên phiếu bầu sơ bộ qua thư, cho rằng đây là "gian lận bầu cử".

Chủ tịch NRP Michael McDonald thừa nhận "đáng tiếc" khi không đề cập thông tin họp kín trên hàng triệu lá phiếu bầu qua thư đã gửi đến cử tri, khiến văn phòng chính quyền phải nhận hàng loạt cuộc gọi và thư thắc mắc.

McDonald cũng bác cáo buộc cho rằng NRP tổ chức họp kín nhằm mang lại lợi thế cho Trump. Ông cho rằng cáo buộc này do phe ông DeSantis nêu ra và được phía đội ngũ của bà Haley thúc đẩy. "Có thể phía bà Haley đã hối hận khi quyết định chọn hình thức bỏ phiếu sơ bộ và đang tìm lý do biện minh cho sai lầm chiến lược đó", ông nói.

 https://vnexpress.net/ly-do-ong-trump-bat-chien-tu-nhien-thanh-o-nevada-4704931.html


 

 

 2024-01-26  

24 nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa ở Pennsylvania thách thức TT Biden về sắc lệnh ghi danh cử tri

Hồ sơ tòa án cho biết việc đưa ra các quy định bầu cử, gồm cả những quy định liên quan đến việc ghi danh cử tri, là quyền hạn của riêng cơ quan lập pháp.

 (Beth Brelje, Epoch Times, 26/1/2024)

Một nhóm gồm 24 nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa ở Pennsylvania đã đệ một đơn khiếu nại liên bang để kiện Tổng thống (TT) Joe Biden, Thống đốc Josh Shapiro, và các đại diện của Sở Nội vụ Pennsylvania (Pennsylvania Department of State), nói rằng họ đã lấn quyền của cơ quan lập pháp bằng cách thay đổi các quy tắc ghi danh cử tri và bầu cử.

Các nhà lập pháp nói rằng Điều khoản Bầu cử và Điều khoản Cử tri trong Hiến Pháp Hoa Kỳ trao cho các nhà lập pháp tiểu bang quyền hiến định duy nhất để xác định cách thức bầu cử, còn tổng thống, thống đốc, hoặc các quan chức hành pháp khác, chẳng hạn như đổng lý tiểu bang, không có vai trò tạo ra, viết lại, hoặc coi thường các luật do cơ quan lập pháp này thiết lập. Nhóm này cho rằng nhóm đã bị loại khỏi, một cách vi hiến, quá trình xây dựng luật điều chỉnh các cuộc bầu cử liên bang Tổng thống và Quốc hội.

Bên nguyên đơn là các Dân biểu tiểu bang Pennsylvania Dawn Keefer, Timothy Bonner, Barry Jozwiak, Barbara Gleim, Joseph Hamm, Wendy Fink, Robert Kauffman, Stephanie Borowicz, Donald (Bud) Cook, Paul Michael Jones, Joseph D’Orsie, Charity Krupa, Leslie Rossi, David Zimmerman, Robert Leadbeter, Dan Moul, Thomas Jones, David Maloney, Timothy Twardzik, David Rowe, Joanne Stehr, Aaron Bernstine, Kathy Rapp, và Thượng nghị sĩ tiểu bang Cris Dush.

Đơn kiện của họ tại Tòa án Địa hạt Liên bang dành cho Quận Trung Pennsylvania yêu cầu thẩm phán tuyên bố ba hành động sau đây là vi hiến: một sắc lệnh ghi danh cử tri do TT Biden ban bố, một hành động ghi danh cử tri của ông Shapiro, và một số chỉ thị của Sở Nội vụ. Họ cũng yêu cầu thẩm phán ban hành lệnh cấm tổng thống, thống đốc, hoặc các nhà điều hành tiểu bang thực hiện những thay đổi trong tương lai đối với tiến trình bầu cử ở Pennsylvania mà không tuân theo thủ tục lập pháp.

Sắc lệnh của Tổng thống Biden

Hồ sơ tòa án cho biết việc đưa ra các quy định bầu cử, gồm cả những quy định liên quan đến việc ghi danh cử tri, là quyền hạn của riêng cơ quan lập pháp.

Năm 2021, TT Biden đã ký Sắc lệnh 14019 về “thúc đẩy khả năng tiếp cận bầu cử,” yêu cầu tất cả các cơ quan liên bang xây dựng một kế hoạch nhằm thúc đẩy cử tri ghi danh và tham gia bầu cử.

Để hưởng ứng, vào năm 2022, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) đã loan báo rằng các trung tâm y tế liên bang trên toàn quốc hiện nay có toàn quyền tham gia vào các hoạt động — gồm cả ghi danh cử tri — nằm ngoài phạm vi của dự án chương trình trung tâm y tế.

Trang web của HHS cho biết, “Các hoạt động ghi danh cử tri như vậy có thể bao gồm việc cung cấp tài liệu ghi danh cử tri cho bệnh nhân, khuyến khích bệnh nhân ghi danh bỏ phiếu, giúp đỡ bệnh nhân hoàn thành các mẫu ghi danh, gửi các biểu mẫu đã điền cho cơ quan bầu cử, cung cấp tài liệu ghi danh cử tri trong phòng chờ, và cho phép các tổ chức tư nhân, phi đảng phái tiến hành ghi danh tại chỗ cho cử tri.”

Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ đã chỉ thị hơn 3,000 nhà chức trách nhà ở công cộng đang quản lý khoảng 1.2 triệu đơn vị nhà ở công cộng trên toàn quốc tiến hành các đợt vận động ghi danh cử tri tại các đơn vị đó.

Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã gửi thư tới các trường đại học, chỉ thị những trường này sử dụng các quỹ Vừa học Vừa làm Liên bang “để giúp đỡ các hoạt động ghi danh cử tri.” Bức thư nêu: “Nếu một trường sau trung học tuyển dụng trực tiếp một sinh viên thì trường này có thể [dùng các quỹ Vừa học Vừa làm Liên bang để] trả thù lao cho sinh viên đó để sinh viên đó làm việc liên quan đến các hoạt động ghi danh cử tri diễn ra trong hoặc ngoài khuôn viên trường.”

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã gửi thư tới các cơ quan tiểu bang quản lý Chương trình Trợ giúp Dinh dưỡng Bổ sung (SNAP) và chương trình thực phẩm dành cho người thu nhập thấp cho Trẻ sơ sinh và Trẻ em (WIC), hướng dẫn họ thực hiện các hoạt động ghi danh cử tri bằng quỹ liên bang.

Những nhà lập pháp nói trên cho biết việc vận động ghi danh cử tri không phải là một chức năng của chính phủ.

“Thông thường, các bên tư nhân — gồm cả nguyên đơn, các chiến dịch, đảng chính trị, và tổ chức — tiến hành vận động ghi danh cử tri như được luật tài chính chiến dịch tranh cử liên bang thừa nhận và điều chỉnh,” hồ sơ tòa án cho biết. “Luật tài chính tranh cử liên bang áp dụng cho hoạt động ghi danh cử tri của các đảng tư nhân. Vận động ghi danh cử tri… là một chức năng [của các bên] tư nhân được liên bang công nhận, chứ không phải một chức năng của chính phủ.”

Sắc lệnh của TT Biden cũng chỉ thị các cơ quan liên bang sử dụng tiền của người đóng thuế để lựa chọn “các tổ chức bên thứ ba, phi đảng phái, đã được công nhận cũng như các quan chức tiểu bang để cung cấp dịch vụ ghi danh cử tri tại các cơ sở của cơ quan.”

Qua các hành động lập pháp, các nhà lập pháp tiểu bang Pennsylvania đã thông qua một luật cấm ảnh hưởng của các tổ chức bên thứ ba trong bầu cử. Hồ sơ tòa án cho biết sắc lệnh nói trên mâu thuẫn với luật bầu cử của tiểu bang Pennsylvania.

Lệnh ghi danh cử tri tự động của ông Shapiro

Hồi tháng 09/2023, trong một thông cáo báo chí, Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro nói rằng ông đang thay đổi luật ghi danh cử tri bằng cách ban hành lệnh ghi danh cử tri tự động. Theo thông cáo báo chí, bất kỳ ai đủ điều kiện bỏ phiếu sẽ tự động được ghi danh bỏ phiếu khi họ nhận được bằng lái xe.

Các nhà lập pháp Pennsylvania đã nhiều lần thử sử dụng quy trình lập pháp để thực hiện ghi danh cử tri tự động ở Pennsylvania, nhưng mọi nỗ lực đều thất bại. Vào thời điểm ông Shapiro công bố sự thay đổi này, có một dự luật khác đang chờ ở cơ quan lập pháp để ban hành việc ghi danh cử tri tự động. Trong hồ sơ tòa án, các nhà lập pháp nói rằng hành động của ông Shapiro không được bất kỳ luật nào của bất kỳ tiểu bang nào công nhận là hợp pháp.

“Sắc lệnh của Thống đốc Shapiro về việc ghi danh cử tri tự động ở Pennsylvania không phù hợp với luật hiện hành của Pennsylvania,” hồ sơ tòa án cho biết. “Thống đốc Shapiro không có quyền đơn phương giám sát và tham gia đưa ra các quyết định lập pháp liên quan đến thời gian, địa điểm, và cách thức bầu cử Tổng thống và Quốc hội, gồm cả việc ghi danh cử tri ở Pennsylvania.”

Một phát ngôn viên của Sở Nội vụ Pennsylvania (DOS) gọi tuyên bố đó là “vô căn cứ.” Phát ngôn viên này cũng nói với The Epoch Times trong một thư điện tử rằng luật tiểu bang trao cho người đứng đầu Sở Giao thông vận tải và Đổng lý Tiểu bang quyền hạn rộng rãi để xác định hình thức giấy phép lái xe kết hợp của Pennsylvania và mẫu đơn ghi danh cử tri. Những thay đổi trong thủ tục ghi danh cử tri thông qua Sở Giao thông Vận tải hồi tháng Chín đã dẫn đến số lượng ghi danh cử tri mới tăng 44% so với cùng thời kỳ hai năm trước, và “phù hợp với Đạo luật Ghi danh Cử tri Quốc gia và luật Pennsylvania,” DOS cho biết.

Các chỉ thị của Sở Nội vụ

Theo hồ sơ tòa án, Sở Nội vụ Pennsylvania đã ban hành nhiều chỉ thị mâu thuẫn với các luật do các nhà lập pháp thiết lập, trong đó có chỉ thị năm 2018 liên quan đến Đạo luật Trợ giúp Bầu cử Hoa Kỳ (HAVA) quy định về việc đối chiếu giấy phép lái xe hoặc số An sinh Xã hội cho đơn ghi danh cử tri. Hướng dẫn này cho biết các quận Pennsylvania phải ghi danh người nộp đơn ngay cả khi người nộp đơn cung cấp giấy tờ tùy thân không hợp lệ.

Các nhà lập pháp tiểu bang cho biết họ đã thông qua một luật liên quan đến việc xác thực thông tin trong đơn ghi danh cử tri, còn các chỉ thị do Sở Nội vụ ban hành thì mâu thuẫn với các luật bầu cử tiểu bang.

Điều này tạo ra sự nhầm lẫn ở các quận vì các quan chức địa phương nhận được hai hướng chỉ thị — một từ Cơ quan Lập pháp và một từ Sở Nội vụ.

DOS nói với The Epoch Times rằng Chỉ thị Đối chiếu HAVA đã được ban hành năm 2018 cũng “hoàn toàn phù hợp với luật hiện hành và vẫn có hiệu lực.”

Hồ sơ tòa án cho biết: “Nếu được phép có hiệu lực, thì những chỉ thị tương tự có thể được áp dụng lại trong tương lai.”

 

https://www.theepochtimes.com/us/24-gop-legislators-in-pennsylvania-challenge-biden-over-voter-registration-executive-order-5573742

 Doanh Doanh biên dịch

 

 

 

 2024-01-25 

Chiến lược của Nikki Haley là gì?

(Victor Davis Hanson, Daily Caller, 25/1/2024)

Cựu Thống đốc Nam Carolina Nikki Haley vừa thua 11% trong cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire.

Trước đó, bà đã đứng thứ ba trong các cuộc họp kín gần đây ở Iowa sau Thống đốc bang Florida Ron DeSantis. Nhưng DeSantis, không phải bà, đã bỏ cuộc đua. Sau đó, ông tán thành người dẫn đầu Donald Trump.

Ngược lại, Haley tự tin tuyên bố rằng cuối cùng đã có một cuộc đua đối đầu giữa hai người. Thế là bà tự tin hướng tới New Hampshire.

Ẩn ý của bà ấy là nếu bà ấy không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ dành cho hai người sắp tới, bà ấy sẽ đứng ở vị trí “thứ hai” chứ không phải “cuối cùng”.

Những người ủng hộ bà chi tiêu nhiều hơn tất cả các ứng cử viên ở Iowa và sẽ làm như vậy một lần nữa ở New Hampshire. Haley đã củng cố các cử tri Never-Trump, giành chiến thắng trong các cử tri độc lập và các đảng viên Đảng Dân chủ đổi đảng, đồng thời thu hút được hàng triệu USD từ tầng lớp các nhà tài trợ đang bực tức khi nghĩ đến việc Trump sẽ ứng cử lần thứ ba.

Hơn nữa, gần một nửa số người bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa bản thân họ không phải là đảng viên Đảng Cộng hòa. New Hampshire là tiểu bang bầu cử sơ bộ thân thiện với Haley nhất trong toàn bộ mùa tranh cử.

Tuy nhiên, sau khi về cuối trong cuộc đua ba người ở Iowa với 19% phiếu bầu, bà ấy vẫn thua 11 điểm ở một tiểu bang New England phản ánh hình ảnh một cử tri truyền thống của Romney hoặc Bush hơn là một người ủng hộ Trump.

Trump hiện đã giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên với đa số phiếu lớn. Như ông nhắc nhở chúng ta, không có đảng viên Cộng hòa nào trong lịch sử gần đây mất đề cử sau khi giành chiến thắng ở Iowa và New Hampshire.

Vậy chiến lược sắp tới của Haley là gì?

Trước mắt, bà sẽ nhường Trump các cuộc họp kín ở Nevada và tập trung vào tiểu bang Nam Carolina quê hương của bà.

Nhưng sau đó thì sao?

DeSantis đã khôn ngoan rời khỏi cuộc đua và ủng hộ Trump vì ông không muốn thua ở New Hampshire. Và ông ấy đã phỏng đoán chính xác rằng ông ấy sẽ là ứng cử viên hàng đầu vào năm 2028, với một Trump hiện đang ủng hộ ông.

Ngược lại, Haley, sau khi thua Iowa, New Hampshire và Nevada, có thể mất tiểu bang quê hương của mình một cách thảm hại hơn nữa, bất chấp cuộc đua đối đầu mà bà mong đợi với Trump.

Liệu Haley có làm hoen ố khả năng chính trị lâu dài của mình không? Ai biết? Nhưng áp lực của đảng sẽ chỉ gia tăng khiến bà phải bỏ cuộc, tìm kiếm sự đoàn kết trong đảng và củng cố nguồn tài trợ hữu hạn của Đảng Cộng hòa dành cho Trump.

Tóm lại, Haley hiện có bốn lựa chọn.

Đầu tiên, bà ấy có thể rút lui, ủng hộ Trump, hứa sẽ vận động tranh cử cho ông ấy với các cử tri độc lập và cử tri đổi đảng, đồng thời mong đợi lời đề nghị về một vị trí nội các hoặc chức đại sứ khi bà ấy chuẩn bị tái tranh cử vào năm 2028.

Hoặc thứ hai, Haley có thể vận động mạnh mẽ hơn nữa. Bà ấy có thể huy động được nhiều tiền hơn của đám Never-Trump và bắt chước ứng cử viên đứng thứ hai kéo dài một năm của George HW Bush năm 1980.

Ngay cả khi thua cuộc, Bush vẫn tấn công vào người dẫn đầu Ronald Reagan. Trong khi đó, ông đã chứng tỏ mình là một nhà vận động khéo léo, củng cố một liên minh gồm những người Cộng hòa chống Reagan và những người độc lập trong các cuộc bầu cử sơ bộ.

Những ưu điểm của chiến dịch tranh cử mạnh mẽ của Bush và sự thu hút những người theo chủ nghĩa ôn hòa cuối cùng đã gây ấn tượng với những người theo chủ nghĩa hiện thực của Reagan.

Bản thân Bush đã chiến thắng Reagan bằng ý tưởng lạ lùng là đặt dòng máu xanh quý tộc vào tấm vé để cân bằng với Reagan được cho là cực hữu.

Liên danh Reagan-Bush sau đó đã đánh bại Tổng thống đương nhiệm Jimmy Carter.

Tám năm sau, bản thân Bush đã được tưởng thưởng khi được đề cử mà không gặp nhiều sự phản đối trong các cuộc bầu cử sơ bộ, được Tổng thống Reagan ủng hộ và giành được chức tổng thống năm 1988.

Haley có thể làm điều tương tự, giảm bớt các cuộc tấn công của bà ấy vào người dẫn đầu Trump khi bà ấy đóng vai đối thủ cao quý trong một vài cuộc bầu cử sơ bộ nữa.

Bằng cách đó, bà ấy có thể hướng đến việc được đề cử phó tổng thống, hứa hẹn sẽ thu hút được hàng triệu cử tri trung dung.

Giao dịch này cũng sẽ nâng cao vị thế của bà trong chính quyền Trump kéo dài 4 năm cuối cùng và giúp bà có vị trí tốt trong năm 2028.

Hoặc thứ ba, Haley có thể khập khiễng tham gia một vài cuộc bầu cử sơ bộ nữa, vận động bừa bãi và từ từ thất bại. Chiến lược dây dưa đó sẽ vẫn là một ứng cử viên “dự phòng”.

Một Haley trì trệ sẽ đóng vai trò là người duy nhất còn lại của Đảng Cộng hòa thay thế Trump - khi ông ta có thể bị kết án và bỏ tù và do đó không thể tích cực vận động tranh cử hoặc bị thương với tư cách là tội phạm đầu tiên tranh cử với tư cách là ứng cử viên của đảng lớn.

Hoặc thứ tư, Haley có thể đi theo con đường đầy nhàm chán, đi vào ngõ cụt.

Bà ấy sẽ tiếp tục tấn công gay gắt vào tuổi tác của Trump và mô phỏng chủ nghĩa hư vô Never Trump năm 2016.

Haley không thể thắng. Nhưng cô ấy có thể làm tổn thương Trump theo cách mà cuộc bỏ phiếu Never Trump đã làm tổn thương Trump vào năm 2016 và thậm chí có thể giúp đánh bại ông ấy vào năm 2020.

Haley sẽ giành được sự ca ngợi từ giới truyền thông, được các đảng viên Đảng Dân chủ và phe Never Trump phong thánh (trong một thời gian) như một người dũng cảm nói lên sự thật trước quyền lực - và về cơ bản sẽ thổi bùng sự nghiệp chính trị của cô ấy.

Lựa chọn thứ nhất, đi theo tuyến đường DeSantis, là hợp lý nhất. Nhưng Haley có thể sẽ chọn phương án thứ hai và thứ ba rủi ro hơn là tiếp tục tham gia cuộc đua.

Lựa chọn thứ tư sẽ kết thúc sự nghiệp của bà ấy, làm hài lòng chiến dịch Biden đang ốm yếu và có thể mang lại cho đất nước nhiều sự điên rồ hơn trong giai đoạn 2021-24 thay vì quay trở lại những gì đã diễn ra trong năm 2017-20.


https://dailycaller.com/2024/01/25/victor-davis-hanson-nikki-haley-four-options-2024-primaries/


NVV dịch





 

 2024-01-25 

Vấn đề của máy bỏ phiếu Dominion

Ngày 9/1/2024, tại phiên xử của tòa án liên bang ở Georgia, Giáo sư J. Alex Halderman đã biểu diễn thành công xâm nhập máy bỏ phiếu và kiểm phiếu, thay đổi kết quả của một lá phiếu đã bầu, chỉ bằng một nét bút Bic.

Vụ việc gây chấn động được đưa lên nhiều tờ báo.

***

Tính bảo mật của máy bỏ phiếu Dominion của Georgia được đưa vào thử nghiệm

(Jared Eggleston, CBS News, 9/1/2024)

Một cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm về tính an toàn của các cuộc bầu cử ở Georgia và các máy bỏ phiếu đã lên đến đỉnh điểm vào sáng thứ Ba (hôm nay) tại một phòng xử án ở Atlanta.

Tuyên bố mở đầu bắt đầu trong phiên tòa liên bang kiểm tra xem liệu các máy của Hệ thống bỏ phiếu Dominion được sử dụng ở Georgia có thể bị tấn công hoặc thao túng hay không, khiến việc sử dụng chúng trong các cuộc bầu cử là vi hiến.

Vụ việc bắt đầu từ năm 2017 và được một số cử tri và Liên minh Quản trị Tốt (Coalition for Good Governance) đệ trình chống lại các thành viên của Ủy ban Bầu cử Tiểu bang và Ngoại trưởng Georgia Brad Raffensperger. Các nguyên đơn nói rằng họ không tranh chấp bất kỳ kết quả bầu cử nào ở Georgia và vụ việc của họ không liên quan đến cuộc bầu cử năm 2020 cũng như các vụ kiện phỉ báng do Dominion đưa ra chống lại Fox News và những người khác.

David Cross, một trong những luật sư của nguyên đơn, đã đưa ra vụ kiện cấm máy bỏ phiếu màn hình cảm ứng của Dominion. Ở Georgia, sau khi cử tri đưa ra lựa chọn của mình, lá phiếu sẽ được in ra cùng với mã QR. Mã QR cuối cùng là thứ được đọc và coi là lá phiếu của cử tri. Các nguyên đơn muốn tiểu bang quay trở lại sử dụng phiếu bầu bằng giấy vì họ nói rằng điều này sẽ đảm bảo với cử tri rằng lá phiếu của họ đang được tính chính xác.

Bryan Tyson, một trong những luật sư bào chữa cho Brad Raffensperger cho biết: “Không có bằng chứng nào cho thấy một cuộc bỏ phiếu bị thay đổi ở Georgia vì phần mềm độc hại”. Cả hai bên đều chỉ ra những gì đã xảy ra ở Coffee County sau cuộc bầu cử năm 2020 để hỗ trợ cho lập luận mở đầu của họ.

Trong vụ án của Quận Fulton chống lại cựu Tổng thống Donald Trump và 18 đồng phạm, một số người bị cáo buộc ăn cắp hình lá phiếu, phần mềm thiết bị bỏ phiếu và thông tin cá nhân của cử tri ở Coffee County và khai man với các nhà điều tra của chính phủ.

Bốn người đã bị truy tố tại Quận Fulton với các cáo buộc liên quan đến vi phạm văn phòng bầu cử Quận Coffee. Đồng minh của Trump, Sidney Powell và người bảo lãnh tại ngoại Scott Hall đều đạt được thỏa thuận nhận tội với công tố quận. Tất cả sáu tội danh âm mưu mà Powell đã nhận tội đều liên quan đến một kế hoạch trong đó Powell phối hợp với một công ty dữ liệu, SullivanStrickler, để truy cập dữ liệu bầu cử từ Coffee County.

Các nguyên đơn cho rằng hệ thống của Georgia dễ bị xâm nhập vì những người không được phép có thể truy cập và sao chép dữ liệu từ máy. Họ nói rằng không thể biết được ai có quyền truy cập vào dữ liệu này.

Các luật sư bào chữa cho Georgia nói rằng mọi hệ thống bầu cử đều có thể bị tấn công từ nội bộ.

Nhiều lần trong phát biểu mở đầu, Tyson còn nhắc đến Raffensperger và chỉ ra một chiếc ghế trống bên cạnh tên ông ta. Raffensperger từ chối làm chứng trong vụ án; tuần trước, Tòa phúc thẩm khu vực 11 của Hoa Kỳ đã ra phán quyết rằng ông sẽ không phải làm chứng, đảo ngược phán quyết trước đó của Thẩm phán cấp cao khu vực Hoa Kỳ Amy Totenberg.

Một số nhân chứng dự kiến ​​sẽ được triệu tập trong phiên tòa, dự kiến ​​kéo dài khoảng ba tuần.

https://www.cbsnews.com/news/security-georgias-voting-machines-put-on-trial/


_________________


Khám phá rủi ro: Phân tích vụ hack máy bỏ phiếu điện tử Georgia

(Russel D. Nomer, Linkedin, 23/1/2024)

Tin tức từ Georgia, nơi Giáo sư J. Alex Halderman chứng minh khả năng hack một máy bỏ phiếu điện tử, thực sự rất quan trọng. Những điểm chính cần xem xét trong phân tích này là:

1. Tính dễ bị tổn thương của Hệ thống Bỏ phiếu : Chứng minh của Halderman, đặc biệt là sự dễ dàng và nhanh chóng mà ông có thể thao túng tổng số phiếu bầu chỉ bằng một cây bút, đã nhấn mạnh một lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống bỏ phiếu điện tử được sử dụng ở Georgia. Lỗ hổng này, được xác định là lỗ hổng thực thi mã tùy ý, có khả năng bị khai thác để phát tán phần mềm độc hại trên mạng thiết bị đánh dấu phiếu bầu (BMD) mà không cần quyền truy cập vật lý vào từng máy.

2. Ý nghĩa đối với an ninh bầu cử : Khả năng thay đổi phiếu bầu trên quy mô lớn làm nổi bật nguy cơ nghiêm trọng đối với tính liêm chính của cuộc bầu cử. Rủi ro này càng trở nên phức tạp hơn bởi thực tế là một cuộc tấn công như vậy có thể không bị phát hiện, đặc biệt nếu nó có thể vượt qua cả các biện pháp bảo vệ kỹ thuật và thủ tục (thao tác) tại chỗ.

3. Những hậu quả tiềm ẩn về pháp lý và chính trị : Việc tiết lộ những lỗ hổng này tại Tòa án Liên bang và khả năng chúng ảnh hưởng đến kết quả bầu cử có thể gây ra những hậu quả chính trị và pháp lý sâu rộng. Mặc dù nó có thể không trực tiếp thay đổi kết quả của các cuộc bầu cử trước đây, chẳng hạn như cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020, nhưng nó đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về tính bảo mật và độ tin cậy của hệ thống bỏ phiếu điện tử.

4. Tương lai của máy bỏ phiếu điện tử : Trở ngại này có thể tạo tiền lệ cho việc sử dụng máy bỏ phiếu điện tử trong tương lai không chỉ ở Georgia mà trên khắp Hoa Kỳ. Có thể có sự thúc đẩy về các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt hơn, đánh giá lại công nghệ được sử dụng hoặc thậm chí chuyển sang các phương pháp bỏ phiếu khác để đảm bảo tính liêm chính trong bầu cử.

5. Niềm tin của công chúng vào bầu cử : Những lỗ hổng như vậy và việc công khai cuộc biểu diễn hack này có thể ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào quá trình bầu cử. Đảm bảo an ninh của hệ thống bầu cử là rất quan trọng để duy trì niềm tin của công chúng vào các quy trình dân chủ.

Tóm lại, phần trình diễn của Giáo sư Halderman đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh quan trọng về những lỗ hổng của hệ thống bỏ phiếu điện tử và sự cần thiết của các biện pháp an ninh mạnh mẽ để bảo vệ tính liêm chính của các cuộc bầu cử.


https://www.linkedin.com/pulse/uncovering-risks-analyzing-georgia-electronic-voting-nomer-cissp-quvxe


_________________


Các nhà lập pháp Georgia xem xét dự luật loại bỏ mã máy tính khỏi lá phiếu

(Jeff Amy, AP, 25/1/2024)

ATLANTA (AP) - Hạ viện và Thượng viện bang Georgia đang theo đuổi các dự luật riêng biệt nhằm loại bỏ mã vạch khỏi hầu hết các lá phiếu của bang, một phần trong nỗ lực tiếp tục loại bỏ các máy bỏ phiếu của Georgia.

Ủy ban Đạo đức Thượng viện đã bỏ phiếu 8-2 vào thứ Năm (25/1/2024) để đưa Dự luật 189 của Thượng viện lên toàn bộ Thượng viện. Nó nhằm mục đích yêu cầu máy quét quang học mới có thể đọc văn bản in trên lá phiếu, thay vì mã QR, một loại mã vạch. Một ủy ban Hạ viện đang xem xét một biện pháp riêng biệt nhưng vẫn chưa làm gì.

Cả hai dự luật, như đang được soạn thảo, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7, mặc dù Ngoại trưởng Đảng Cộng hòa Brad Raffensperger đã nhiều lần nói rằng sẽ không thể thay đổi hệ thống bỏ phiếu điện tử của tiểu bang trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

“Tôi rất muốn thấy nó vào ngày 24 tháng 11,” Chủ tịch Ủy ban Đạo đức Thượng viện Max Burns, một đảng viên Cộng hòa của Sylvania, cho biết hôm thứ Năm. “Điều đó có thực tế không? Có lẽ là không, tôi thừa nhận điều đó.”

Tất cả các nhà lập pháp bang Georgia đều phải đối mặt với việc tái tranh cử vào năm 2024. Đối với nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa, mối nguy hiểm bầu cử lớn nhất là thách thức nổi dậy từ cánh hữu, và cơ sở của đảng ngày nay đang sôi sục trước yêu cầu đánh dấu và đếm phiếu giấy bằng tay.

Khi cử tri Georgia trực tiếp bỏ phiếu, họ sử dụng thiết bị đánh dấu phiếu bầu của Hệ thống bỏ phiếu Dominion, sau đó in phiếu bầu bằng giấy có mã QR và văn bản cho biết lựa chọn của cử tri. Sau đó, máy quét sẽ đọc mã QR để lập phiếu bầu. Nhưng nhiều người nói rằng họ không tin tưởng vào mã QR, nói rằng cử tri không thể chắc chắn rằng mã QR có phù hợp với lựa chọn của họ hay không.

Burns cho biết kế hoạch của ông sẽ yêu cầu tiểu bang mua hơn 3.000 máy quét mới, với chi phí hơn 10 triệu USD.

Burns nói: “Tôi tin rằng khoản đầu tư này sẽ xứng đáng với mục đích và đạt được mục tiêu này.

Sau cuộc bầu cử năm 2020, những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump đã lan truyền các thuyết âm mưu hoang đường về máy bỏ phiếu của Dominion, cho rằng thiết bị này đã được sử dụng để đánh cắp cuộc bầu cử từ tay ông. Công ty đã phản ứng quyết liệt bằng các vụ kiện, đặc biệt là đạt được thỏa thuận trị giá 787 triệu USD với Fox News vào tháng 4.

Sự ngờ vực đó chỉ tăng lên sau khi nhân chứng chuyên nghiệp Alex Halderman chứng minh trong phiên tòa liên bang vào tuần trước về cách ai đó có thể xâm nhập máy Dominion để lật phiếu giữa các ứng cử viên. Các nguyên đơn trong phiên tòa đó đang cố gắng thuyết phục thẩm phán liên bang cấm tiếp tục sử dụng máy bỏ phiếu màn hình cảm ứng Dominion. Thay vào đó, cử tri sẽ điền vào lá phiếu giấy bằng tay.

Stephanie Walstrom, người phát ngôn của Dominion, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm rằng cuộc biểu diễn (xâm nhập máy bỏ phiếu trước tòa) của Halderman không thể lặp lại trong điều kiện thế giới thực, nói rằng ông “không gặp trở ngại nào với vô số biện pháp bảo vệ vật chất và thao tác được áp dụng trong các cuộc bầu cử thực tế”.

Công ty đã phát hành phần mềm cập nhật được cho là sẽ giải quyết các lỗ hổng. Nhưng Brad Raffensperger cho biết không có đủ thời gian trong cuộc bầu cử bận rộn năm 2024 để cập nhật tất cả các máy bỏ phiếu.

Raffensperger tuần trước đã đề xuất một hệ thống kiểm toán riêng sử dụng phần mềm nhận dạng ký tự quang học, nhưng vẫn chưa rõ nó sẽ hoạt động như thế nào hoặc chi phí bao nhiêu. Không ai từ văn phòng Raffensperger tham dự phiên điều trần tại Thượng viện hôm thứ Năm.

Raffensperger nói với các nhà lập pháp vào tuần trước rằng ông ủng hộ động thái quét “văn bản mà con người có thể đọc được”, những tên được in trên lá phiếu, để kiểm phiếu.

Phương pháp được đề xuất của ông để làm như vậy bao gồm việc mua hơn 32.000 máy in phiếu bầu trên toàn tiểu bang để có thể in những lá phiếu dài hơn. Văn phòng của ông ước tính chi phí đó là 15 triệu USD.

Nhưng Raffensperger cho rằng không thể thực hiện thay đổi như vậy trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

“Bạn đang nói về sự thay đổi lớn và (vấn đề) chỉ là khung thời gian…” Raffensperger nói. “Chúng ta đang ở trong chu kỳ bầu cử năm 2024.”


https://apnews.com/article/georgia-elections-ballots-brad-raffensperger-qr-code-3d5b1efb5b26fc80eacb36cd24221d8b


NVV dịch



 

 2025-01-21  Kết thúc của chấn động và kinh ngạc: Bộ Tư pháp đã đưa ra lập luận như thế nào về lệnh ân xá J6 (Jonathan Turley, 21/1/2025) Và...