2023-12-25
Top 5 sai lầm chính sách đối ngoại của TT Joe Biden
(Kristina Wong, Breibart News, 25/12/2023)
Tổng thống Joe Biden đã hứa sẽ trả lại “trạng thái bình thường” cho thế giới. Tuy nhiên, nhiệm kỳ tổng thống của ông đã chứng kiến không ít các cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại, bao gồm cả những cuộc khủng hoảng do chính ông trực tiếp gây nên.
Dưới đây là năm sai lầm hàng đầu trong chính sách đối ngoại mà chính quyền của ông Joe Biden đã mắc phải, góp phần gây ra hỗn loạn, chiến tranh, bất ổn, đồng thời khiến quân đội Mỹ rơi vào tình thế nguy hiểm và gây ra những vụ thiệt mạng.
(Kristina Wong, Breibart News, 25/12/2023)
Tổng thống Joe Biden đã hứa sẽ trả lại “trạng thái bình thường” cho thế giới. Tuy nhiên, nhiệm kỳ tổng thống của ông đã chứng kiến không ít các cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại, bao gồm cả những cuộc khủng hoảng do chính ông trực tiếp gây nên.
Dưới đây là năm sai lầm hàng đầu trong chính sách đối ngoại mà chính quyền của ông Joe Biden đã mắc phải, góp phần gây ra hỗn loạn, chiến tranh, bất ổn, đồng thời khiến quân đội Mỹ rơi vào tình thế nguy hiểm và gây ra những vụ thiệt mạng.
1. Rút quân thảm hại khỏi Afghanistan
Chính quyền Biden đã cố đổ lỗi cho cựu Tổng thống Donald Trump vì đàm phán thỏa thuận rút quân với Taliban, nhưng chính ông Biden là người quyết định rút quân Mỹ khỏi Afghanistan vào tháng 9 năm 2021 khi Taliban chưa đáp ứng được các điều kiện tiên quyết.
Ông Biden cũng quyết định tiến hành rút quân từ Sân bay Quốc tế Kabul, thay vì căn cứ không quân Bagram lớn hơn và an toàn hơn nhiều. Cuộc rút quân nhanh chóng trở thành một cuộc tháo chạy, khi lực lượng Taliban tiến vào Kabul và lật đổ chính phủ được Mỹ hậu thuẫn, buộc hàng chục nghìn thường dân Afghanistan phải đổ xô đến sân bay, dẫn đến hỗn loạn và chết chóc – bao gồm cái chết của 13 lính Mỹ canh gác cổng chính của sân bay bởi một kẻ đánh bom liều chết IS. Quân đội Hoa Kỳ sau đó đã vô tình giết chết một nhân viên cứu trợ Afghanistan và 9 trẻ em trong một cuộc tấn công trả đũa mà Tổng tham mưu trưởng Liên quân khi đó là Tướng Mark Milley gọi là “chính nghĩa”. Ngoài ra, nhiều người Afghanistan từng giúp đỡ lực lượng Hoa Kỳ với lời hứa sẽ được cấp thẻ xanh đã bị bỏ lại phía sau.
Chính quyền Biden đã cố đổ lỗi cho cựu Tổng thống Donald Trump vì đàm phán thỏa thuận rút quân với Taliban, nhưng chính ông Biden là người quyết định rút quân Mỹ khỏi Afghanistan vào tháng 9 năm 2021 khi Taliban chưa đáp ứng được các điều kiện tiên quyết.
Ông Biden cũng quyết định tiến hành rút quân từ Sân bay Quốc tế Kabul, thay vì căn cứ không quân Bagram lớn hơn và an toàn hơn nhiều. Cuộc rút quân nhanh chóng trở thành một cuộc tháo chạy, khi lực lượng Taliban tiến vào Kabul và lật đổ chính phủ được Mỹ hậu thuẫn, buộc hàng chục nghìn thường dân Afghanistan phải đổ xô đến sân bay, dẫn đến hỗn loạn và chết chóc – bao gồm cái chết của 13 lính Mỹ canh gác cổng chính của sân bay bởi một kẻ đánh bom liều chết IS. Quân đội Hoa Kỳ sau đó đã vô tình giết chết một nhân viên cứu trợ Afghanistan và 9 trẻ em trong một cuộc tấn công trả đũa mà Tổng tham mưu trưởng Liên quân khi đó là Tướng Mark Milley gọi là “chính nghĩa”. Ngoài ra, nhiều người Afghanistan từng giúp đỡ lực lượng Hoa Kỳ với lời hứa sẽ được cấp thẻ xanh đã bị bỏ lại phía sau.
2. Thất bại trong việc ngăn chặn chiến tranh ở Ukraine
Nhiều chuyên gia chính sách đối ngoại cho rằng việc ông Biden rút quân bất thành khỏi Afghanistan là sự kiện khuyến khích Tổng thống Nga Vladimir Putin xâm chiếm Ukraine chưa đầy một năm sau đó. Chính quyền của ông Biden cũng không làm gì trong nhiều tháng khi quân đội Nga chuẩn bị xâm lược.
Quân đội Nga bắt đầu tập trung đông đảo tại biên giới với Ukraine 10 tháng trước khi ông Putin thực sự xâm lược vào tháng 2 năm 2022. Như Reuters đưa tin vào tháng 4 năm 2021, Nga có nhiều quân ở biên giới Ukraine “hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 2014, khi nước này sáp nhập Crimea”.
Vào thời điểm đó, Nhà Trắng cho biết họ “ngày càng lo ngại” nhưng dường như không làm gì khác. Chính quyền Biden đã công bố thông tin tình báo về các động thái của quân đội Nga trong một nỗ lực yếu ớt ngăn chặn cuộc xâm lược.
Các quan chức chính quyền Biden vào thời điểm đó đã nói với CNN rằng những công bố thông tin tình báo nhằm “phá vỡ kế hoạch của Nga, làm giảm hiệu quả và cuối cùng là ngăn chặn hành động quân sự”.
Các quan chức Mỹ cho biết: “Có những dấu hiệu cho thấy chiến lược này có hiệu quả”. Một quan chức cấp cao của Mỹ được cho là đã nói với CNN rằng chính quyền Biden tin rằng ông Putin đã “mất cảnh giác” trước những thông tin này. Trên thực tế chiến lược này không những không ngăn cản được ông Putin, mà thực tế tổng thống Nga đã tấn công Ukraine chỉ hơn một tuần sau báo cáo đó.
Nhiều chuyên gia chính sách đối ngoại cho rằng việc ông Biden rút quân bất thành khỏi Afghanistan là sự kiện khuyến khích Tổng thống Nga Vladimir Putin xâm chiếm Ukraine chưa đầy một năm sau đó. Chính quyền của ông Biden cũng không làm gì trong nhiều tháng khi quân đội Nga chuẩn bị xâm lược.
Quân đội Nga bắt đầu tập trung đông đảo tại biên giới với Ukraine 10 tháng trước khi ông Putin thực sự xâm lược vào tháng 2 năm 2022. Như Reuters đưa tin vào tháng 4 năm 2021, Nga có nhiều quân ở biên giới Ukraine “hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 2014, khi nước này sáp nhập Crimea”.
Vào thời điểm đó, Nhà Trắng cho biết họ “ngày càng lo ngại” nhưng dường như không làm gì khác. Chính quyền Biden đã công bố thông tin tình báo về các động thái của quân đội Nga trong một nỗ lực yếu ớt ngăn chặn cuộc xâm lược.
Các quan chức chính quyền Biden vào thời điểm đó đã nói với CNN rằng những công bố thông tin tình báo nhằm “phá vỡ kế hoạch của Nga, làm giảm hiệu quả và cuối cùng là ngăn chặn hành động quân sự”.
Các quan chức Mỹ cho biết: “Có những dấu hiệu cho thấy chiến lược này có hiệu quả”. Một quan chức cấp cao của Mỹ được cho là đã nói với CNN rằng chính quyền Biden tin rằng ông Putin đã “mất cảnh giác” trước những thông tin này. Trên thực tế chiến lược này không những không ngăn cản được ông Putin, mà thực tế tổng thống Nga đã tấn công Ukraine chỉ hơn một tuần sau báo cáo đó.
3. Đưa nhóm Houthi được Iran hậu thuẫn ra khỏi danh sách theo dõi khủng bố
Ngay sau khi nhậm chức, ông Biden đã đảo ngược việc ông Trump chỉ định Houthis là một ‘tổ chức khủng bố nước ngoài’ (FTO). Ông Trump vốn tìm cách làm suy yếu nhóm này thông qua việc cắt nhóm này khỏi hệ thống ngân hàng quốc tế và đưa nhóm này trở thành mục tiêu của quân đội Hoa Kỳ.
Giờ đây, lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn đang bắn tên lửa đạn đạo và gửi hàng loạt máy bay không người lái có vũ trang một chiều vào các tàu chở dầu thương mại và tàu chiến Mỹ ở Biển Đỏ, đe dọa tính mạng của các thủy thủ đoàn Hoa Kỳ, và làm gián đoạn vận chuyển quốc tế.
Mặc dù chính quyền Biden đã đánh chặn một số tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái nhưng họ không thực hiện bất kỳ cuộc tấn công trả đũa nào nhằm vào Houthis.
Cựu quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của chính quyền Trump, ông Kash Patel, người đã tham gia chỉ định Houthis là FTO, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Breitbart News về sự đảo ngược của chính quyền Biden: “Bạn thấy những gì họ (chính quyền Biden) ưu tiên. Còn chúng tôi nghĩ khác…. Các tổ chức khủng bố nước ngoài là ưu tiên hàng đầu của ông Trump. Chúng tôi truy lùng chúng”.
Ngay sau khi nhậm chức, ông Biden đã đảo ngược việc ông Trump chỉ định Houthis là một ‘tổ chức khủng bố nước ngoài’ (FTO). Ông Trump vốn tìm cách làm suy yếu nhóm này thông qua việc cắt nhóm này khỏi hệ thống ngân hàng quốc tế và đưa nhóm này trở thành mục tiêu của quân đội Hoa Kỳ.
Giờ đây, lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn đang bắn tên lửa đạn đạo và gửi hàng loạt máy bay không người lái có vũ trang một chiều vào các tàu chở dầu thương mại và tàu chiến Mỹ ở Biển Đỏ, đe dọa tính mạng của các thủy thủ đoàn Hoa Kỳ, và làm gián đoạn vận chuyển quốc tế.
Mặc dù chính quyền Biden đã đánh chặn một số tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái nhưng họ không thực hiện bất kỳ cuộc tấn công trả đũa nào nhằm vào Houthis.
Cựu quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của chính quyền Trump, ông Kash Patel, người đã tham gia chỉ định Houthis là FTO, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Breitbart News về sự đảo ngược của chính quyền Biden: “Bạn thấy những gì họ (chính quyền Biden) ưu tiên. Còn chúng tôi nghĩ khác…. Các tổ chức khủng bố nước ngoài là ưu tiên hàng đầu của ông Trump. Chúng tôi truy lùng chúng”.
4.Giải phóng 6 tỷ USD cho Iran để đổi lấy 5 con tin người Mỹ
Vào tháng 8 năm 2023, chính quyền Biden đã thỏa thuận với Iran, miễn trừ phong toả 6 tỷ USD tài sản của Iran để đổi lấy tự do cho 5 người Mỹ bị giam giữ ở Iran. Chính quyền Biden tuyên bố với số tiền này Iran sẽ “chỉ dành cho thương mại nhân đạo”.
Tuy nhiên, những người chỉ trích thỏa thuận này cho rằng số tiền đó có thể cho phép Iran giải phóng các khoản tiền khác để hỗ trợ các nhóm khủng bố trên khắp Trung Đông.
Rick-Scott (Đảng Cộng hoà, Florida), đồng tác giả của dự luật đóng băng lại tài sản của Iran, cho biết trong một tuyên bố:
"Thật là ngu ngốc khi chính quyền Biden chuyển số tiền này và bây giờ chúng ta cần đảm bảo rằng số tiền này không bao giờ đến tay chế độ Iran độc ác và nói rõ rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chơi đẹp với những kẻ khủng bố. Bất cứ ai nói rằng người Iran và các nhóm khủng bố ủy nhiệm của họ không thể đụng đến 6 tỷ USD này để hỗ trợ khủng bố là đang nói dối. Đã đến lúc loại bỏ những khoản tiền này vĩnh viễn, trừng phạt Iran bằng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất có thể tưởng tượng, và buộc chế độ tà ác này phải chịu trách nhiệm về vụ khủng bố mà nó đã gây ra trên thế giới."
Vào tháng 8 năm 2023, chính quyền Biden đã thỏa thuận với Iran, miễn trừ phong toả 6 tỷ USD tài sản của Iran để đổi lấy tự do cho 5 người Mỹ bị giam giữ ở Iran. Chính quyền Biden tuyên bố với số tiền này Iran sẽ “chỉ dành cho thương mại nhân đạo”.
Tuy nhiên, những người chỉ trích thỏa thuận này cho rằng số tiền đó có thể cho phép Iran giải phóng các khoản tiền khác để hỗ trợ các nhóm khủng bố trên khắp Trung Đông.
Rick-Scott (Đảng Cộng hoà, Florida), đồng tác giả của dự luật đóng băng lại tài sản của Iran, cho biết trong một tuyên bố:
"Thật là ngu ngốc khi chính quyền Biden chuyển số tiền này và bây giờ chúng ta cần đảm bảo rằng số tiền này không bao giờ đến tay chế độ Iran độc ác và nói rõ rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chơi đẹp với những kẻ khủng bố. Bất cứ ai nói rằng người Iran và các nhóm khủng bố ủy nhiệm của họ không thể đụng đến 6 tỷ USD này để hỗ trợ khủng bố là đang nói dối. Đã đến lúc loại bỏ những khoản tiền này vĩnh viễn, trừng phạt Iran bằng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất có thể tưởng tượng, và buộc chế độ tà ác này phải chịu trách nhiệm về vụ khủng bố mà nó đã gây ra trên thế giới."
5. Không ngăn cản Hamas tấn công Israel
Trong khi tình báo Mỹ và Israel dường như đều bỏ sót các dấu hiệu dẫn đến vụ tấn công khủng bố ngày 7 tháng 10 năm 2023 của Hamas ở Israel khiến hơn 1.200 người thiệt mạng, các nhà phê bình cho rằng nếu ông Biden không khuyến khích Iran – quốc gia ủng hộ chính của Hamas, thì cuộc tấn công đã không xảy ra. Ngoài ra, vẫn còn 7 con tin người Mỹ đang bị Hamas bắt giữ.
Thượng nghị sĩ Tim Scott (Đảng Cộng hoà, Nam Carolina), đồng tác giả dự luật với Thượng nghị sĩ Rick Scott (Đảng Cộng hoà, Florida), cho biết trong một tuyên bố:
"Quyết định giải phóng 6 tỷ USD cho Iran của chính quyền Biden là một sai lầm nghiêm trọng, tạo ra thị trường con tin Mỹ, khuyến khích các đối thủ của chúng ta và góp phần vào bảng cân đối kế toán của một trong những nhà tài trợ lớn nhất của Hamas."
Chính quyền Biden lập luận rằng số tiền mà họ giải phóng không được dùng để hỗ trợ cuộc tấn công của Hamas vào Israel. Tuy nhiên, có báo cáo cho rằng Washington từ sau đó đã âm thầm đàm phán và đạt được thỏa thuận với Qatar để ngăn chặn Iran tiếp cận khoản tiền 6 tỷ USD đó.
Anh Nguyễn dịch