2023-12-14
Cánh tả cứng cuối cùng đã khám phá ra tự do ngôn luận
(Alan Dershowitz, 14/12/2023)
Một
số người cánh tả cứng rắn từng đi đầu trong việc từ chối quyền tự do
ngôn luận đối với những người bị coi là sai lầm về chính trị giờ đây đã
bắt đầu ủng hộ Tu chính án thứ nhất để bảo vệ những người ủng hộ việc
giết hại người Do Thái.
Trong số những người phạm tội tồi tệ nhất
là Hiệu trưởng Claudine Gay của Harvard, người trong nhiều năm - vừa là
trưởng khoa vừa là chủ tịch của Harvard - đã ủng hộ quan điểm rằng điều
quan trọng hơn là (nếu) sinh viên (muốn) cảm thấy an toàn và không bị
phản đối về tư tưởng thì đứng có phát ngôn tự do trong khuôn viên
trường. Bộ máy quan liêu mà qua đó khái niệm này vận hành là tiêu chí Đa
dạng, Công bằng và Hòa nhập (Diversity, Equity and Inclusion - DEI). Nó
trừng phạt những hành vi và các hình thức phát ngôn khác khiến một số
học sinh cảm thấy không an toàn. Toàn bộ phong trào cấp tiến bộ thức
tỉnh dựa trên việc hạn chế biểu hiện khiến những nhóm thiểu số được bảo
vệ xa lánh hoặc khó chịu.
Trong lời khai tai hại trước Quốc hội,
chủ tịch Gay đã tuyên thệ rằng chúng tôi tại Harvard “thực hiện cam kết
tự do ngôn luận”. Ước gì là như vậy. Trong nhiều năm nay, Harvard đã
ngăn chặn việc bày tỏ quan điểm mà một số người cho là không chính xác
về mặt chính trị, thể hiện qua việc trường xếp hạng cuối cùng trong số
các trường đại học Mỹ trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận, trong
bảng xếp hạng của tổ chức 'Foundation for Individual Rights and
Expression'. Các bài giảng đã bị hủy vì nội dung mà một số người cho là
xúc phạm. Sinh viên đã bị khiển trách vì những hành vi vi phạm. Việc
chấp nhận (đơn xin nhập học) đã bị hủy bỏ vì sinh viên đã có bài phát
biểu (ở trung học) bị cho là phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt giới
tính. Cựu chủ tịch trường là Lawrence Summers đã bị buộc phải từ chức vì
những bình luận về phụ nữ trong ngành kỹ thuật. Một bầu không khí đe
dọa đã tràn ngập khuôn viên trường. Quyền tự do ngôn luận đang chết dần
chết mòn tại trường đại học có phương châm là "Veritas" (Sự thật) nhưng
hành động của họ lại gợi ý "Pravda" [báo Sự Thật của Liên Xô].
Sau
đó, đột nhiên, sau các cuộc tấn công dã man của Hamas vào ngày 7 tháng
10 và làn sóng cường điệu chống Do Thái ngay sau đó, chính các nhóm từ
chối quyền tự do ngôn luận đã phát hiện ra Tu chính án thứ nhất như một
sự bảo vệ cho những người đang kêu gọi giết chết người Do Thái.
“Tự
do ngôn luận cho tôi, nhưng không phải cho bạn” là câu thần chú bất
thành văn của cánh tả cứng rắn. Hay cụ thể hơn là “quyền tự do ngôn luận
khiến người Do Thái cảm thấy không an toàn nhưng không làm khó chịu
những nhóm thiểu số được ưu ái”.
Có hai phản ứng mang tính nguyên
tắc mà các trường đại học có thể áp dụng đối với việc áp dụng quyền tự
do ngôn luận một cách không công bằng. Điều đầu tiên và cũng là điều mà
cá nhân tôi thích hơn là cho phép tự do ngôn luận hoàn toàn phù hợp với
Tu chính án thứ nhất ở tất cả các trường. Điều này sẽ cho phép vận động,
nhưng không kích động, chống lại tất cả và bất kỳ nhóm nào. Cách tiếp
cận thuần túy và bình đẳng đối với tu chính án thứ nhất là điều mà Tối
cao Pháp viện đã yêu cầu chính phủ trong hầu hết các vụ án. Nó cho phép
Đức Quốc xã tuần hành ở Skokie, Illinois và những người cộng sản chủ
trương lật đổ chính phủ. Nó không cho phép kích động bạo lực trực tiếp
và ngay lập tức. Ranh giới giữa vận động và kích động là một ranh giới
khó xác định kể từ khi Tối cao Pháp viện quy định sự phân biệt đó. Nhưng
đó là quy luật, về mặt lý thuyết nếu không phải lúc nào cũng có trong
thực tế.
Tu chính án thứ nhất không áp dụng trực tiếp cho các
trường đại học tư nhân và các tổ chức phi chính phủ khác. Các trường đại
học vẫn được tự do áp đặt các quy tắc ngôn luận và các hạn chế khác đối
với quyền tự do ngôn luận mà họ cảm thấy sẽ nâng cao trải nghiệm học
tập và sự an toàn của sinh viên. Các trường đại học công lập có nhiều
hạn chế hơn, nhưng họ cũng có sự linh hoạt nhất định trong việc điều
chỉnh Tu chính án thứ nhất cho phù hợp với nhu cầu đặc biệt của các cơ
sở giáo dục.
Nếu các trường đại học tư, chẳng hạn như Harvard,
MIT và Penn quyết định không tuân thủ các tiêu chuẩn của Tu chính án thứ
nhất và áp đặt các hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận, thì họ nên
làm như vậy một cách bình đẳng và không ưu tiên một số nhóm này hơn
những nhóm khác. Rất ít trường đại học, nếu có, đáp ứng được tiêu chí
đó. Hầu hết đều thích những nhóm thiểu số nào đó hơn những nhóm khác,
cũng như những quan điểm chính trị nào đó hơn những quan điểm khác.
Nếu
Harvard có lịch sử áp dụng một tiêu chuẩn duy nhất thì hiệu trưởng của
trường sẽ dễ dàng trả lời câu hỏi liệu các quy định của Harvard có
nghiêm cấm việc vận động diệt chủng chống lại người Do Thái hay không.
Đây là những gì bà ấy có thể nói: "theo những tiêu chuẩn mà Harvard đã
áp dụng trong quá khứ, không còn nghi ngờ gì nữa rằng việc kêu gọi diệt
chủng người Do Thái là một hành vi xâm phạm rõ ràng các quy tắc của
Harvard." Nhưng bà từ chối thừa nhận sự thật - rằng Harvard đã không
thực hiện "cam kết tự do ngôn luận" một cách bình đẳng đối với tất cả
sinh viên và giảng viên của trường.
Có thể hy vọng rằng có lẽ
quyết định giữ lại chủ tịch Gay của Tập đoàn Harvard sẽ thực sự dẫn đến
một sự thay đổi trong chính sách hướng tới tự do ngôn luận. Có lẽ
Harvard cuối cùng sẽ “thực hiện cam kết tự do ngôn luận” cho tất cả mọi
người. Đây có thể là suy nghĩ viển vông, đặc biệt là trong bối cảnh ảnh
hưởng liên tục của bộ máy quan liêu DEI đối với việc ai có thể nói gì về
ai mà không sợ bị trường đại học trả thù. Nhưng đó là điều đúng đắn để
làm.
https://dersh.substack.com/p/the-hard-left-has-finally-discovered