Saturday, December 30, 2023

 2023-12-29 

BIDENOMICS LÀ GÌ?   

    Chính sách kinh tế mà Biden đấm ngực quảng bá nói chung, một cách ngắn gọn nhất, đã được thực hiện qua 3 biện pháp hay chính xác hơn, 3 bộ luật quan trọng nhất:

  1. Tháng 3/2021: luật American Rescue Plan -Chương Trình Cứu Dân Mỹ- ban phát cho dân Mỹ mỗi người được 1.400 đô, gọi là để cứu trợ, giúp dân vượt qua những khó khăn kinh tế gây ra bởi việc kinh doanh đóng cửa, thiên hạ mất việc ào ạt gây ra bởi COVID;
  2. Tháng 11/2021: Luật Infrastructure Investment and Job Act -Luật Đầu Tư Vào Hạ Tầng Cơ Sở và Việc Làm- nhắm tạo công ăn việc làm lại cho dân qua các công trình tu bổ, chỉnh trang và bành trướng cầu cống, đường xá, nhà máy,...
  3. Tháng 8/2022: Inflation Reduction Act -Luật Giảm Lạm Phát-, nhắm đưa ra những biện pháp giúp giảm tỷ lệ lạm phát.

    Trước khi nhìn vào tình trạng chúng, ta coi qua chi tiết và hậu quả nhất thời của ba luật mới.

Chương Trình Cứu Dân Mỹ - American Rescue Plan (ARP)

    Tân TT Biden, hơn một tháng sau khi tuyên thệ nhậm chức, đã biểu diễn tính năng động và tích cực giúp dân qua việc hấp tấp thông qua cái gọi là Chương Trình Cứu Dân Mỹ, trên căn bản để giúp dân Mỹ cũng như kinh doanh Mỹ vượt qua những khó khăn tài chánh gây ra bởi việc đóng cửa kinh doanh vì COVID, khiến cả triệu cơ sở kinh doanh ngưng hoạt động và cả chục triệu người dân thất nghiệp, kẹt tiền. Chương trình này dựa trên mô thức của 3 chương trình cứu trợ đã được chính quyền Trump tung ra trước đó để cứu dân, tổng cộng đâu 4.000 tỷ đô. Những điểm quan trọng nhất của luật ARP là:

  • mỗi người dân được lãnh 1.400 đô tiền mặt, vô điều kiện;
  • trong giấy khai thuế cho năm 2021, mỗi đứa trẻ dưới 6 tuổi được khấu trừ 3.600 đô, trong khi từ 6 tuổi tới 17 tuổi, được khấu trừ 3.000 đô (tăng từ 2.000 đô);
  • gia hạn trợ cấp thất nghiệp đặc biệt 300 đô một tuần (trên số 400 đô vẫn được lãnh) cho tới đầu tháng 9/2021.

    Đó là 3 điểm chính quan trọng nhất, ngoài ra, còn một số biện pháp nhỏ giúp tiểu thương, giúp giảm chi phí đóng tiền bảo hiểm Obamacare,...

    Tổng cộng trị giá của gói quà ra mắt là 1.920 tỷ đô theo chính quyền Biden tính toán. Tuy nhiên, theo cách tính của Ủy Ban Ngân Sách quốc hội (khi đó do đảng DC kiểm soát), hai phần ba sẽ được chi trong năm đầu, và một phần ba còn lại sẽ được tiếp tục chi trong khoảng 9 năm sau đó, đưa đến tổng cộng trị giá của gói quà lên tới ... 3.500 tỷ đô.

    Luật này có giúp dân không?

    Theo hầu hết các chuyên gia kinh tế, kể cả chuyên gia theo đảng DC, những trợ cấp này thật ra chỉ là một loại quà ra mắt, có tính mỵ dân, mà hoàn toàn không cần thiết, vì trước đó TT Trump đã tung ra cả 4.000 tỷ đô giúp rồi, và người dân không cần giúp đỡ thêm nữa. Bằng chứng cụ thể theo các chuyên gia nghiên cứu là hầu hết số tiền 1.400 đô thiên hạ lãnh đều đã được bỏ vào các trương mục tiết kiệm trong ngân hàng. Nghĩa là họ không cần nên bỏ vào tiết kiệm, hay xài bậy lung tung.

    Chẳng những không cần thiết mà trái lại, cái gói quà ra mắt này đã cực kỳ tai hại trên phương diện kinh tế quốc gia. Ngay sau khi luật được ban ra, tiền vào tay dân, giá cả tất cả mọi thứ tăng vọt ngay, bất kể tính theo chỉ số nào. Và đó chỉ là bước 'nhẩy vọt đầu tiên' của giá cả, đưa đến lạm phát thường trực cho tới ngày nay, 3 năm sau.


Luật Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở và Việc Làm - Infrastructure Investment and Job Act (IIJA)

    Tình trạng hạ tầng cơ sở Mỹ sa sút từ nhiều năm trước. Dưới thời TT Trump, ông đã đưa ra đề nghị trùng tu hạ tầng trị giá 1.000 tỷ đô. Kế hoạch của TT Trump bị đảo lộn bởi dịch COVID nên dự tính không thực hiện được, rồi Trump mất job. Biden lên và qua giữa 2021 thì coi như COVID đã qua. Biden mở lại hồ sơ tu bổ hạ tầng của TT Trump, sửa đổi vài điểm, rồi tung ra. Thêm ít tiền dĩ nhiên. 

    Trên căn bản, đây là kế hoạch lớn, với Nhà Nước bỏ tiền ra tu bổ đường xá, cầu cống trên cả nước, cũng tu bổ các đập nước, nhà máy nước, nhà máy điện,... mang lại công ăn việc làm cho cả triệu dân lao động.

    Trị giá tổng cộng lên tới 1.200 tỷ đô (tùy cách tính, có tin cho rằng chỉ có 1.000 tỷ thôi).

   Trùng tu hạ tầng cơ sở là điều cả hai đảng đều đồng ý là quá cần thiết và muốn thực hiện. Tuy nhiên luật Biden đưa ra bị công kích khá mạnh bởi một thiểu số dân biểu và nghị sĩ CH vì trong gói quà đó, đã có quá nhiều chi phí không cần thiết, hay chỉ là quà tặng cho một số vị dân cử -Mỹ gọi là porc- cốt để lấy phiếu hậu thuẫn của họ. Chẳng hạn như 3,5 tỷ đô cho một dự án y tế cho dân da đỏ, chẳng liên quan xa gần gì đến việc trùng tu hạ tầng. Hay 5 tỷ dành cho việc sửa máy xe buýt chở học trò để bớt ô nhiễm không khí, thỏa mãn đòi hỏi của cánh cực tả của đảng DC suốt ngày bị ám ảnh bởi môi trường sạch.

    Bất kể dưới hình thức nào, gói trùng tu hạ tầng này vì là chương trình dài hạn, nên đã không có hậu quả trực tiếp và tức thì trên vật giá và lạm phát, tuy nhiên đã kích công nợ vọt lên ngay lập tức để các tiểu bang có tiền ký hợp đồng với các nhà thầu xây cất.


Luật Giảm lạm Phát - Inflation Reduction Act (IRA)

    Đây là 'đỉnh cao' của lừa gạt dân.

   Trước cảnh người dân xôn xao lo sợ vật giá đang vọt như hỏa tiễn, chính quyền Biden thấy phải làm một cái gì để trấn an dân. Họ tung ra luật mới, lấy tên là Luật Giảm Lạm Phát. Điều cực kỳ thô bỉ phải nói, đây là việc mạo danh trắng trợn không chối cãi được. Trong bộ luật gọi là giảm phát này, không có tới một biện pháp nào là biện pháp có mục đích và hậu quả rõ ràng là giảm lạm phát hết. Phần lớn (85%) các dự án chi tiêu trong luật này chỉ nhằm mục đích cải tiến môi trường, bảo vệ khí hậu,... như đã nói qua, là những ưu tiên của cánh tả cực đoan của đảng DC. 15% còn lại là chi tiêu cải tổ Obamacare.

    Chính quyền Biden nghiến răng cãi chầy cãi cối, nhưng cuối cùng thì mãi tới giữa năm nay 2023, báo loa phường New York đành phải nhìn nhận "tên của bộ luật không chính xác và đã tạo nhiều hiểu lầm". Và cuối cùng thì chính cụ Biden cũng phải nhìn nhận là mạo danh, tuy cụ cố vớt vát, giải thích những biện pháp cải thiện môi trường tự nó là một cách giúp phát triển kinh tế, gia tăng sản xuất và từ đó, giảm lạm phát. Một cách giải thích lòng vòng mà ngay cả các chuyên gia kinh tế cũng phải gãi đầu không hiểu.

    Tổng cộng chi tiêu của luật này lên tới 433 tỷ đô, được chi trả bằng 739 tỷ ước tính gia tăng thu nhập của Nhà Nước, trong đó 15% thuế tối thiểu đánh lên các công ty, và tiền các công ty bào chế thuốc phải giảm giá thuốc bán cho Nhà Nước qua Medicare.

    Nói chung, 3 bộ luật làm nền tảng kinh tế của Biden -Bidenomics- đưa đến hậu quả là bơm thêm 3.100 tỷ đô (1.900 ARP + 1.200 IIJA) tiền tươi vào kinh tế Mỹ, chưa kể 433 tỷ tiền 'giảm lạm phát', trên nguyên tắc được chi trả bằng gia tăng thu nhập thuế mà chẳng ai biết có hay không. Trong khi khả năng sản xuất của Mỹ trong thời gian hậu COVID chưa hoàn toàn phục hồi. Nôm na ra khi sản xuất không tăng kịp số tiền bơm vào kinh tế, thì hậu quả hiển nhiên như 1+1=2 là sẽ tạo lạm phát, không hơn không kém. Giá cả bắt buộc phải tăng khi số lượng hàng hóa không tăng kịp số tiền tung vào thị trường. 

    Nghĩa là trong 3 bộ luật có ảnh hưởng lớn trên kinh tế của Biden, thì có 2 gây ra lạm phát và 1 chẳng dính dáng gì đến lạm phát tuy tên cúng cơm là 'Luật Giảm Lạm Phát'.

    Trách nhiệm của Biden? Xin đừng hỏi cụ vì cụ sẽ áp dụng ngay nguyên tắc Biden: chối biến và đổ thừa: tháng 2/2023, cụ Biden tuyên bố đại khái lạm phát đã có từ trước khi Biden nắm quyền, nên Biden không có trách nhiệm hay lỗi gì. Vẫn mô thức cổ điển Biden: hết đổ thừa cho Putin, cho chiến tranh Ukraine, cho COVID, cho tài phiệt Mỹ đầu cơ,... thì cũng chỉ là đổ thừa cho Trump. 


    Hai b
iểu đồ dưới đây có cần phải bàn thêm xem Biden lương thiện hay không.

Ai làm TT hai năm 2021-2022?

 

 

BIDENOMICS SO SÁNH VỚI TRUPISM

    Dưới đây là những con số thực tế theo các thống kê chính thức của chính quyền Biden, của tháng 10/2023 mà quý độc giả có thể tự đọc và hiểu, xin miễn bàn thêm.


 

Vũ Linh 29/12/2023

http://diendantraichieu.blogspot.com/2023/12/bai-314-kinh-te-biden.html


 2025-01-21  Kết thúc của chấn động và kinh ngạc: Bộ Tư pháp đã đưa ra lập luận như thế nào về lệnh ân xá J6 (Jonathan Turley, 21/1/2025) Và...