2023-06-04
YouTube ngừng xóa video liên quan đến cáo buộc gian lận bầu cử Mỹ năm 2020
YouTube, nền tảng video thuộc sở hữu của ‘gã khổng lồ’ công nghệ Mỹ Google, hôm 2/6 thông báo ngừng xóa các video liên quan đến cáo buộc gian lận bầu cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, nhằm cân bằng giữa việc bảo vệ cộng đồng nền tảng và cung cấp nơi tranh luận công khai.
Ngày 2/6, nền tảng phát video trực tuyến nổi tiếng thế giới YouTube cho biết sẽ ngừng xóa các thông tin liên quan đến “cáo buộc gian lận bầu cử tổng thống Mỹ 2020”. Chính sách cập nhật của YouTube có hiệu lực ngay lập tức.
Hãng tin AFP báo cáo rằng thông báo của YouTube, nền tảng phát trực tuyến video do Google sở hữu, rõ ràng mâu thuẫn với chính sách mà nền tảng này đưa ra vào tháng 12/2020 nhằm cố gắng hạn chế thông tin sai lệch. Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump tuyên bố rằng cuộc bầu cử đã bị “đánh cắp” và cáo buộc gian lận bầu cử.
YouTube đã đăng một bài đăng trên blog vào ngày 2/6 với nội dung: “Chúng tôi sẽ ngừng xóa nội dung đề cập đến thông tin sai lệch như gian lận, sai sót hoặc nhầm lẫn phổ biến trong năm 2020 và cả các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ khác trước đây.”
Blog tiếp tục chỉ ra, “Trong môi trường hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù việc xóa nội dung này có thể hạn chế một số thông tin sai lệch, nhưng nó cũng có thể có tác dụng ngoài ý muốn là hạn chế ngôn luận chính trị, mà không giảm một cách có ý nghĩa nguy cơ dẫn đến bạo lực hoặc nguy cơ gây hại khác trong thế giới thực.”
YouTube cho biết trong bài đăng trên blog: “Khả năng tranh luận công khai về các quan điểm chính trị là trọng tâm của một xã hội dân chủ đang hoạt động bình thường, đặc biệt là trong mùa bầu cử, ngay cả khi những quan điểm đó gây tranh cãi hoặc dựa trên các giả định đã bị lật đổ.”
YouTube cho biết: “Trong hai năm qua, hàng chục ngàn video đã bị xóa. Sau một chu kỳ bầu cử, chúng tôi nhận ra rằng đã đến lúc phải đánh giá lại tác động của chính sách này trong môi trường thay đổi nhanh chóng hiện nay.”
YouTube cho biết, nền tảng này vẫn sẽ thực hiện các biện pháp chống lại thông tin sai lệch về bầu cử, bao gồm đánh dấu rõ các nguồn uy tín trên các trang tìm kiếm và video nổi bật của mình, đồng thời cấm các bài đăng được thiết kế để đánh lừa cử tri về địa điểm và cách thức bỏ phiếu.
Cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Mỹ sẽ được tổ chức vào năm 2024. Các biện pháp bị hủy bỏ lần này, trước đó đã bắt đầu được được thực hiện vào tháng 12/2020 sau khi ông Joe Biden đắc đắc cử tổng thống.
YouTube đã thông báo vào ngày 9/12/2020 rằng họ sẽ xóa ngay các video tuyên bố sai sự thật rằng “ông Trump thất bại do gian lận bầu cử”, đồng thời sẽ tăng cường xem xét trong vài tuần tới, ngay cả Tổng thống đương nhiệm Trump khi đó cũng không ngoại lệ.
Trên thực tế, kể từ tháng 9/2020, nền tảng YouTube đã đóng cửa ít nhất 8.000 kênh và xóa hàng chục ngàn video liên quan do vi phạm chính sách tin giả. BBC cũng mô tả rằng động thái của nền tảng này chắc chắn sẽ khiến ông Trump và những người ủng hộ ông tức giận. Hiện giờ trọng tâm đã chuyển sang Facebook và Twitter, và điều đó phụ thuộc vào việc liệu hai nền tảng mạng xã hội này có làm theo YouTube hay không.
YouTube cũng xóa các tin nhắn thảo luận về tác dụng phụ của vắc-xin
YouTube đã thông báo vào ngày 29/9/2021 rằng họ sẽ xóa tất cả nội dung chống vắc-xin virus corona mới khỏi trang web của họ. Người phát ngôn của YouTube cho biết, các video bị xóa bao gồm tuyên bố rằng vắc-xin đã được phê duyệt là nguy hiểm, gây ra bệnh tự kỷ, ung thư hoặc vô sinh; tài khoản của các kênh có video liên quan đến phản đối tiêm chủng cũng đã bị đóng.
Ngoài ra, vào ngày 28/9/2021, YouTube đã chặn hai kênh tiếng Đức của đài truyền hình nhà nước Nga là Russia Today (RT) với lý do vi phạm chính sách thông tin sai lệch về bệnh viêm phổi virus corona mới. Bà Margarita Simonyan, tổng biên tập của RT, nói rằng việc đơn phương đình chỉ truyền thông là một hành vi vô đạo đức.
Điện Kremlin chỉ trích động thái của YouTube là độc đoán. Bộ Ngoại giao Nga chỉ ra rằng YouTube có thể đã nhận được sự trợ giúp từ Chính phủ Đức và đã viết thư cho Google yêu cầu dỡ bỏ lệnh cấm, nếu không thì không loại trừ việc hạn chế một phần hoặc toàn bộ hoạt động của YouTube tại Nga.
Trên thực tế, thảo luận về tác dụng phụ của vắc-xin nên là một cách rất chính đáng trong lĩnh vực khoa học. Tuy nhiên, trong tình huống đại dịch virus corona mới đang bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, các chính phủ buộc mọi người phải tiêm vắc-xin và ngăn chặn mọi tiếng nói nghi ngờ, bao gồm nhiều tiếng nói từ các nhà khoa học và bác sĩ nghiên cứu vắc-xin. Chỉ cần có liên quan đến tác dụng phụ của vắc-xin thì đều sẽ bị chụp mũ là “thông tin sai lệch”, bản thân cách làm này chính là đã vi phạm tinh thần khoa học và nền tảng dân chủ của quyền tự do ngôn luận.
YouTube, nền tảng video thuộc sở hữu của ‘gã khổng lồ’ công nghệ Mỹ Google, hôm 2/6 thông báo ngừng xóa các video liên quan đến cáo buộc gian lận bầu cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, nhằm cân bằng giữa việc bảo vệ cộng đồng nền tảng và cung cấp nơi tranh luận công khai.
Ngày 2/6, nền tảng phát video trực tuyến nổi tiếng thế giới YouTube cho biết sẽ ngừng xóa các thông tin liên quan đến “cáo buộc gian lận bầu cử tổng thống Mỹ 2020”. Chính sách cập nhật của YouTube có hiệu lực ngay lập tức.
Hãng tin AFP báo cáo rằng thông báo của YouTube, nền tảng phát trực tuyến video do Google sở hữu, rõ ràng mâu thuẫn với chính sách mà nền tảng này đưa ra vào tháng 12/2020 nhằm cố gắng hạn chế thông tin sai lệch. Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump tuyên bố rằng cuộc bầu cử đã bị “đánh cắp” và cáo buộc gian lận bầu cử.
YouTube đã đăng một bài đăng trên blog vào ngày 2/6 với nội dung: “Chúng tôi sẽ ngừng xóa nội dung đề cập đến thông tin sai lệch như gian lận, sai sót hoặc nhầm lẫn phổ biến trong năm 2020 và cả các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ khác trước đây.”
Blog tiếp tục chỉ ra, “Trong môi trường hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù việc xóa nội dung này có thể hạn chế một số thông tin sai lệch, nhưng nó cũng có thể có tác dụng ngoài ý muốn là hạn chế ngôn luận chính trị, mà không giảm một cách có ý nghĩa nguy cơ dẫn đến bạo lực hoặc nguy cơ gây hại khác trong thế giới thực.”
YouTube cho biết trong bài đăng trên blog: “Khả năng tranh luận công khai về các quan điểm chính trị là trọng tâm của một xã hội dân chủ đang hoạt động bình thường, đặc biệt là trong mùa bầu cử, ngay cả khi những quan điểm đó gây tranh cãi hoặc dựa trên các giả định đã bị lật đổ.”
YouTube cho biết: “Trong hai năm qua, hàng chục ngàn video đã bị xóa. Sau một chu kỳ bầu cử, chúng tôi nhận ra rằng đã đến lúc phải đánh giá lại tác động của chính sách này trong môi trường thay đổi nhanh chóng hiện nay.”
YouTube cho biết, nền tảng này vẫn sẽ thực hiện các biện pháp chống lại thông tin sai lệch về bầu cử, bao gồm đánh dấu rõ các nguồn uy tín trên các trang tìm kiếm và video nổi bật của mình, đồng thời cấm các bài đăng được thiết kế để đánh lừa cử tri về địa điểm và cách thức bỏ phiếu.
Cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Mỹ sẽ được tổ chức vào năm 2024. Các biện pháp bị hủy bỏ lần này, trước đó đã bắt đầu được được thực hiện vào tháng 12/2020 sau khi ông Joe Biden đắc đắc cử tổng thống.
YouTube đã thông báo vào ngày 9/12/2020 rằng họ sẽ xóa ngay các video tuyên bố sai sự thật rằng “ông Trump thất bại do gian lận bầu cử”, đồng thời sẽ tăng cường xem xét trong vài tuần tới, ngay cả Tổng thống đương nhiệm Trump khi đó cũng không ngoại lệ.
Trên thực tế, kể từ tháng 9/2020, nền tảng YouTube đã đóng cửa ít nhất 8.000 kênh và xóa hàng chục ngàn video liên quan do vi phạm chính sách tin giả. BBC cũng mô tả rằng động thái của nền tảng này chắc chắn sẽ khiến ông Trump và những người ủng hộ ông tức giận. Hiện giờ trọng tâm đã chuyển sang Facebook và Twitter, và điều đó phụ thuộc vào việc liệu hai nền tảng mạng xã hội này có làm theo YouTube hay không.
YouTube cũng xóa các tin nhắn thảo luận về tác dụng phụ của vắc-xin
YouTube đã thông báo vào ngày 29/9/2021 rằng họ sẽ xóa tất cả nội dung chống vắc-xin virus corona mới khỏi trang web của họ. Người phát ngôn của YouTube cho biết, các video bị xóa bao gồm tuyên bố rằng vắc-xin đã được phê duyệt là nguy hiểm, gây ra bệnh tự kỷ, ung thư hoặc vô sinh; tài khoản của các kênh có video liên quan đến phản đối tiêm chủng cũng đã bị đóng.
Ngoài ra, vào ngày 28/9/2021, YouTube đã chặn hai kênh tiếng Đức của đài truyền hình nhà nước Nga là Russia Today (RT) với lý do vi phạm chính sách thông tin sai lệch về bệnh viêm phổi virus corona mới. Bà Margarita Simonyan, tổng biên tập của RT, nói rằng việc đơn phương đình chỉ truyền thông là một hành vi vô đạo đức.
Điện Kremlin chỉ trích động thái của YouTube là độc đoán. Bộ Ngoại giao Nga chỉ ra rằng YouTube có thể đã nhận được sự trợ giúp từ Chính phủ Đức và đã viết thư cho Google yêu cầu dỡ bỏ lệnh cấm, nếu không thì không loại trừ việc hạn chế một phần hoặc toàn bộ hoạt động của YouTube tại Nga.
Trên thực tế, thảo luận về tác dụng phụ của vắc-xin nên là một cách rất chính đáng trong lĩnh vực khoa học. Tuy nhiên, trong tình huống đại dịch virus corona mới đang bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, các chính phủ buộc mọi người phải tiêm vắc-xin và ngăn chặn mọi tiếng nói nghi ngờ, bao gồm nhiều tiếng nói từ các nhà khoa học và bác sĩ nghiên cứu vắc-xin. Chỉ cần có liên quan đến tác dụng phụ của vắc-xin thì đều sẽ bị chụp mũ là “thông tin sai lệch”, bản thân cách làm này chính là đã vi phạm tinh thần khoa học và nền tảng dân chủ của quyền tự do ngôn luận.
Dương Thiên Tư •Chủ nhật, 04/06/2023
(Nguồn: Sergei Elagin/ Shutterstock)