2023-06-17
Sự thất bại hoàn toàn của Merrick Garland
(By Jonathan Turley, The Hill, 17/6/2023)
Merrick
Garland bắt đầu nhiệm kỳ tổng chưởng lý với mục đích đã nêu là khôi
phục niềm tin vào Bộ Tư pháp và pháp quyền. Với tiêu chuẩn đó, Garland
đã thất bại.
Trên thực tế, nếu xảy ra bất cứ điều gì, cuộc khủng
hoảng niềm tin đối với bộ tư pháp chỉ ngày càng sâu sắc hơn dưới sự giám
sát của ông ấy, và ông ấy phải chịu một số lỗi.
Các cuộc thăm dò
cho thấy một nửa đất nước không tin tưởng vào FBI. Một cuộc thăm dò
gần đây của Harvard CAPS-Harris cho thấy 70 phần trăm rất hoặc phần nào
lo ngại về sự can thiệp bầu cử của FBI và các cơ quan tình báo khác.
Thêm 71% đồng ý rằng những thay đổi sau năm 2016 đã không đủ để ngăn
chặn sự can thiệp thêm nữa (của FBI và CIA) và cải cách “trên diện rộng”
vẫn cần thiết. Một cuộc thăm dò khác cho thấy 64% coi FBI là “có thỏa
hiệp về mặt chính trị”.
Trong nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Bill
Barr, 50 phần trăm công chúng có cái nhìn thiện cảm với cơ quan này và
70 phần trăm có thiện cảm với FBI. Sự tin tưởng của công chúng đối với
bộ tư pháp dường như đã giảm sút dưới thời Garland. Ít nhất, nó đã không
được cải thiện đáng kể.
Có sự khác biệt trong các cuộc thăm dò
này, nhưng chúng đều cho thấy sự bất tín nhiệm sâu sắc đối với Bộ Tư
pháp, điều này tiếp tục làm hỏng tất cả công việc của Bộ.
Ví dụ,
bản cáo trạng gần đây của cựu Tổng thống Donald Trump có chứa các yếu tố
cực kỳ nguy hiểm, bao gồm một đoạn băng ghi âm mâu thuẫn trực tiếp với
những khẳng định của Trump rằng ông đã giải mật tất cả các tài liệu mà
mình sở hữu. Tuy nhiên, ngay cả việc Bộ Tư pháp công bố một bản cáo
trạng chi tiết bất thường, với những hình ảnh được thiết kế để gây ảnh
hưởng đến dư luận, dường như cũng có rất ít tác dụng. Trong khi 48 phần
trăm công chúng tin rằng các cáo buộc là chính đáng, thì 47 phần trăm
tin rằng các cáo buộc này “có động cơ chính trị”.
Phản ứng đối
với bản cáo trạng này cho thấy lực hấp dẫn trong nhận thức của công
chúng đối với Bộ Tư pháp. Nhận thức về sự thiên vị cũng có. Nhiều viên
chức đã bị các viên chức nghề nghiệp [không do bổ nhiệm chính trị] loại
khỏi Bộ vì sự thiên vị rõ ràng và hành vi sai trái của họ trong cuộc
điều tra thông đồng với Nga. Cuộc điều tra đó gần đây đã được công tố
đặc biệt John Durham phát hiện là nó đã được tiến hành để hậu thuẫn của
chiến dịch tranh cử của Clinton và không có bằng chứng (phạm tội) tối
thiểu theo yêu cầu của Bộ.
Bộ Tư pháp và các phương tiện truyền thông đã tiếp tục điều tra trong nhiều năm mặc dù thiếu bằng chứng đáng tin cậy.
Khi
Biden bổ nhiệm Garland, tôi nghĩ đó là một bước đi tuyệt vời. Garland
từng là một thẩm phán dễ mến, nguyên tắc và ôn hòa. Nhiều người trong
chúng tôi chỉ trích việc Thượng viện từ chối bỏ phiếu cho ông sau khi
ông được đề cử vào Tòa án Tối cao. Bây giờ tôi tin rằng đáng lẽ ông ấy
là một thẩm phán tối cao vĩ đại vì tất cả những lý do mà ông ấy đã chứng
minh là một tổng chưởng lý kém cỏi.
Ông ấy dễ mến nhưng không có
ảnh hưởng hoặc hiệu quả trong việc thay đổi bộ tư pháp. Ông ấy chính là
biểu tượng cho việc duy trì hiện trạng mà công chúng bác bỏ.
Garland
lãnh đạo bộ phận với tính cách cá nhân và tính cách tư pháp giống nhau.
Những người tiền nhiệm như Barr đến Bộ với tư cách là cựu công tố viên
với mục đích và sứ mệnh rõ ràng. Điều đó sẽ khiến Barr xung đột với
Trump, nhưng ông ấy là một nhà quản lý thực sự, người đã thâm nhập vào
mọi cấp độ của Bộ. Trong khi một số người phản đối các ưu tiên của Barr,
không ai nghi ngờ ai là người kiểm soát Bộ đó.
Danh tiếng của
Garland giống như danh tiếng của một thẩm phán giám sát, người bỏ qua
quan điểm và quyết định của cơ quan mình. Kết quả là một thảm họa cho
Bộ. Ngay cả Giám đốc FBI Christopher Wray cũng thừa nhận rằng những vụ
bê bối vừa qua đòi hỏi những thay đổi cơ bản trong hoạt động của Bộ.
Tuy
nhiên, Garland cho phép nền văn hóa không thay đổi. Ông ấy chủ yếu phản
ứng với những vụ bê bối mới như tập họp nhanh lực lượng đặc nhiệm theo
yêu cầu của hiệp hội giáo viên và hội đồng học khu để điều tra việc phụ
huynh thách thức học khu.
Garland phần lớn giữ im lặng khi FBI
đàn áp các nhóm bảo thủ trên khắp đất nước sau cuộc bạo động ngày 6/1.
Ông ta không nói gì khi công tố viên cấp dưới của ông ta là Michael
Sherwin khoe khoang trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình về cách họ
tìm cách gây “sốc và sợ hãi” cho những người ủng hộ việc thách thức bầu
cử [tức là những người đến DC hôm 6/1], để đảm bảo rằng “một số người
sợ quay lại DC”.
Trong khi hầu hết chúng ta ủng hộ hình phạt
nghiêm khắc đối với những kẻ bạo loạn, thì Bộ Tư pháp lại bị chỉ trích
vì cách đối xử hà khắc với những người bị buộc tội tương đối nhẹ như xâm
nhập bất hợp pháp vào Điện Capitol.
Các cuộc tranh cãi tiếp tục
chồng chất, từ việc tịch thu điện thoại của một thành viên Quốc hội cho
đến cáo buộc đối xử khác biệt trong các cuộc điều tra về các nhóm ủng hộ
sự sống [hạn chế phá thai] so với các nhóm ủng hộ lựa chọn [tự do phá
thai]. Một số được tranh cãi một cách hợp pháp; một số khác thì không.
Garland
có thể đã thực hiện các bước để đảm bảo với công chúng rằng không có hệ
thống tư pháp hai tầng nhưng đã nhiều lần từ chối làm như vậy. Ví dụ,
Garland đã tiếp tục từ chối chỉ định một công tố đặc biệt trong cuộc
điều tra Hunter Biden. Bằng cách đó, Garland đã loại bỏ mối đe dọa lớn
nhất của tổng thống do một báo cáo trình bày chi tiết mức độ mà gia đình
Biden rao bán quyền lực cho nước ngoài.
Garland hiện đang đối
diện với một tình huống nóng bỏng mới sau khi công tố đặc biệt Jack
Smith đã đưa ra 37 cáo buộc chống lại Trump, trong khi Robert Hur, “công
tố đặc biệt khác” đang điều tra Biden, phần lớn đã biến mất khỏi tầm
mắt.
Ngoài ra còn có sự vắng mặt đáng chú ý của bất kỳ quyết định
nào của Smith về một phần khác trong nhiệm vụ của anh ta: các tội liên
quan đến ngày 6 tháng Giêng. Một số người trong chúng tôi đã lập luận
rằng bài phát biểu gây tranh cãi của Trump đã được bảo vệ theo hiến
pháp. Mặc dù Smith đã nhanh chóng buộc tội về vấn đề tài liệu (hồ sơ
tổng thống), nhưng anh ta vẫn chưa giải quyết phần khác trong nhiệm vụ
của mình mặc dù vấn đề ngày 6/1 đã được Bộ Tư pháp và Quốc hội điều tra
rộng rãi. Mối quan tâm là Bộ Tư pháp không muốn làm suy yếu những tuyên
bố phổ biến trên các phương tiện truyền thông và Quốc hội rằng Trump đã
phạm tội hỗ trợ một “cuộc nổi dậy”.
Garland cũng đã ủng hộ việc
bổ nhiệm các quan chức gây tranh cãi như Kirsten Clarke và Rachael
Rollins, làm sâu sắc thêm sự ngờ vực của những người bảo thủ.
Hết
lần này đến lần khác, Garland lẽ ra có thể đưa ra các quyết định nhằm
tìm cách trấn an công chúng bằng các quyết định ôn hòa và minh bạch hơn.
Ông ấy đã nhiều lần thất bại trong việc làm như vậy.
Garland
không chỉ một mình có lỗi. Biden nhậm chức hứa hẹn sẽ là một người đoàn
kết và ôn hòa. Biden ngay lập tức áp dụng các chính sách cực tả và gây
chia rẽ bằng cách tố cáo hàng triệu “đảng viên Cộng hòa MAGA” và các đối
thủ chính trị của ông ta là những kẻ cực đoan “bán phát xít” .
Garland
nhiều lần cam kết rằng những vấn đề chính trị sẽ không ảnh hưởng đến
ông với tư cách là tổng chưởng lý. Ông ấy chắc chắn đã kiềm chế những
lời dao to búa lớn gây chia rẽ của Biden. Tuy nhiên, ông đã làm được rất
ít trong triển vọng đảm bảo với công chúng rằng Bộ TP đang theo đuổi
các vụ án mà không có thành kiến chính trị. Ông ấy tiếp tục lặp lại
câu thần chú “hãy tin tưởng chúng tôi, chúng tôi là chính phủ,” rất lâu
sau khi niềm tin đó đã bị mất đi với nhiều người dân.
Sự thất bại
của Merrick Garland ngày càng lộ rõ. Công chúng tiếp tục không tin
tưởng vào Bộ TP, và sự đảm bảo của ông về việc xử lý công bằng đã bị các
đảng viên Cộng hòa và độc lập bác bỏ hoàn toàn .
Thật khó để
không thích Merrick Garland với tư cách là một người đàn ông. Nhưng với
tư cách là một tổng chưởng lý, có rất ít điều để thích ông trong hai năm
qua.