2023-06-30

Mục Tiêu Của Thế Lực Đen Là Nước Mỹ

Sơn Hà (June-2023)

Từ mấy chục năm qua, các chính trị gia thành viên của Thế Lực Đen (Deep State) đã tìm cách bổ nhiệm các nhân sự — mang tư tưởng yểm trợ toàn cầu hoá — vào vị trí lãnh đạo các cơ quan tình báo. Mục tiêu của họ là America. Thuật ngữ America ở đây nên được hiểu là Nước Mỹ, Người Mỹ, Văn Hoá Mỹ, Chính trị Mỹ,… Tất cả những gì của Mỹ.

Một bài viết nặng ký được đăng trên Bán Nguyệt San “The New American”, số ra cuối tháng Năm, 2023, nhan đề “Intel’s Real Target: America”, của ký giả lão thành William F. Jasper, gây một tác động lớn trong dư luận Hoa Kỳ.

Bài viết này sẽ dùng các dữ kiện được William F. Jasper trình bày trong bài “Intel’s Real Target: America”. Tuy nhiên, các thuật ngữ chính trị dù được dùng nhiều trong dư luận, có thể khó hiểu đối với ai không am hiểu nền chính trị tại Hoa Kỳ. Do đó, người viết sẽ khai triển các thuật ngữ chính trị không ngoài mục đích nhằm “rộng đường dư luận”.

Mở đầu, William F. Jasper đưa ra hình ảnh cuộc truy tố Tổng thống Trump của biện lý Alvin Bragg, thuộc biện lý cuộc Manhattan ở New York. Jasper cho rằng, cuộc truy tố này là một sự leo thang của một loạt các cuộc tấn công nhắm vào ông Trump từ một thế lực mang tên “Permanent Washington” trực thuộc “Deep State”, để tấn công những ai bị xem là Người Mỹ Thực Sự.

 

CIA.gov/Mike Powell/Getty Images Plus

Ông Trump là người yêu nước Mỹ, yêu nhân dân Mỹ; ông là Người Mỹ Thực Sự. Ông Trump không chỉ công khai phát biểu mà ông đã công khai hành động như lời ông nói. Ông xem Nước Mỹ Trên Hết. Ông tuyên bố sẽ tranh đấu cho nước Mỹ, cho người dân Mỹ. Và như thế, ông bị xem là kẻ thù đối với những kẻ tự xưng là “liberal (tự do)” hay “progressive (cấp tiến)”, hay thuộc “Cánh Tả” (leftist, left-wing). William F. Jasper nhận định rằng, Thế Lực Đen tấn công bất cứ ai có tư tưởng yêu nước Mỹ như ông Trump. Có nghĩa là, mục tiêu mà Thế Lực Đen nhắm đến là người Mỹ và nước Mỹ. Nếu ông Trump được 70 triệu người ủng hộ thì tất cả trở thành tiêu điểm của Thế Lực Đen. Chúng ta sẽ tiếp tục nhìn thấy cái trò “rung cây nhát khỉ”. Nó có làm cho 70 triệu người Mỹ phải run sợ không?

Liberal, Progressive, Leftist, Left-Wing Là Gì?

Ta vừa gặp những chữ “liberal” (tự do), “progressive” (cấp tiến) hay “left-wing” tiếng Việt hay dịch là “cánh tả”, hay “cánh trái”. Chúng ta cần lướt qua các ý niệm của liberal, progressive, leftist, left-wing, Democrat, Republican. Xin chỉ chú ý đến khía cạnh chính trị mà thôi, các khía cạnh khác sẽ không được đề cập ở đây.

Liberal – Chúng ta thường nghe người ta gọi những người ủng hộ phe tả là “liberal”. Điều đó không hoàn toàn đúng. Có người phía phe bảo thủ nói rằng, chữ “liberal” đã bị phe tả đánh cắp. Và vì vậy, Liberal không còn có ý nghĩa như nguyên thuỷ là “tự do”. Ngày nay tại Hoa Kỳ, gọi những người thiên tả là “liberal”, là những người theo chủ nghĩa “tự do” không thể hiện đúng  bản chất của những người này. Cho dù gọi họ là những người có tư tưởng “phóng khoáng” hay “thông thoáng” cũng không đúng với sự tự nhận của họ.

Theo định nghĩa trong tự điển và trong lãnh vực chính trị, những người theo khuynh hướng “liberal”, tranh đấu cho các quyền cá nhân, tự do cá nhânbình đẳng. Họ ủng hộ ý niệm, mỗi cá nhân có quyền sống tự do theo lựa chọn của họ, miễn là điều đó không gây hại cho người khác, và hạn chế sự can thiệp của chính phủ. Nếu định nghĩa còn được giữ nguyên thì những người thiên tả không xứng đáng để được gọi là Liberal.

Progressive – thường được dịch ra tiếng Việt là “cấp tiến”. Chữ này cũng như chữ “democrat” (dân chủ) mới xuất hiện khoảng đầu thế kỷ 19. Những người theo chủ nghĩa “cấp tiến” đòi hỏi sự bình đẳng và cải thiện xã hội. Họ đòi các quyền như “quyền phụ nữ”, “quyền của LGBTQ+”, “chăm sóc y tế”, “bảo vệ môi trường”, quyền phá thai; họ đòi nhà nước phải can thiệp để thúc đẩy bình đẳng xã hội. Các đòi hỏi của những người này rất giống với những người thiên tả. Bảo những người thiên tả là “cấp tiến” thì có lẽ đúng hơn.

Cánh Tả và Cánh Hữu Là Gì?

Khi nào thì những chữ Cánh Tả và Cánh Hữu xuất hiện, và nó có nghĩa gì? Theo nhiều tài liệu đã viết, cuối thế kỷ thứ 18, sau khi nổ ra cuộc Cách Mạng Pháp, trong Quốc Hội Pháp, những người ủng hộ chế độ Quân Chủ và các thể chế truyền thống, dồn về bên phải ngồi với nhau; để lại những người chủ trương “cải cách”, thuộc khuynh hướng “tiến bộ” thì ngồi bên trái. Chưa rõ do đâu có sự sắp xếp này, nhưng theo các bài tường thuật, mô tả hai khuynh hướng trong Quốc Hội, những chữ Cánh-Tả (Left-Wing) và Cánh-Hữu (Right-Wing) được sử dụng để chỉ hai nhóm Tả – Hữu trong Quốc Hội Pháp. Dần dần, Tả Hữu được lan ra khắp nơi, rồi đến Hoa Kỳ. Mất cả trăm năm để những chữ Tả, Hữu hay Thiên Tả, Thiên Hữu được dùng nhiều hơn và thường xuyên hơn trong lãnh vực chính trị, khi nhân loại bước vào thế kỷ thứ 20.

Tại Hoa Kỳ, các thuật ngữ “Cánh Tả” được gán cho những người chủ trương cách mạng và xa rời các ý niệm truyền thống, nhân danh đổi mới và cải cách. “Cánh Hữu” thường được sử dụng để mô tả những người có lập trường truyền thống hoặc bảo thủ hơn.

Chủ Trương Của Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hoà

Ở Hoa Kỳ, có hai đảng chính trị lớn, gây ảnh hưởng khuynh hướng chính trị lên toàn cõi Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Đảng nào nắm được đa số, đường lối của đảng đó sẽ tác động mạnh lên các chính sách và chương trình hành động của chính phủ. Hai đảng đó là đảng Dân Chủ (Democrat Party) và đảng Cộng Hoà (Republican Party).

Đảng Dân Chủ – ủng hộ các chính sách hướng tới bình đẳng xã hội, cơ hội kinh tế và mong mỏi chính phủ can thiệp nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Đảng này nhúng tay rất nhiều vào vấn đề chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo vệ môi trường, phúc lợi xã hội và quyền công dân. Đảng Dân Chủ có xu hướng thu thêm thuế từ những người giàu và tầng lớp trung lưu. Khi có cơ hội nắm quyền, đảng Dân Chủ thúc đẩy các quy định và chương trình xã hội nhân danh công bằng xã hội và phúc lợi của công dân. Đảng Dân Chủ muốn có một chính phủ lớn, đủ để kiểm soát nhiều khía cạnh trong đời sống công dân.

Những năm gần đây, để nhấn mạnh hơn về chủ trương đấu tranh bình đẳng, đảng Dân Chủ đưa vào nghị trình đại hội vấn đề phá thai và quyền cho những người đổi giống và bán-nam-bán-nữ (LGBTQ+). Từ đó, đảng Dân Chủ bị xem là những người thách thức với Thượng Đế. Càng ngày, đảng Dân Chủ càng điều chỉnh đường lối, thể hiện khuynh hướng nghiêng về “Cánh Tả”. Chẳng hạn, đại hội đảng năm 2012, đảng Dân Chủ đưa vào nghị trình các vấn đề 1/ hôn nhân đồng tính, 2/ quyền bình đẳng cho những người LGBTQ+ (những người đồng tính và chuyển giới), 3/ quyền lợi cho những người nhập cư bất hợp pháp, 4/ điều chỉnh bảo hiểm y tế cho người lợi tức thấp,… Nó khiến cho đảng này nghiêng về “Cánh Tả” nhiều hơn.

Đảng Cộng Hoà –  Cương lĩnh của đảng Cộng Hòa bao gồm các quan điểm và nguyên tắc chung mang tính truyền thống, tin tưởng mạnh mẽ vào Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ. Nhất là tin vào Thượng Đế là đấng đã ban cho con người các quyền tự do, không ai có thể ngăn cản.

Đảng Cộng Hòa chủ trương chính phủ nhỏ hơn, giảm các quy định, chủ trương hạn chế sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và đời sống cá nhân. Họ nhấn mạnh tự do cá nhân, trách nhiệm cá nhân và các nguyên tắc thị trường tự do, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, gia tăng sản xuất, làm chủ sản phẩm do chính mình làm ra và phát triển doanh nghiệp.

Đảng Cộng Hòa thường thúc đẩy trách nhiệm tài chính, chủ trương giảm thuế, giảm chi tiêu của chính phủ và cân bằng ngân sách. Điều này sẽ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế và xây dựng xã hội thịnh vượng. Đảng Cộng Hòa giữ truyền thống ưu tiên xây dựng quốc phòng vững mạnh để bảo đảm an ninh và lợi ích của Hoa Kỳ trong và ngoài nước. Đảng Cộng Hòa phản đối quyền phá thai, ủng hộ hôn nhân truyền thống và ủng hộ mạnh mẽ quyền Tự Do Tôn Giáo. Ý niệm bảo thủ và bảo vệ các giá trị truyền thống khiến cho đảng Cộng Hoà bị cho là thuộc “Cánh Hữu”.

Đường lối chủ trương của hai đảng cho chúng ta một bức tranh tổng quát, đảng Cộng Hoà ở “Cánh Hữu” và đảng Dân Chủ ngồi bên “Cánh Tả”. Trong Quốc Hội, chúng ta luôn luôn nhìn thấy các hoạt động rõ rệt của hai cánh: Cánh Tả (Left-Wing) và Cánh Hữu (Right-Wing). Họ không chia chỗ ngồi nhưng hai cái nón Dân Chủ Cộng Hoà đủ để xác định họ thuộc cánh nào.

Mục Tiêu Đen của Thế Lực Đen

Như trên đã nói, William F. Jasper nhận xét rằng, “…Donald Trump không phải là mục tiêu cuối cùng. Như chính Trump đã nói, mục tiêu thực sự là chúng ta, người dân Mỹ. Bọn Thế Lực Đen chống Mỹ, chống gia đình, chống Thiên Chúa Giáo, một thứ thế lực đứng sau lưng Biden lù đù, nói trước quên sau, đang gởi cho chúng ta một thông điệp: nếu phe tả hạ gục Donald Trump, thì thành phần dân đen còn lại không còn cơ hội. Đừng chống cự. Vô ích! Thế Lực Đen nói với chúng ta như thế đấy: ‘đừng chống cự’”.

Nhận xét của William F. Jasper làm cho người đọc phải bừng tỉnh rằng, đất nước này đang được lãnh đạo bởi một thế lực đen tối, dẫn đưa nước Mỹ dần dần xa rời các giá trị truyền thống của các Tổ Phụ để lại. Hầu như tất cả các cơ quan tình báo của Mỹ là cánh tay nối dài của Thế Lực Đen, đứng sau lưng Biden để giật dây. Jasper khẳng định: “This collection of 18 federal agencies has been an indispensable arm of the Deep State coterie that is dismantling our Republic and the moral-social fabric of our society to shape us into a New World Order that would resemble the dystopia of Communist China”. Jasper cho rằng, các cơ quan tình báo của Mỹ cùng với một số văn phòng liên bang hợp thành một Tổ-18, là lực lượng chủ chốt của Thế Lực Đen đang ra sức thay đổi xã hội Hoa Kỳ, có thể sẽ tạo thành một xã hội hỗn độn như Trung Cộng. Công tác gần nhất là: “Triệt hạ Trump, Bảo vệ Biden”, ngay cả trước khi ông Trump bước vào Toà Bạch Ốc.

Nhận xét này không phải để bênh vực cho cựu tổng thống Trump, mà cho ta thấy các chuyển động nhằm thanh toán các chướng ngại vật. Mục tiêu là chuyển đổi xã hội Hoa Kỳ.

Triệt Hạ Trump, Bảo Vệ Biden

Hoả mù được tung ra để khoả lấp cái laptop của Hunter. Ông con trai làm ăn như thế nào và chia chát với ông bố Joe ra sao? Các bằng chứng về các vụ tham nhũng, rửa tiền qua trung gian Ukraine và Nga được tìm thấy trong cái computer xách tay của Hunter được gọi là “laptop from hell” bị các đặc vụ nhận chìm. Cái “laptop from hell” thường được dịch sang tiếng Việt là “laptop từ địa ngục”. Nó là cái gì?

Câu chuyện về cái laptop ấy được tóm tắt như thế này. Tháng Tư năm 2019, tại một tiệm sửa computer ở Wilmington, tiểu bang Delaware do John Paul Mac Isaac làm chủ, cho biết Hunter Biden đã đem cái laptop của anh ta đến đây để sửa. Nhưng sau hơn ba tháng, anh ta không đến lấy về. Mac Isaac bắt đầu lo lắng bởi vì những email, hình ảnh và các tài liệu chứa bên trong laptop có thể liên hệ đến nền an ninh quốc gia. Mac Isaac đã làm bản copy harddrive đem nạp cho FBI vào tháng 12-2019. Tháng 10-2020, nội dung của tài liệu trong laptop này được công chúng biết đến, chỉ vài tuần trước ngày bầu cử tổng thống. Các hình ảnh ăn chơi trác táng của Hunter, chứa trong laptop này là thật sự của Hunter Biden, con trai của ông Joe Biden. Ngoài ra, các tài liệu trao đổi làm ăn, tham nhũng, mua chuộc,… có dính dấp tới Papa Joe cũng rất rõ ràng.

Báo New York Post cho đăng một loạt bài phân tích về các dữ kiện tìm thấy trong “laptop from hell” mà báo này xem như bằng chứng hiển nhiên khó chối cãi. Nhưng ngay lập tức, tình báo Mỹ tung ra một lá thư có 51 chữ ký của các nhân viên tình báo đã về hưu, nhân danh những người có kinh nghiệm gián điệp đồng thanh nói rằng, đó là những bằng chứng giả mạo do Nga nguỵ tạo. Trước ngày đăng quang thì bảo rằng, Nga đang ra tay để giúp cho ông Trump đắc cử. Sau khi Biden vào Toà Bạch Ốc thì câu ấy được sửa lại rằng, Nga đang phá hoại nền “dân chủ” của Hoa Kỳ.

Không một cơ quan truyền thông đại chúng hay bất cứ một thông tấn nào chấp nhận đăng tải các tin tức liên quan về cái laptop của Hunter. Những bài bình luận về vụ này cũng được các mạng xã hội (Twitter, Facebook, Youtube,…) đồng lòng bưng bít.

Đàng Sau Thế Lực Đen là Tình Báo Đen – Tình Báo Mỹ

Cùng thời điểm với cái “laptop from hell”, tình báo Mỹ tuyên bố phá vỡ âm mưu bắt cóc thống đốc Michigan (đảng Dân Chủ),… là vài động tác của “tình báo, dối trá và phản bội”. Ngay cả chuyện “nổi loạn ngày 6 tháng Giêng”, không ai biết hư thực. Bởi vì các cơ quan tình báo cũng với Thế Lực Đen bao trùm khắp nơi. Sau khi trình chiếu cho công chúng xem tài liệu từ video an ninh của toà nhà Capitol Hill, chỉ một lần, vì sợ lòi ra cái bản chất lừa đảo, Thế Lực Đen lại ra tay ngăn chặn video an ninh và người tiết lộ video ấy là Tucker Carlson cũng bị cho nghỉ việc. Tại sao có nhiều thứ xảy ra cùng một lúc với cùng một nguyên nhân?

Theo William Jasper thì các thủ lãnh của cộng đồng tình báo được giao nhiệm vụ đánh phá ông Trump ngay cả trước khi ông bước vào Toà Bạch Ốc. Các hệ thống truyền thông lớn cũng thông đồng với thế lực đen tối này, cùng nhau phá hoại các thành quả của ông Trump. Suốt thời gian 4 năm của nhiệm kỳ đầu tiên, họ dàn xếp các cuộc luận tội để truất phế, chẳng khác nào âm mưu đảo chánh một vị tổng thống đã được dân chúng Hoa Kỳ bầu chọn một cách hợp pháp.

James Clapper, cựu Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia (Director of National Intelligence – DNI), Michael Hayden, cựu giám đốc của cả Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (Central Intelligence Agency – CIA) và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (National Security Agency – NSA); John Brennan cũng là cựu giám đốc tình báo quốc gia; có ký tên trong lá thư có 51 chữ ký. Là những người ghét cay ghét đắng ông Trump. Theo tiếng lóng thường được mấy ông nhân viên CIA, gọi CIA là công ty (company); trên danh nghĩa là về hưu, nhưng vẫn còn làm việc cho “công ty”. Trong 51 chữ ký, có đến 43 đã từng hoặc đang còn làm việc cho “công ty”.

John Sipher, cựu nhân viên của “công ty”, thường xuyên xuất hiện trên các hệ thống truyền thông đã khoát lác trên Twitter: “I take special pride in personally swinging the election away from Trump” (Tôi tự hào về việc chính tôi đã xoay chuyển cuộc bầu cử ra khỏi tay Trump). Vào ngày 4 tháng 4 năm 2023, cựu viên chức CIA, ông Michael Morell đã làm chứng trước Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện rằng, Antony Blinken (thành viên của Council on Foreign Relations – CFR, Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại), khi đó là cố vấn cho ứng cử viên Biden và hiện là Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, đã “kích hoạt” bức thư bằng một cú điện thoại gọi cho Morell.

Đàng Sau Những Cái Đen Ấy là Truyền Thông Đen – Big Media

Hai năm rưỡi sau, National Public Radio (NPR), The New York Times và nhiều hệ thống truyền thông khác, đã phải thừa nhận cái máy tính xách tay là có thật (laptop from hell), rằng nó thuộc về Hunter Biden và dữ kiện trong đó – email, hình ảnh, video, v.v. – toàn là “đồ thứ thiệt”. Các phóng viên, ký giả được dặn dò: “…chúng tôi được cho biết, bây giờ đó là “tin cũ”,… nó trở thành tài liệu vẫn đang được điều tra …là không đáng tin cậy”. Giới truyền thông như bọn Tinh Tú Môn, đồng thanh lên tiếng: “Trong đó không có gì đáng xem – bỏ qua thôi!”.

William Jasper kể rằng, các cơ quan tình báo Mỹ đồng thanh lên tiếng rằng, “Nga đang phá hoại nền dân chủ của Hoa Kỳ”. Thật là“cuộc nói dối quái đãn. Chính Clapper, Hayden, Brennan và ‘công ty’ đang phá hoại nền dân chủ của Hoa Kỳ”.

Adm Mike Rogers

Ngày 17 tháng Mười Một – 2016, Đô đốc Mike Rogers đến thăm bất thình lình và báo cho ông Trump về âm mưu đảo chánh phản quốc, do bàn tay của tình báo Mỹ, có bàn tay của Obama. Sau khi Đô Đốc Rogers được giữ chức Giám đốc An Ninh Quốc Gia và Tư Lệnh An Ninh Mạng; ông đã phá vỡ vụ đảo chánh, ông Trump thoát nạn.

Khi ông Trump tuyên bố rằng, cộng đồng tình báo, có Obama sau lưng, đang theo dõi ông thì ông bị báo chí chế diễu, bêu xấu tơi bời. Nhưng, ba năm sau, đầu năm 2020, báo cáo của Tổng Thanh Tra, ông Michael Horowitz cho biết các nhân viên tình báo của chính quyền Obama đã vi phạm Đạo luật Giám Sát Tình Báo Ngoại Quốc (Foreign Intelligence Surveillance Act – FISA). Báo chí ngậm miệng và ông Trump được cho là đúng!

Rõ ràng, FBI thực sự đã theo dõi và phá rối chiến dịch tranh cử của ông Trump trong cuộc bầu cử 2016. Báo chí, truyền thanh, truyền hình, thông tấn,… tất cả đã trở thành thành viên tinh tú môn, phục tòng Thế Lực Đen.

General Michael Flynn

Nó không chỉ loại ông Trump ra khỏi cuộc bầu cử. Nó triệt hạ bất cứ ai yêu nước Mỹ. Nó làm tê liệt chính quyền ông Trump. Nó gài bẫy Cố vấn An ninh Quốc gia của Trump, Tướng Michael Flynn, và nhất định bỏ tù ông ta với tội “nói láo với FBI về các cuộc trò chuyện với Đại sứ Nga Sergei Kislyak”. Bất cứ viên chức tình báo nào có đầu óc độc lập và yêu nước Mỹ tức khắc trở thành kẻ thù của Thế Lực Đen. Đô đốc Mike Rogers và Tướng Michael Flynn là những người tiêu biểu.

Sự ân xá của Tổng thống Trump đã cứu Tướng Michael Flynn thoát khỏi một bản án tù bất công và cay nghiệt.

Phụ tá giám đốc FBI, phụ trách phản gián Peter Strzok và luật sư FBI Lisa Page, là cặp đôi khét tiếng ghét ông Trump và ghét những người có cảm tình với ông Trump. Hai người này đáng lẽ phải vào tù vì đã phịa ra tài liệu giả mạo để bỏ tù và bao vây kinh tế Tướng Michael Flynn. Có bằng chứng hai người phịa tài liệu nhưng Bộ Tư Pháp không truy tố hai người này; chỉ bị FBI sa thải. Sau khi bị sa thải thì được việc làm tiền lương hậu hĩnh: Strzok được làm phụ tá giáo sư tại Đại Học Georgetown và thường xuyên xuất hiện trên thông tấn CNN, MSNBC,… với tư cách chuyên gia phân tích tình báo. Page thì trở thành cộng tác viên cho NBC News.

Vụ tấn công ông Flynn còn có sự tiếp tay của giám đốc James Comey, phó giám đốc Andrew McCabe, cố vấn James A. Baker, biện lý Sally Yates. Chẳng có ai trong đám này bị truy tố. Tất cả đều được phây phây viết sách và xuất bản sách, cộng tác với các thông tấn với hợp đồng béo bở. Chẳng hạn, McCabe được CNN thuê. Comey làm việc cho Washington Post. Baker được Học Viện Brookings và Trường Luật Harvard mướn, rồi trở thành nhân viên cao cấp của Twitter điều khiển việc kiểm duyệt, ngăn chặn những tin tức bất lợi cho gia đình Biden, nhất là cái “laptop from hell” của Hunter Biden. Cuối cùng thì Baker bị ông chủ mới là Elon Musk đuổi việc, vì ngăn chặn thông tin.

Ông Trump Lại Đúng!

Một trong những sự thừa nhận rõ ràng nhất về hiện tượng Thế Lực Đen đang chi phối nước Mỹ trong nhiều lãnh vực là bài nhận định của Molly Ball đăng trên tạp chí TIME, nhan đề: “The Secret History of the Shadow Campaign That Saved the 2020 Election” (Câu Chuyện Bí Mật Đàng Sau Cuộc Giải Cứu Bầu Cử 2020). Nữ ký giả Ball phải công nhận ông Trump “đã nói đúng”. Bởi vì trước khi có kết quả, ông Trump tố cáo về âm mưu lật ngược kết quả bầu cử 2020 để cho ông Biden thắng cử. Ball viết: “Có một âm mưu diễn ra ở hậu trường, một âm mưu vừa ngăn chặn các cuộc biểu tình vừa kiểm tra được sự phản kháng từ các CEO. Hai điều bất ngờ này đều là kết quả của một liên minh không chính thức giữa cánh tả và các đại gia”. Trên tạp chí TIME thiên tả, Molly Ball không ngần ngại công bố thành quả,  “một nhóm gồm những người quyền lực được tài trợ dồi dào, thuộc nhiều hệ tư tưởng, cùng nhau làm việc ở hậu trường để tác động đến nhận thức, làm thay đổi các quy tắc và luật lệ, điều khiển các phương tiện truyền thông và kiểm soát các luồng thông tin”.

Giọng điệu này cho thấy bọn thuộc “Cánh Tả” đã nắm được thế chủ động có thể lèo lái đất nước Hoa Kỳ này theo hướng nào chúng nó muốn. Khi ông Trump tố cáo thì bọn “tinh tú môn” nhao nhao: “ông Trump mê sảng”. Bây giờ chúng nó phải thú nhận: “Ông Trump lại đúng!”

Theo William Jasper thì những tập đoàn theo chủ nghĩa toàn cầu gồm có Big Business, Big Labour, Big Pharma, Big Tech và Big Media đã rót hàng trăm triệu Đô la vào các nhóm hoạt động của chiến dịch Astro-Turf.

astro-turf (cỏ nhân tạo)

Astro-Turf Là Gì?

Astro-Turf là tiếng lóng của chiến dịch tung hoả mù. Có một tập thể lớn chuyên chế tạo tin tức giả, hoặc những tin tức chuyên chở sự thật bị bẽ cong, để tung vào các hệ thống truyền thông. Nhóm hoạt động ấy là các “dư luận viên” có ăn lương và phục vụ cho chiến dịch Astro-Turf. Tập đoàn có chữ “Big” đứng trước, nói lên sự ăn trùm bằng đồng Đô-la. Chúng nó đứng chung với nhau sẽ tạo ra một thế lực rất lớn. Chúng nó là các Doanh Nghiệp Lớn, Công Đoàn Lớn, Dược Phòng Lớn, Kỹ Nghệ Lớn, Truyền Thông Lớn (Big Business, Big Labour, Big Pharma, Big Tech, Big Media). Chúng nó đang tạo ra một thế lực mà ta hay gọi là “Deep State”, và dịch ra tiếng Việt là “Nhà Nước Ngầm”. Chúng nó có thế mạnh của một chính phủ trong bóng tối, không lộ diện. Chúng nó ăn trùm lên toàn thế giới. Phải gọi chúng nó là Thế Lực Đen cho dễ hiểu.

Astro-Turf có nghĩa là “cỏ nhân tạo”, là chiến dịch được các “dư luận viên” tiến hành bằng cách sử dụng tên giả để mở các trương mục trên các mạng xã hội và hoạt động theo từng nhóm khác nhau, chỉ để phục vụ mục tiêu là tung hoả mù trong nhiều lãnh vực. Thế Lực Đen nuôi bọn “tinh tú”, bảo sao làm vậy, gọi là “dư luận viên”. Dư Luận Viên chuyên môn tung vào các mạng xã hội các tin tức giả, tin nguỵ tạo, tin vịt,… Chiến dịch Astro-Turf: “chiến dịch gieo cỏ nhân tạo”, đem trồng giữa loại cỏ thật, khó phân biệt. Giống câu chuyện “gieo cỏ lùng” trong Thánh Kinh.

Ai Gieo Cỏ Lùng?

cỏ Lùng mọc giữa lúa Mì

Dụ ngôn của Chúa Giêsu theo lời thuật của Thánh Matthew (Matthew 13, 24-25) “Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: “Nước trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất”. Đối với tín hữu Thiên Chúa Giáo thì truyện ngụ ngôn này rất quen thuộc. Có thể có người chưa biết. Câu chuyện là, kẻ phá hoại muốn phá nhà nông trồng lúa chỉ cần chờ cho chủ ruộng và thợ cày cấy đi ngủ, đem cỏ lùng đến gieo vào giữa các cây lúa, “rồi đi mất”. Câu chuyện rất ngắn nhưng có các yếu tố quan trọng. Bọn phá hoại chỉ chờ cho người chủ 1/ đi ngủ, 2/ đem cỏ lùng đến gieo giữa cây lúa, 3/ rồi đi mất.

Kẻ thù biết trước, cỏ lùng sẽ làm hại cho ruộng lúa của nhà nông, nên không cần chờ xem kết quả. Cứ việc gieo xong rồi bỏ đi. Đã vậy, ông chủ lại ngăn cản không cho người thợ của ông nhổ cỏ vì sợ nhổ nhầm cây lúa. Ông bảo để khi lúa trổ bông thì sẽ biết cây nào là cây cỏ, cây nào là cây lúa; lúc ấy sẽ loại bỏ cây cỏ lùng. Giải pháp của ông chủ nghe hợp lý, nhưng trên thực tế khi phân biệt được cây nào là cỏ lùng thì việc phá hoại đã xong.

Grassroots

Từ vài chục năm qua, người Mỹ đã tạo ra phong trào Grassroots (rễ cỏ – cấp cơ sở) trong dân chúng. Phong trào chủ trương các sinh hoạt mang tính dân sinh, hoạt động ở cơ sở địa phương từ thấp lên cao. Những người bảo thủ thì kêu gọi các công dân nên có trách nhiệm giữ gìn quốc gia Hoa Kỳ bằng cách rủ nhau đi bầu đông đảo. Họ cần phải giúp nhau tìm hiểu tiểu sử ứng cử viên để chỉ bầu cho những người sẵn sàng bảo vệ nước Mỹ theo đúng truyền thống của Tổ Phụ đã để lại, đặt căn bản trên Hiến Pháp có từ ngày lập quốc và tôn trọng luật pháp.

Kẻ phá hoại cũng dùng nguyên tắc Grassroots nhưng làm ngược lại. Đi vào quần chúng, gieo rắc ý niệm vô thần không tin vào Thượng Đế, vượt giới hạn của tự do cá nhân để xúi giục biến đổi nước Mỹ. Họ đi xa hơn về phía “bên trái”, đòi xoá bỏ biên cương, đòi cải thiện môi trường, nhân danh công bằng xã hội để đòi đấu tranh giai cấp, đòi phá thai, đòi quyền cho người chuyển giới,… Bọn này cho ra đời một chữ rất thời thượng “woke” (thức tỉnh), gọi là đi “đánh thức” thiên hạ đừng để bọn “đế quốc” ru ngủ. Lại thêm một chữ đang có ý nghĩa tốt bị trang bị một ý nghĩa rất “cà chớn”. Ngày nay, người ngay lành dùng tĩnh từ “woke” là để vạch mặt chỉ tên bọn khốn nạn phá hoại xã hội. Chúng nhân danh đi đánh thức thiên hạ nhưng lại có hành động phá hoại.

Phong trào Grassroots của cả hai phe chưa được phát triển thì đã thấy xuất hiện chiến dịch Astro-Turf của những người đi gieo “cỏ nhân tạo”. Chúng ta sẽ nghe văng vẳng đâu đây: “Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù… gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất”. Việc gieo cỏ nhân tạo là việc của bọn “dư luận viên”, chỉ đi gieo rắc… “rồi đi mất”.

Cỏ nhân tạo đã được trồng khắp nơi, chen lẫn với cỏ thật, khó có thể phân biệt được đâu là cỏ thật, đâu là cỏ nhân tạo. Câu chuyện “gieo cỏ lùng” trong Thánh Kinh, khi cây lúa trổ bông thì người ta có thể phân biệt đâu là lúa, đâu là cỏ. Và việc phá hoại đã xong. Ở đây, cỏ nhân tạo và cỏ thật thì khó phân biệt, khó hơn rất nhiều.

 —oOo—

Xin trích dẫn ý niệm của ký giả William Jasper cho phần kết luận. William Jasper cho rằng, tạp chí TIME đã thú nhận về một âm mưu đã “cứu” cuộc bầu cử 2020. Nếu không có bài báo của nữ ký giả Molly Ball thì khó ai tin về một âm mưu từng cứu vãn cuộc bầu cử 2020. Đó là ngôn ngữ của báo TIME, đã công khai nhìn nhận như thế. Âm mưu ấy hoàn toàn dành cho bọn nhà giàu lưu manh ra sức phá huỷ nền cộng hoà lập hiến và nền văn minh Thiên Chúa Giáo của Hoa Kỳ, để thay thế bằng Trật Tự Thế Giới Mới vô thần.

Jasper viết: “Yes, this “conspiracy,” this “cabal” — Time magazine’s words — “saved” the election. But it didn’t save it for us, the American people; it saved it for the globalist elites who are committed to destroying what remains of our constitutional republic and our Christian-style civilization, to be replaced — they hope — with their godless New World Order” – Đúng vậy, “âm mưu” này, “dàn dựng” này – cách nói của tạp chí Time – đã “cứu” cuộc bầu cử. Nhưng cái cứu đó không phải cho chúng ta, cho người dân Mỹ; mà nó dành cho bọn nhà giàu lưu manh theo chủ nghĩa toàn cầu, những người nhất tâm phá hoại nền cộng hòa lập hiến và nền văn minh Kitô Giáo của chúng ta, và chúng mong thay thế bằng Trật Tự Thế Giới Mới vô thần của chúng nó” .

Lại một lần nữa, William Jasper báo động cho độc giả khắp nơi rằng, giữa chúng ta có những đồ giả và đồ thật lẫn lộn với nhau. Chúng ta đã ngủ quên để cho kẻ thù đến gieo cỏ lùng trong ruộng của chúng ta. Chính chúng ta phải tỉnh thức để phân biệt chính-tà, đúng-sai, phải-trái… để loại hết các cỏ lùng ra khỏi ruộng lúa, trước khi quá muộn.

Sơn Hà
(tháng Sáu – 2023)

 

 2023-06-27 

Feehery: Biden có phải là một thảm họa tái tranh cử?  


(By Feehery, 27 June 2023)

 
Khi các đảng viên Đảng Dân chủ chọn Joe Biden làm ứng cử viên của họ vào năm 2020, họ dường như nghĩ rằng ông ấy sẽ hoàn toàn ổn. Ông ấy không hoàn toàn điên rồ mà có vẻ ôn hòa, sung sướng trốn trong tầng hầm của mình để thực hiện chiến dịch tranh cử, và ông ấy có đủ kinh nghiệm ở Washington để đi theo trật tự đã được thiết lập mà những lãnh chúa ở thủ đô thích.   

Nhưng giống như Taylor Swift đã chỉ ra trong bài hát nổi tiếng năm 2008 của cô ấy, đôi khi Mr. Perfectly Fine (ông hoàn hảo) hóa ra lại là một thảm họa. Hoặc như một người bạn của tôi hay nói, mọi thứ đều ổn cho đến khi nó không ổn.  

Biden đã trải qua một số quãng thời gian tồi tệ trong đời và chúng ta nên thừa nhận bi kịch mà ông ấy đã phải chịu đựng trước mắt. Nhưng khi nói đến chính trị, Biden đã may mắn hơn là tài giỏi.   

Ông ta có xu hướng phóng đại quá mức về kinh nghiệm sống của chính mình và  đôi khi  ăn cắp lời nói của người khác . Khiếu ăn nói và sự quyến rũ của người Ireland đã đưa ông Biden đến một vị trí quyền lực mà hầu như không ai nhìn thấy trong tương lai của ông. Điều đó bao gồm ông chủ cũ của ông ấy, Tổng thống Obama, người đã nói chuyện với ông ấy về việc tranh cử vào năm 2016 và Obama đã nói rõ rằng ông không nghĩ Biden đủ khả năng đảm đương công việc.

Biden có thói quen đưa ra những quyết định không chính xác. Về các vấn đề quốc tế, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã nói về Biden: “ông ấy đã sai lầm trong gần như mọi chính sách đối ngoại lớn và vấn đề an ninh quốc gia trong bốn thập kỷ qua.”   

Từ nhiệm vụ bắt buộc tiêm vắc-xin đến vụ bắt buộc đeo khẩu trang, từ kế hoạch chi tiêu liều lĩnh đã giúp thúc đẩy lạm phát cho đến việc ông ta ôm hôn đám đông cảnh sát, từ việc ông ta nhân đôi sự cuồng loạn về biến đổi khí hậu đến lời cao giọng khó hiểu của ông ta về Ukraine trước khi xung đột bắt đầu, Biden đã liên tục làm cho các tình huống tồi tệ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Ba điều hiện đang phải đối mặt với Biden khi ông ấy tìm kiếm sự tái tranh cử, ngoài thành tích kém xuất sắc của ông ấy. Đầu tiên là tuổi của ông ấy. Thứ hai, những câu hỏi rất thực tế về việc làm thế nào ông ấy được bầu ngay từ đầu. Thứ ba, công việc kinh doanh tham nhũng của ông ta liên quan đến con trai ông ta, Hunter.

Tình trạng lão hóa của Biden từ lâu đã khiến cử tri quan tâm và đó thường là một trong những lý do được viện dẫn nhiều nhất khiến cử tri bày tỏ sự khó chịu với việc tái đắc cử của ông. Ông đã già khi tranh cử phó tổng thống. Ông sẽ là  tổng thống lớn tuổi nhất trong gần một thập kỷ nếu tái đắc cử và phục vụ hết nhiệm kỳ thứ hai. Và mặc dù đeo kính phi công và đi xe thể thao ngầu, Biden không phải là một ông già trẻ tuổi. Các cử tri nhận thấy và họ không thích.

Những  tiết lộ mới nhất  về việc những người trong cộng đồng tình báo đặt tay lên bàn cân để lật ngược cuộc bầu cử có lợi cho Biden khiến cuộc bầu cử của ông dường như là bất hợp pháp trong mắt nhiều cử tri. Có phải  CIA và FBI đã gây áp lực buộc Big Tech  phải ngăn chặn những câu chuyện có thể gây tổn hại cho Biden trong giai đoạn cuối của chiến dịch năm 2020? Chúng ta có nên coi trọng cáo buộc của những người tố giác khi họ nói rằng nhà Biden không chơi theo cùng một loại luật như những người khác không?   

Và tại thời điểm nào chúng ta có thể bỏ qua việc  Joe Biden đã trở nên giàu có như thế nào (nếu) chủ yếu nhờ vào lương của chính phủ? Tại sao rất nhiều con đường dẫn đến sự giàu có của Hunter Biden lại dẫn đến các điểm nóng như Trung Quốc và Ukraine?   

Đảng Dân chủ có thể giả vờ tất cả những gì họ muốn rằng ông Perfectly Fine sẽ tham gia đề cử và dễ dàng loại bỏ Trump hoặc Thống đốc Florida Ron DeSantis. Nhưng hãy nhớ rằng: Mọi thứ đều ổn cho đến khi nó không ổn.   


https://thehill.com/opinion/4069137-feehery-is-democrats-mr-perfectly-fine-a-reelection-disaster/

 2023-06-26 

Nhiệm kỳ thứ ba của Obama?

Có rất nhiều vấn đề mà cả nước Mỹ và thế giới đang phải đối mặt ngày nay, và dấu tay của Barack Obama đều ở trên đó. Nếu bạn nghĩ vì ông ấy không còn là tỏng thống “chính thức” nên ông ấy không có nhiều ảnh hưởng, thì bạn không chú ý đâu.

Nhiều người Mỹ tin rằng Barack Obama không quan tâm đến lợi ích tốt nhất của nước Mỹ khi ông là tổng thống và chỉ muốn thay đổi nước Mỹ một cách cơ bản. Ban đầu, ngoài việc ông ấy thốt lên rằng “sự thay đổi đã đến với nước Mỹ” trong bài phát biểu chiến thắng trong đêm bầu cử năm 2008, điều này bắt nguồn từ việc Obama đã bỏ qua các từ “Chúa” và “đấng tạo hóa” trong khi trích dẫn các bài phát biểu có chứa các từ đó, khi gửi thiệp mừng “Holiday” thay cho “Merry Christmas”, ông ấy ủng hộ hệ tư tưởng của Karl Marx và Saul Alinsky (Bước đầu tiên trong 8 bước tiến tới chủ nghĩa xã hội là kiểm soát dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cho bất cứ ai?), và tất nhiên ông ta mô tả Hiến pháp là “thiếu sót cơ bản.” Mặc dù đó là những lý do có giá trị, nhưng chúng không đáng kể so với hành vi có thể là phản quốc của ông ấy khi còn là tổng thống, và hậu quả vẫn còn xảy ra cho đến ngày nay.

Tuyên bố của Tổng thống Trump rằng Obama do thám chiến dịch tranh cử của ông được coi là một dòng tweet điên rồ khác được thúc đẩy bởi “thuyết âm mưu vô căn cứ”. Cánh tả xác định rằng việc một người đàn ông đàng hoàng, lôi cuốn và vị kỷ như Obama lại tham gia vào một kế hoạch liên quan như vậy là quá phi lý khi đang là người quyền lực nhất trên trái đất. Tuy nhiên, báo cáo của Durham đã chứng minh rằng Tổng thống Obama biết âm mưu Hillary Clinton sử dụng hồ sơ giả cáo buộc Trump thông đồng với Nga để theo dõi chiến dịch tranh cử năm 2016 của Trump là một trò lừa bịp. Mặc dù biết về âm mưu bịa đặt này, nhưng Obama không chỉ cho phép nó xảy ra mà còn làm tăng thêm tin đồn bằng cách tuyên bố Nga đã xen vào cuộc bầu cử. Và mới tháng trước, một người tố giác đã đưa ra cáo buộc Obama và Joe Biden sử dụng hệ thống tư pháp Hoa Kỳ để che đậy tội ác của họ khi còn đương chức, trong đó bao gồm âm mưu phản quốc hối mại quyền thế để làm giàu cho Biden và gia đình ông ta.

Nếu bị chất vấn về những vấn đề trên, Obama chắc chắn sẽ phủ nhận (bất kể việc một tổng thống đương nhiệm tuyên bố là không hề hay biết là điều khó tin đến mức nào). Nhưng sự ủng hộ vội vàng của ông đối với sự thay đổi chế độ vi hiến ở Ukraine vào năm 2014 không thể dễ dàng che giấu dưới chiêu bài thiếu hiểu biết.  

Đầu năm 2014, Ukraine trải qua một cuộc thay đổi hỗn loạn khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị phế truất. Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) đã không tuân hành thủ tục thích hợp theo hiến pháp của họ. Thủ tục này tốn nhiều thời gian và đòi hỏi quốc hội thành lập một ủy ban điều tra đặc biệt để tìm ra bằng chứng biện minh cho việc phế truất tổng thống. Sau khi kết luận, ít nhất 2/3 quốc hội phải bỏ phiếu để luận tội. Sau đó, Tòa án Hiến pháp phải xem xét vụ việc và xác nhận thủ tục hiến pháp cùng các hành vi mà tổng thống đang bị cáo buộc là đáng bị luận tội. Một khi điều này được tiến hành, ít nhất 3/4 quốc hội phải bỏ phiếu ủng hộ. Mặc dù các thủ tục được xác định rõ ràng như vậy, chúng đã không được thực hiện.  

Thay vào đó, một dự luật đã được thông qua để phế truất tổng thống. Dự luật thậm chí còn không nhận được 3/4 (338 phiếu bầu) ủng hộ của quốc hội Rada. Nó chỉ nhận được 328 phiếu. Mặc dù vậy, chính quyền Obama đã trả lời bằng một tuyên bố rằng:

“Tổng thống (Obama) đã ký Sắc lệnh hành pháp cho phép trừng phạt các cá nhân và tổ chức chịu trách nhiệm về các hoạt động phá hoại các quy trình hoặc thể chế dân chủ ở Ukraine.”

Đó là những lời đe dọa hống hách và cực đoan theo những chỉ dẫn mơ hồ như vậy. Chính quyền Obama, mặc dù ủng hộ việc loại bỏ và đe dọa bất kỳ ai đặt câu hỏi chính đáng về nó, nhưng muốn trở thành trọng tài về những gì họ coi là “các hoạt động làm suy yếu các chuẩn mực hoặc thể chế dân chủ”. Đó là một làn ranh đỏ lớn bất kể (quan điểm) chính trị của một người là gì.  

Mối quan hệ mang tính xây dựng của Tổng thống Yanukovych với Nga đủ ổn định để ngăn chặn một cuộc xung đột giống như cuộc xung đột hiện đang diễn ra. Người Mỹ có mọi quyền để xem xét mức độ ảnh hưởng của việc truất phế vi hiến (và sự ủng hộ của Obama đối với nó) trong sự leo thang của sự thù địch Nga-Ukraine dẫn đến chiến tranh nhiều năm sau đó, đặc biệt là xem xét hàng tỷ đô la viện trợ mà Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp.  

Bằng cách nào đó, ảnh hưởng của Obama được cho là mạnh mẽ hơn ở trong nước so với ở nước ngoài. Tại một thời điểm, khoảng 3/4 trong số 100 phụ tá hàng đầu của tổng thống Biden là người đã từng phục vụ trong chính quyền Obama trước đây, điều này xảy ra trong thời điểm mà các quyền tự do của người Mỹ ngày càng bị vi phạm. Tổng thống Trump là nạn nhân tiêu biểu cho sự ngược đãi này và các mối quan hệ với Obama rõ ràng có liên quan đến cuộc đàn áp của ông.

Merrick Garland được Obama đề cử thẩm phán trong Tòa án Tối cao sau khi Thẩm phán Antonin Scalia qua đời. Thượng viện do Đảng Cộng hòa chiếm đa số chưa bao giờ bỏ phiếu về việc bổ nhiệm ông và vị trí trống cuối cùng được lấp đầy bởi Tổng thống Trump với thẩm phán Gorsuch. Nhưng giờ đây, Garland đang phục vụ với tư cách là Bộ trưởng Tư pháp của Biden và phụ trách việc vũ khí hóa Bộ Tư pháp. Tháng 8 năm ngoái, ông đã phê chuẩn một cuộc đột kích chưa từng có vào nhà của một cựu tổng thống vì các tài liệu mật. Jack Smith sau đó được Garland bổ nhiệm làm công tố đặc biệt và được ông ta bảo vệ sau khi ông ta truy tố Trump.

Tổng thống có quyền giải mật bất kỳ tài liệu nào mà ông ấy chọn. Tuy nhiên, một phó tổng thống không có thẩm quyền như vậy. Các cựu Phó Tổng thống Biden và Pence gần đây cũng đã bị phát hiện sở hữu các tài liệu mật. Trong trường hợp của Biden, một số là từ thời ông còn là thượng nghị sĩ. Đối với Pence và Biden, không có cuộc đột kích, không có cáo trạng, không có công tố đặc biệt và chắc chắn không có con dấu chấp thuận từ Merrick Garland.  

Ngay sau cuộc bầu cử năm 2020, Obama đã ngồi xuống với người dẫn chương trình truyền hình của cánh tả Stephen Colbert và không thể ngăn mình chia sẻ những ham muốn thực sự tồi tệ của mình. Ông ấy tiết lộ với Colbert rằng ông ấy rất muốn phục vụ nhiệm kỳ thứ ba, nhưng nếu có một người đứng ra đeo tai nghe (earpiece) có thể bị kiểm soát và nói theo Obama trong khi ông giật dây “từ tầng hầm của mình trong tình trạng vã mồ hôi” (thì tốt.)

Đó là chi tiết đáng chú ý cho một "giả thuyết." Bây giờ nhìn lại, nó gần như là lời tiên tri. Nhiều người đã kết luận rằng Joe Biden không phải là bộ não đằng sau chính quyền, Kamala Harris cũng không phải vậy. Hầu hết các tổng thống rời chức vụ và trở về tiểu bang của họ để bắt đầu cuộc sống sau khi làm chính trị. Nhưng gia đình Obama lại chuyển đến một ngôi nhà chỉ cách Tòa Bạch Ốc vài dãy nhà. Kết hợp điều này với những sự lỡ lời tâm lý học (của Freud) gọi ông ấy là tổng thống thì không có gì là thái quá khi đặt câu hỏi về sự tham gia hiện tại của Obama [Chú thích - Obama lỡ lời gọi tổng thống Biden là 'phó tổng thống của tôi'].

Vì vậy, bây giờ phó tổng thống của Obama là tổng thống mặc dù bị mọi người coi là bù nhìn ngay từ khi bắt đầu ứng cử. Ông ấy đã vận động tranh cử về những vấn đề khiến hầu hết người Mỹ nghĩ không tốt về ông ấy, chẳng hạn như chuyển đổi thoát khỏi ngành công nghiệp dầu mỏ, tăng thuế suất doanh nghiệp và làm suy yếu chính sách nhập cư của chúng ta. Sau đó, ông ấy chọn một trong những ứng cử viên không được yêu thích nhất làm người đồng hành cùng mình, hầu như không vận động tranh cử và chỉ thu hút một số lượng nhỏ cử tri khi ông ấy làm vậy. Và mặc dù chỉ thắng 500 quận – 16,7% tổng số của quốc gia và chỉ dẫn trước ở 1 quận – là Joe Biden ngồi trong văn phòng Bầu Dục. Không chắc những nỗ lực như vậy đã được thực hiện nếu không có ai đó ở đầu bên kia của chiến dịch sẵn sàng, sẵn lòng và có thể nắm quyền chỉ huy.

Sẽ thật tuyệt nếu nạn tham nhũng của Obama đồng hành cùng ông khi ông rời nhiệm sở, nhưng sự thật phũ phàng là không có chuyện này. Khi gặp Trump tại Phòng Bầu dục sau khi Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016, Obama đã mỉm cười và bắt tay với người đàn ông mà ông đang bí mật biến chính phủ của mình thành vũ khí chống lại. Không có giới hạn nào đối với sự lừa dối của ông ta, bao gồm cả việc điều hành một nhiệm kỳ tổng thống trong bóng tối. Nghi ngờ về chính phủ là chuyện bình tường đối với tất cả mọi người từ cả hai đảng chính trị. Mỹ sẽ làm tốt để trở lại nơi đó.


By Matt Kane, June 26, 2023
https://amac.us/obama-third-term-his-fingerprints-are-everywhere/

 

 2023-06-26 

Nhiệm kỳ thứ ba của Obama?

(By Matt Kane, June 26, 2023)

 
Có rất nhiều vấn đề mà cả nước Mỹ và thế giới đang phải đối mặt ngày nay, và dấu tay của Barack Obama đều ở trên đó. Nếu bạn nghĩ vì ông ấy không còn là tỏng thống “chính thức” nên ông ấy không có nhiều ảnh hưởng, thì bạn không chú ý đâu.

Nhiều người Mỹ tin rằng Barack Obama không quan tâm đến lợi ích tốt nhất của nước Mỹ khi ông là tổng thống và chỉ muốn thay đổi nước Mỹ một cách cơ bản. Ban đầu, ngoài việc ông ấy thốt lên rằng “sự thay đổi đã đến với nước Mỹ” trong bài phát biểu chiến thắng trong đêm bầu cử năm 2008, điều này bắt nguồn từ việc Obama đã bỏ qua các từ “Chúa” và “đấng tạo hóa” trong khi trích dẫn các bài phát biểu có chứa các từ đó, khi gửi thiệp mừng “Holiday” thay cho “Merry Christmas”, ông ấy ủng hộ hệ tư tưởng của Karl Marx và Saul Alinsky (Bước đầu tiên trong 8 bước tiến tới chủ nghĩa xã hội là kiểm soát dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cho bất cứ ai?), và tất nhiên là ông ta mô tả Hiến pháp là “thiếu sót cơ bản.” Mặc dù đó là những lý do có giá trị, nhưng chúng không đáng kể so với hành vi có thể là phản quốc của ông ấy khi còn là tổng thống, và hậu quả vẫn còn xảy ra cho đến ngày nay.

Tuyên bố của Tổng thống Trump rằng Obama do thám chiến dịch tranh cử của ông được coi là một dòng tweet điên rồ khác được thúc đẩy bởi “thuyết âm mưu vô căn cứ”. Cánh tả xác định rằng việc một người đàn ông đàng hoàng, lôi cuốn và vị kỷ như Obama lại tham gia vào một kế hoạch liên quan như vậy là quá phi lý khi đang là người quyền lực nhất trên trái đất. Tuy nhiên, báo cáo của Durham đã chứng minh rằng Tổng thống Obama biết âm mưu Hillary Clinton sử dụng hồ sơ giả cáo buộc Trump thông đồng với Nga để theo dõi chiến dịch tranh cử năm 2016 của Trump là một trò lừa bịp. Mặc dù biết về âm mưu bịa đặt này, nhưng Obama không chỉ cho phép nó xảy ra mà còn làm tăng thêm tin đồn bằng cách tuyên bố Nga đã xen vào cuộc bầu cử. Và mới tháng trước, một người tố giác đã đưa ra cáo buộc Obama và Joe Biden sử dụng hệ thống tư pháp Hoa Kỳ để che đậy tội ác của họ khi còn đương chức, trong đó bao gồm âm mưu phản quốc hối mại quyền thế để làm giàu cho Biden và gia đình ông ta.

Nếu từng bị chất vấn về những vấn đề trên, Obama chắc chắn sẽ phủ nhận (bất kể việc một tổng thống đương nhiệm tuyên bố là không hề hay biết là điều khó tin đến mức nào). Nhưng sự ủng hộ vội vàng của ông đối với sự thay đổi chế độ vi hiến ở Ukraine vào năm 2014 không thể dễ dàng che giấu dưới chiêu bài thiếu hiểu biết.  

Đầu năm 2014, Ukraine trải qua một cuộc thay đổi hỗn loạn khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị phế truất. Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) đã không tuân theo thủ tục thích hợp theo hiến pháp của họ. Thủ tục này tốn nhiều thời gian và đòi hỏi Rada thành lập một ủy ban điều tra đặc biệt để tìm ra bằng chứng biện minh cho việc phế truất tổng thống. Sau khi kết luận, ít nhất hai phần ba quốc hội phải bỏ phiếu để luận tội. Sau đó, Tòa án Hiến pháp phải xem xét vụ việc và xác nhận thủ tục hiến pháp cùng các hành vi mà tổng thống đang bị cáo buộc là đáng bị luận tội. Một khi điều này được tiến hành, ít nhất ba phần tư quốc hội phải bỏ phiếu ủng hộ. Mặc dù các thủ tục được xác định rõ ràng như vậy, chúng đã không được thực hiện.  

Thay vào đó, một dự luật đã được thông qua để phế truất tổng thống. Dự luật thậm chí còn không nhận được 3/4 (338 phiếu bầu) ủng hộ của quốc hội Rada. Nó chỉ nhận được 328 phiếu. Mặc dù vậy, chính quyền Obama đã trả lời bằng một tuyên bố rằng:

“Tổng thống (Obama) đã ký Sắc lệnh hành pháp cho phép trừng phạt các cá nhân và tổ chức chịu trách nhiệm về các hoạt động phá hoại các quy trình hoặc thể chế dân chủ ở Ukraine.”

Đó là những lời đe dọa hống hách và cực đoan theo những chỉ dẫn mơ hồ như vậy. Chính quyền Obama, mặc dù ủng hộ việc loại bỏ và đe dọa bất kỳ ai đặt câu hỏi chính đáng về nó, nhưng muốn trở thành trọng tài về những gì họ coi là “các hoạt động làm suy yếu các chuẩn mực hoặc thể chế dân chủ”. Đó là một làn ranh đỏ lớn bất kể (quan điểm) chính trị của một người là gì.  

Mối quan hệ mang tính xây dựng của Tổng thống Yanukovych với Nga đủ ổn định để ngăn chặn một cuộc xung đột giống như cuộc xung đột hiện đang diễn ra. Người Mỹ có mọi quyền để xem xét mức độ ảnh hưởng của việc truất phế vi hiến (và sự ủng hộ của Obama đối với nó) trong sự leo thang của sự thù địch Nga-Ukraine dẫn đến chiến tranh nhiều năm sau đó, đặc biệt là xem xét hàng tỷ đô la viện trợ mà Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp.  

Bằng cách nào đó, ảnh hưởng của Obama được cho là mạnh mẽ hơn ở trong nước so với ở nước ngoài. Tại một thời điểm, khoảng 3/4 trong số 100 phụ tá hàng đầu của tổng thống Biden đã từng phục vụ trong Chính quyền Obama trước đây, điều này xảy ra trong thời điểm mà các quyền tự do của người Mỹ ngày càng bị vi phạm. Tổng thống Trump là nạn nhân tiêu biểu cho sự ngược đãi này và các mối quan hệ với Obama rõ ràng có liên quan đến cuộc đàn áp của ông.

Merrick Garland được Obama đề cử thẩm phán trong Tòa án Tối cao sau khi Thẩm phán Antonin Scalia qua đời. Thượng viện do Đảng Cộng hòa chiếm đa số chưa bao giờ bỏ phiếu về việc bổ nhiệm ông và vị trí trống cuối cùng được lấp đầy bởi Tổng thống Trump với thẩm phán Gorsuch. Nhưng giờ đây, Garland đang phục vụ với tư cách là Bộ trưởng Tư pháp của Biden và phụ trách việc vũ khí hóa Bộ Tư pháp. Tháng 8 năm ngoái, ông đã phê chuẩn một cuộc đột kích chưa từng có vào nhà của một cựu tổng thống vì các tài liệu mật. Jack Smith sau đó được Garland bổ nhiệm làm công tố đặc biệt và được ông ta bảo vệ sau khi ông ta truy tố Trump.

Tổng thống có quyền giải mật bất kỳ tài liệu nào mà ông ấy chọn. Tuy nhiên, một phó tổng thống không có thẩm quyền như vậy. Tuy nhiên, các cựu Phó Tổng thống Biden và Pence gần đây cũng đã bị phát hiện sở hữu các tài liệu mật. Trong trường hợp của Biden, một số là từ thời ông còn là thượng nghị sĩ. Đối với Pence và Biden, không có cuộc đột kích, không có cáo trạng, không có công tố đặc biệt và chắc chắn không có con dấu chấp thuận từ Merrick Garland.  

Ngay sau cuộc bầu cử năm 2020, Obama đã ngồi xuống với người dẫn chương trình truyền hình của cánh tả Stephen Colbert và không thể ngăn mình chia sẻ những ham muốn thực sự tồi tệ của mình. Ông ấy tiết lộ với Colbert rằng ông ấy rất muốn phục vụ nhiệm kỳ thứ ba, nhưng nếu có một người đứng ra đeo tai nghe (earpiece) có thể bị kiểm soát và nói theo Obama trong khi ông giật dây “từ tầng hầm của mình trong tình trạng vã mồ hôi”.

Đó là chi tiết đáng chú ý cho một "giả thuyết." Bây giờ nhìn lại, nó gần như là lời tiên tri. Nhiều người đã kết luận rằng Joe Biden không phải là bộ não đằng sau chính quyền, Kamala Harris cũng không phải vậy. Hầu hết các tổng thống rời chức vụ và trở về tiểu bang của họ để bắt đầu cuộc sống sau khi làm chính trị. Nhưng gia đình Obama lại chuyển đến một ngôi nhà chỉ cách Tòa Bạch Ốc vài dãy nhà. Kết hợp điều này với những sự lỡ lời tâm lý học gọi ông ấy là tổng thống và thì không có gì là thái quá khi đặt câu hỏi về sự tham gia hiện tại của Obama [Chú thích - Obama lỡ lời gọi tổng thống Biden là 'phó tổng thống của tôi'].

Vì vậy, bây giờ phó tổng thống của Obama là tổng thống mặc dù bị mọi người coi là bù nhìn ngay từ khi bắt đầu ứng cử. Ông ấy đã vận động tranh cử về những vấn đề khiến hầu hết người Mỹ nghĩ không tốt về ông ấy, chẳng hạn như chuyển đổi thoát khỏi ngành công nghiệp dầu mỏ, tăng thuế suất doanh nghiệp và làm suy yếu chính sách nhập cư của chúng ta. Sau đó, ông ấy chọn một trong những ứng cử viên không được yêu thích nhất làm người đồng hành cùng mình, hầu như không vận động tranh cử và thu hút một số lượng nhỏ cử tri khi ông ấy làm vậy. Và mặc dù chỉ thắng 500 quận – 16,7% tổng số của quốc gia và chỉ dẫn trước ở 1 quận – là Joe Biden ngồi trong văn phòng Bầu Dục. Không chắc những nỗ lực như vậy đã được thực hiện nếu không có ai đó ở đầu bên kia của chiến dịch sẵn sàng, sẵn lòng và có thể nắm quyền chỉ huy.

Sẽ thật tuyệt nếu nạn tham nhũng của Obama đồng hành cùng ông khi ông rời nhiệm sở, nhưng sự thật phũ phàng là không có. Khi gặp Trump tại Phòng Bầu dục sau khi Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016, Obama đã mỉm cười và bắt tay với người đàn ông mà ông đang bí mật biến chính phủ của mình thành vũ khí chống lại. Không có giới hạn nào đối với sự lừa dối của ông ta, bao gồm cả việc điều hành một nhiệm kỳ tổng thống trong bóng tối. Nghi ngờ về chính phủ là chuyện bình tường đối với tất cả mọi người từ cả hai đảng chính trị. Mỹ sẽ làm tốt để trở lại nơi đó.


https://amac.us/obama-third-term-his-fingerprints-are-everywhere/

NVV lược dịch

 

 2023-06-22 

Luật sư Timothy Parlatore: Vụ truy tố Trump ở Miami có thể không được đưa ra xét xử vì hành vi sai trái của Jack Smith

(Martin Walsh | June 22, 2023)

 
Một cựu luật sư bào chữa hình sự của Trump lập luận rằng cuộc điều tra cựu Tổng thống Donald Trump về xử lý sai các tài liệu mật có thể không được đưa ra xét xử.

Timothy Parlatore - người từng là luật sư bào chữa hình sự cho Trump cho đến tháng trước - đã nói chuyện với người dẫn chương trình Laura Ingraham về việc Trump ra tòa ở Miami vào thứ Ba vì cáo trạng do công tố đặc biệt Jack Smith.

Trump đã không nhận tội tại tòa án liên bang. Nếu bị kết tội trên tất cả các tội danh, Trump - đối thủ chính của Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới - có thể phải đối mặt với hàng chục năm tù giam.

Parlatore tin rằng vụ án có những sai sót cơ bản, đặc biệt là trong quy trình của đại bồi thẩm đoàn và vi phạm đặc quyền của luật sư-khách hàng. Parlatore cho biết ông tin rằng điều này có thể dẫn đến việc toàn bộ vụ án bị loại bỏ.

Parlatore cho biết các luật sư của Trump nên “công kích việc tiến hành toàn bộ cuộc điều tra và chứng minh tại sao toàn bộ cuộc điều tra này bị lỗi không thể sửa chữa bởi hành vi sai trái của công tố... Do đó, vụ án nên được bác bỏ hoặc ít ra công tố viên nên bị truất quyền.”

Những tiết lộ mới gần đây về một “tài liệu bí mật” mà ông đã thảo luận, được thu âm làm trọng tâm của bản cáo trạng.

Theo cáo trạng, Trump bị cáo buộc đã đưa các tài liệu mật cho một số người không có giấy phép an ninh trong ít nhất hai lần riêng biệt. DOJ cáo buộc rằng cả hai trường hợp đều diễn ra tại câu lạc bộ chơi gôn của Trump ở Bedminster, NJ

Thông tin chi tiết về một trong những trường hợp bị cáo buộc đã bị rò rỉ cho CNN.

CNN báo cáo vào ngày 2 tháng 6 rằng các công tố viên liên bang đã “thu được bản ghi âm cuộc họp mùa hè năm 2021, trong đó cựu Tổng thống Donald Trump thừa nhận ông đã nắm giữ một tài liệu mật của Bộ Quốc Phòng về một cuộc tấn công tiềm tàng nhằm vào Iran, nhiều nguồn tin nói với CNN, cắt xén lập luận của ông rằng ông ấy đã giải mật mọi thứ.

Các cáo buộc “bao gồm cố ý lưu giữ thông tin quốc phòng, âm mưu cản trở công lý, giữ lại tài liệu hoặc hồ sơ, che giấu tài liệu hoặc hồ sơ một cách sai trái, che giấu tài liệu trong cuộc điều tra liên bang, âm mưu che giấu, và các tuyên bố và trình bày sai sự thật,” ABC News đưa tin.

Nhưng trong một cuộc phỏng vấn rộng rãi của Fox News với Bret Baier vào thứ Hai, Trump nói rằng ông chưa bao giờ cho bất kỳ ai xem kế hoạch quân sự tuyệt mật của Hoa Kỳ được đề cập trong bản ghi âm.

“Không có tài liệu nào,” Trump nói với Baier.  

“Đó là một lượng lớn giấy tờ và mọi thứ khác nói về Iran và những vấn đề khác.. Và nó có thể đã được giữ lại hoặc có thể không, nhưng đó không phải là một tài liệu. Tôi đã không có một tài liệu theo đúng nghĩa. Ở đây không có gì để giải mật. Đây là những câu chuyện trên báo, những câu chuyện và bài báo trên tạp chí, ông ấy giải thích.

Theo cáo trạng, tại cuộc họp, Trump cho biết ông đã tìm thấy “kế hoạch tấn công” của Milley. Nhưng ông ta phủ nhận việc ra lệnh cho Milley lập một kế hoạch như vậy và nói rằng đó là một quan niệm sai lầm.

“Tôi chưa bao giờ ra lệnh điều đó xảy ra, không,” Trump nói với người dẫn chương trình của Fox News.

Baier đưa ra một câu hỏi liên quan đến việc Trump sử dụng thuật ngữ "bí mật" để mô tả một tài liệu, điều này dường như mâu thuẫn với những khẳng định trước đó của ông về việc đã giải mật tất cả các tài liệu thích hợp. Trump làm rõ rằng tuyên bố của ông liên quan đến thẩm quyền hạn chế của ông trong việc giải mật các tài liệu sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông kết thúc và tính bảo mật của các tài liệu nguồn mà ông sở hữu là lý do khiến chúng được giữ bí mật.

“Những gì tôi đã nói, rằng bây giờ tôi không thể giải mật, là bởi vì tôi  không còn là  tổng thống,” Trump nói.  “Tôi chưa bao giờ hiểu gì về điều đó. Khi tôi không phải là tổng thống, tôi không thể giải mật.”

Nhưng vào thời điểm đó, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về hồ sơ được phân loại mật, (nhưng không phải tiafi liệu mật) đó là những gì Trump nói về bản ghi âm.


https://conservativebrief.com/no-trial-74316/

 2023-06-17 

Sự thất bại hoàn toàn của Merrick Garland

(By Jonathan Turley, The Hill, 17/6/2023)

 
Merrick Garland bắt đầu nhiệm kỳ tổng chưởng lý với mục đích đã nêu là khôi phục niềm tin vào Bộ Tư pháp và pháp quyền. Với tiêu chuẩn đó, Garland đã thất bại.

Trên thực tế, nếu xảy ra bất cứ điều gì, cuộc khủng hoảng niềm tin đối với bộ tư pháp chỉ ngày càng sâu sắc hơn dưới sự giám sát của ông ấy, và ông ấy phải chịu một số lỗi.

Các cuộc thăm dò cho thấy  một nửa đất nước không tin tưởng vào FBI. Một  cuộc thăm dò gần đây  của Harvard CAPS-Harris cho thấy 70 phần trăm rất hoặc phần nào lo ngại về sự can thiệp bầu cử của FBI và các cơ quan tình báo khác. Thêm 71% đồng ý rằng những thay đổi sau năm 2016 đã không đủ để ngăn chặn sự can thiệp thêm nữa (của FBI và CIA) và cải cách “trên diện rộng” vẫn cần thiết. Một cuộc thăm dò khác cho thấy 64% coi FBI là “có thỏa hiệp về mặt chính trị”.

Trong nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Bill Barr, 50 phần trăm công chúng có cái nhìn thiện cảm với cơ quan này và 70 phần trăm có thiện cảm với FBI. Sự tin tưởng của công chúng đối với bộ tư pháp dường như đã giảm sút dưới thời Garland. Ít nhất, nó đã không được cải thiện đáng kể.

Có sự khác biệt trong các cuộc thăm dò này, nhưng chúng đều cho thấy sự bất tín nhiệm sâu sắc đối với Bộ Tư pháp, điều này tiếp tục làm hỏng tất cả công việc của Bộ.

Ví dụ, bản cáo trạng gần đây của cựu Tổng thống Donald Trump có chứa các yếu tố cực kỳ nguy hiểm, bao gồm một đoạn băng ghi âm mâu thuẫn trực tiếp với những khẳng định của Trump rằng ông đã giải mật tất cả các tài liệu mà mình sở hữu. Tuy nhiên, ngay cả việc Bộ Tư pháp công bố một bản cáo trạng chi tiết bất thường, với những hình ảnh được thiết kế để gây ảnh hưởng đến dư luận, dường như cũng có rất ít tác dụng. Trong khi 48 phần trăm công chúng tin rằng các cáo buộc là chính đáng, thì  47 phần trăm tin rằng các cáo buộc này “có động cơ chính trị”.

Phản ứng đối với bản cáo trạng này cho thấy lực hấp dẫn trong nhận thức của công chúng đối với Bộ Tư pháp. Nhận thức về sự thiên vị cũng có. Nhiều viên chức đã bị các viên chức nghề nghiệp [không do bổ nhiệm chính trị] loại khỏi Bộ vì sự thiên vị rõ ràng và hành vi sai trái của họ trong cuộc điều tra thông đồng với Nga. Cuộc điều tra đó gần đây đã được công tố đặc biệt John Durham phát hiện là nó đã được tiến hành để hậu thuẫn của chiến dịch tranh cử của Clinton và không có bằng chứng (phạm tội) tối thiểu theo yêu cầu của Bộ.

Bộ Tư pháp và các phương tiện truyền thông đã tiếp tục điều tra trong nhiều năm mặc dù thiếu bằng chứng đáng tin cậy.

Khi Biden bổ nhiệm Garland, tôi nghĩ đó là một bước đi tuyệt vời. Garland từng là một thẩm phán dễ mến, nguyên tắc và ôn hòa. Nhiều người trong chúng tôi chỉ trích việc Thượng viện từ chối bỏ phiếu cho ông sau khi ông được đề cử vào Tòa án Tối cao. Bây giờ tôi tin rằng đáng lẽ ông ấy là một thẩm phán tối cao vĩ đại vì tất cả những lý do mà ông ấy đã chứng minh là một tổng chưởng lý kém cỏi.

Ông ấy dễ mến nhưng không có ảnh hưởng hoặc hiệu quả trong việc thay đổi bộ tư pháp. Ông ấy chính là biểu tượng cho việc duy trì hiện trạng mà công chúng bác bỏ.

Garland lãnh đạo bộ phận với tính cách cá nhân và tính cách tư pháp giống nhau. Những người tiền nhiệm như Barr đến Bộ với tư cách là cựu công tố viên với mục đích và sứ mệnh rõ ràng. Điều đó sẽ khiến Barr xung đột với Trump, nhưng ông ấy là một nhà quản lý thực sự, người đã thâm nhập vào mọi cấp độ của Bộ. Trong khi một số người phản đối các ưu tiên của Barr, không ai nghi ngờ ai là người kiểm soát Bộ đó.

Danh tiếng của Garland giống như danh tiếng của một thẩm phán giám sát, người bỏ qua quan điểm và quyết định của cơ quan mình. Kết quả là một thảm họa cho Bộ. Ngay cả Giám đốc FBI Christopher Wray cũng thừa nhận rằng những vụ bê bối vừa qua đòi hỏi những thay đổi cơ bản trong hoạt động của Bộ.

Tuy nhiên, Garland cho phép nền văn hóa không thay đổi. Ông ấy chủ yếu phản ứng với những vụ bê bối mới như tập họp nhanh lực lượng đặc nhiệm theo yêu cầu của hiệp hội giáo viên và hội đồng học khu để điều tra việc phụ huynh thách thức học khu.

Garland phần lớn giữ im lặng khi FBI đàn áp các nhóm bảo thủ trên khắp đất nước sau cuộc bạo động ngày 6/1. Ông ta không nói gì khi công tố viên cấp dưới của ông ta là Michael Sherwin khoe khoang trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình về cách họ tìm cách gây “sốc và sợ hãi” cho những người ủng hộ việc thách thức bầu cử [tức là những người đến DC hôm 6/1], để đảm bảo rằng “một số người sợ quay lại DC”.

Trong khi hầu hết chúng ta ủng hộ hình phạt nghiêm khắc đối với những kẻ bạo loạn, thì Bộ Tư pháp lại bị chỉ trích vì cách đối xử hà khắc với những người bị buộc tội tương đối nhẹ như xâm nhập bất hợp pháp vào Điện Capitol.

Các cuộc tranh cãi tiếp tục chồng chất, từ việc tịch thu điện thoại của một thành viên Quốc hội cho đến cáo buộc đối xử khác biệt trong các cuộc điều tra về các nhóm ủng hộ sự sống [hạn chế phá thai] so với các nhóm ủng hộ lựa chọn [tự do phá thai]. Một số được tranh cãi một cách hợp pháp; một số khác thì không.

Garland có thể đã thực hiện các bước để đảm bảo với công chúng rằng không có hệ thống tư pháp hai tầng nhưng đã nhiều lần từ chối làm như vậy. Ví dụ, Garland đã tiếp tục từ chối chỉ định một công tố đặc biệt trong cuộc điều tra Hunter Biden. Bằng cách đó, Garland đã loại bỏ mối đe dọa lớn nhất của tổng thống do một báo cáo trình bày chi tiết mức độ mà gia đình Biden rao bán quyền lực cho nước ngoài.

Garland hiện đang đối diện với một tình huống nóng bỏng mới sau khi công tố đặc biệt Jack Smith đã đưa ra 37 cáo buộc chống lại Trump, trong khi Robert Hur, “công tố đặc biệt khác” đang điều tra Biden, phần lớn đã biến mất khỏi tầm mắt.

Ngoài ra còn có sự vắng mặt đáng chú ý của bất kỳ quyết định nào của Smith về một phần khác trong nhiệm vụ của anh ta: các tội liên quan đến ngày 6 tháng Giêng. Một số người trong chúng tôi đã lập luận rằng bài phát biểu gây tranh cãi của Trump đã được bảo vệ theo hiến pháp. Mặc dù Smith đã nhanh chóng buộc tội về vấn đề tài liệu (hồ sơ tổng thống), nhưng anh ta vẫn chưa giải quyết phần khác trong nhiệm vụ của mình mặc dù vấn đề ngày 6/1 đã được Bộ Tư pháp và Quốc hội điều tra rộng rãi. Mối quan tâm là Bộ Tư pháp không muốn làm suy yếu những tuyên bố phổ biến trên các phương tiện truyền thông và Quốc hội rằng Trump đã phạm tội hỗ trợ một “cuộc nổi dậy”.

Garland cũng đã ủng hộ việc bổ nhiệm các quan chức gây tranh cãi như Kirsten Clarke  và Rachael Rollins, làm sâu sắc thêm sự ngờ vực của những người bảo thủ.

Hết lần này đến lần khác, Garland lẽ ra có thể đưa ra các quyết định nhằm tìm cách trấn an công chúng bằng các quyết định ôn hòa và minh bạch hơn. Ông ấy đã nhiều lần thất bại trong việc làm như vậy.

Garland không chỉ một mình có lỗi. Biden nhậm chức hứa hẹn sẽ là một người đoàn kết và ôn hòa. Biden ngay lập tức áp dụng các chính sách cực tả và gây chia rẽ bằng cách tố cáo hàng triệu “đảng viên Cộng hòa MAGA” và các đối thủ chính trị của ông ta là những kẻ cực đoan “bán phát xít” .

Garland nhiều lần cam kết  rằng những vấn đề chính trị sẽ không ảnh hưởng đến ông với tư cách là tổng chưởng lý. Ông ấy chắc chắn đã kiềm chế những lời dao to búa lớn gây chia rẽ của Biden. Tuy nhiên, ông đã làm được rất ít trong triển vọng đảm bảo với công chúng rằng Bộ TP đang theo đuổi các vụ án mà không có thành kiến ​​chính trị. Ông ấy tiếp tục lặp lại câu thần chú “hãy tin tưởng chúng tôi, chúng tôi là chính phủ,” rất lâu sau khi niềm tin đó đã bị mất đi với nhiều người dân.

Sự thất bại của Merrick Garland ngày càng lộ rõ. Công chúng tiếp tục không tin tưởng vào Bộ TP, và sự đảm bảo của ông về việc xử lý công bằng đã bị các đảng viên Cộng hòa và độc lập bác bỏ hoàn toàn .

Thật khó để không thích Merrick Garland với tư cách là một người đàn ông. Nhưng với tư cách là một tổng chưởng lý, có rất ít điều để thích ông trong hai năm qua.


Jonathan Turley là giáo sư tại Đại học George Washington
https://thehill.com/opinion/judiciary/4054455-the-utter-failure-of-merrick-garland/

 

 2023-06-16 

6 lý do bản cáo trạng truy tố Trump có sai sót nghiêm trọng

(Will Scharf , The Federalist, 16/6/2023)

 
Việc chứng minh ý định và kiến ​​thức của bị cáo thường có thể khó khăn. Nhưng ở đây thậm chí còn khó khăn hơn vì Đạo luật Hồ sơ Tổng thống.

Tôi là cựu trợ lý công tố Hoa Kỳ, đã được làm việc với hai lần bổ nhiệm thẩm phán Tối cao Pháp viện và làm thư ký cho hai thẩm phán phúc thẩm liên bang. Tôi đã xem xét bản cáo trạng do Công tố viên đặc biệt Jack Smith đưa ra trong hồ sơ vụ án chống lại cựu Tổng thống Donald Trump, và có những lo ngại nghiêm trọng về cách thức vụ án này được công khai và với một số khía cạnh trong cách thức tiến hành việc truy tố.

Dưới đây là sáu vấn đề chính mà tôi thấy cần phải được nói với nhóm công tố đặc biệt.

1. Sự tráo đổi giữa Đạo luật Gián điệp và Đạo luật Hồ sơ Tổng thống

Những người khác đã nói một cách sâu sắc về phạm vi của Đạo luật Hồ sơ Tổng thống (PRA). Mike Davis của Dự án Điều III đã đăng và phát biểu về chủ đề này, còn Michael Bekesha của Judicial Watch đã có một bài viết hấp dẫn trên tờ The Wall Street Journal trình bày chi tiết kinh nghiệm của ông ấy trong vụ án ngăn kéo vớ  (sock drawer) của Clinton. [Clinton giữ các tập ghi âm - tài liệu tổng thống - trong ngăn kéo đựng vớ hay bít tất]

Về cơ bản, lập luận của họ rút ra từ ý tưởng rằng quyền của tổng thống trong việc lưu giữ hồ sơ cá nhân, cũng như quyền tiếp cận hồ sơ tổng thống của ông ấy, khiến không thể truy tố ông ấy theo Đạo luật Gián điệp được đề cập ở đây, § 793(e), bởi vì chính phủ không thể chứng minh “sở hữu trái phép,” theo yêu cầu của đạo luật.

Tôi muốn đưa ra một điểm khác liên quan đến yếu tố mục đích của Đạo luật Gián điệp, đạo luật mà Trump đang bị buộc tội.

Mục 793(e) yêu cầu chính phủ chứng minh rằng bị cáo biết rằng anh ta đang sở hữu Thông tin Quốc phòng (NDI), biết rằng có một quan chức chính phủ có quyền nhận thông tin và sau đó cố tình không cung cấp thông tin đó cho quan chức đó.

Đây là một bộ xà đơn nam rất cao để nhảy trong mọi tình huống. Việc chứng minh ý định và kiến ​​thức của bị cáo thường có thể khó khăn. Nhưng ở đây thậm chí còn khó khăn hơn vì Đạo luật Hồ sơ Tổng thống.

Đạo luật Hồ sơ Tổng thống thiết lập một hệ thống trong đó tổng thống chỉ định tất cả các hồ sơ mà ông tạo ra là hồ sơ cá nhân hoặc tổng thống (44 USC § 2203(b)). Một cựu tổng thống phải giao hồ sơ tổng thống của mình cho Cục Quản lý Hồ sơ và Lưu trữ Quốc gia (NARA), và ông ấy có quyền giữ hồ sơ cá nhân của mình.

Dựa trên các tài liệu tôi đã đọc và những hành động của ông ấy mà tôi đã đọc, tôi tin rằng Trump đã xem “những chiếc hộp” của mình như hồ sơ cá nhân của mình theo PRA. Có những lời ông đưa ra, được trích dẫn trong bản cáo trạng, ủng hộ quan điểm đó. Nếu Trump coi nội dung của những chiếc hộp này hoàn toàn là lợi ích cá nhân, do đó ông ấy chỉ định chúng là hồ sơ cá nhân, thì ông ấy có cố ý giữ lại NDI không?

Ông ấy có thực sự nghĩ rằng những tài liệu này, như các ghi chú tóm tắt nhiều năm và các bản đồ ngẫu nhiên, lộn xộn cùng với các bức thư, mẩu tin tức, ghi chú nguệch ngoạc và các vật dụng linh tinh ngẫu nhiên của anh ấy, “có thể được sử dụng để gây tổn hại cho Hoa Kỳ” không? Hay ông ấy chỉ coi chúng như những kỷ vật trong thời gian tại chức, những hồ sơ cá nhân của ông ấy trong 4 năm, giống như một cuốn nhật ký?

Nếu ông ta nghĩ những chiếc hộp này là hồ sơ cá nhân của mình, ông ta có thể đã tin đơn giản rằng NARA không có quyền nhận chúng — nghĩa là ông ta không cố ý giữ lại bất cứ thứ gì từ một quan chức mà ông ta biết có quyền nhận chúng vì ông ta không tin bất cứ ai cũng có quyền nhận chúng.

Bằng cách nói đến các cấp độ phân loại và đánh dấu một cách nghẹt thở, công tố đặc biệt đang cố gắng làm cho trường hợp này có vẻ đơn giản hơn nhiều so với thực tế. Các cấp độ phân loại không tự động tạo ra một thứ NDI gì đó và việc bạn sở hữu các tài liệu được phân loại (mật) là không đủ để kết tội ở đây. Đơn giản không phải là việc các tài liệu mật trước đây được tìm thấy trong các hộp trong phòng tắm ở Mar-a-Lago có nghĩa là Trump có tội.

Đó là những gì họ muốn bạn nghĩ, và phần lớn giới truyền thông đều có cái nhìn nông nổi, nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm.

Hơn bất cứ điều gì, trường hợp này phụ thuộc vào khả năng của công tố đặc biệt trong việc chứng minh các khía cạnh rõ ràng về trạng thái tinh thần của Trump sẽ cực kỳ khó chứng minh trong trường hợp này vì các nghĩa vụ và quyền của ông ấy theo Đạo luật Hồ sơ Tổng thống - cùng với tất cả các vấn đề thông thường.

2. Sự phân loại và thông tin quốc phòng (NDI)

Chỉ vì một thứ gì đó được phân loại - thậm chí là Tối mật, SCI, NOFORN, FISA - không có nghĩa đó là Thông tin Quốc phòng theo nghĩa của Đạo luật Gián điệp. NDI,  để nhằm mục đích truy tố theo Đạo luật Gián điệp, được định nghĩa là một trong danh sách dài các mục “liên quan đến quốc phòng mà thông tin mà người sở hữu có lý do để tin rằng có thể được sử dụng để gây tổn hại cho Hoa Kỳ hoặc có lợi cho một nước ngoài.”

Rất nhiều tài liệu được liệt kê trong bản cáo trạng là tài liệu cũ, hoặc có vẻ ngẫu nhiên. Liệu vào năm 2022 Trump có lý do để biết rằng một tài liệu thuyết trình năm 2019 “liên quan đến nhiều quốc gia nước ngoài khác nhau, với chú thích viết tay” có thể gây hại cho Hoa Kỳ hoặc giúp ích cho nước ngoài?

Thật khó để nói bởi vì chúng ta không thể xem các tài liệu, nhưng đó là một câu hỏi mà bồi thẩm đoàn sẽ phải quyết định cuối cùng, và nhóm pháp lý của Trump cần phải nói rõ về điểm này: Việc phân loại không phải là yếu tố quan trọng trong vvụ này. Hại Mỹ hay lợi cho nước ngoài mới là tiêu chuẩn.

Bất kỳ ai từng làm việc với chính phủ đều biết rằng phân loại cao quá mức là một vấn đề lớn. Rất nhiều tài liệu cuối cùng được phân loại (mật) vì các quy tắc kỹ thuật phức tạp (nhưng nó) có thể không phản ánh thế giới thực. Ví dụ, nếu tổng thống hỏi Hải quân ăn trưa với cái gì vào tuần tới tại Coronado, thì rất có thể câu trả lời được đánh dấu mật.

Nói một cách đơn giản, không phải mọi thứ được phân loại đều cấu thành NDI. Trường hợp này xoay quanh các tiêu chuẩn pháp lý thực tế và ngôn ngữ theo luật định, không phải là một loạt các từ viết tắt viết hoa trông có vẻ đáng sợ.

3. Walt Nauta và hành vi sai trái của DOJ

Cho đến nay, câu chuyện bên lề rắc rối nhất nổi lên là những cáo buộc về trợ lý của Trump và luật sư của anh ta, đồng bị cáo Walt Nauta, vào tuần trước.

Bạn có thể đã bỏ lỡ chuyện đó nếu bạn chớp mắt. Không có gì đáng ngạc nhiên, hầu hết báo chí đã chôn vùi điều này.

Luật sư của Nauta, Stanley Woodward, tố cáo với tòa án rằng trong cuộc họp với các công tố viên về trường hợp của kthân chủ của mình, người đứng đầu Bộ phận Phản gián của Bộ phận An ninh Quốc gia của Bộ Tư pháp là Jay Bratt “đã đề xuất đơn xin bổ nhiệm của Woodward [để trở thành thẩm phán của Tòa án Tối cao DC] có thể là được xem xét thuận lợi hơn nếu ông ta và thân chủ của mình hợp tác chống lại Trump.”

Nếu đúng, và tôi thấy khó tin rằng Woodward bịa ra toàn bộ sự việc, thì đây là một hành vi sai trái điên cuồng. Bậy thực sự. Nó có thể làm suy yếu toàn bộ vụ kiện chống lại cả Trump và Nauta. Nó có thể kết thúc sự nghiệp của nhiều người tại DOJ nếu được điều tra một cách công bằng.

Woodward là một luật sư có thành tích cao. Ông đã làm việc một thập kỷ tại Akin Gump, một công ty luật hàng đầu, làm thư ký cho tòa DC Circuit, và có rất nhiều kinh nghiệm trong các cuộc điều tra của chính phủ. Đây không phải là một số luật sư tào lao. Ông ta là luật gia nặng ký, và ông ta đang đưa ra một cáo buộc cực kỳ nghiêm trọng về hành vi sai trái đối của một quan chức cấp cao tại DOJ.

Hãy xem vấn đề này khi vụ kiện chống lại Trump và Nauta bắt đầu chuyển động. Tất cả chúng ta sẽ nghe nhiều hơn về nó, tôi chắc chắn.

4. Đặc quyền của luật sư-thân chủ

Bản cáo trạng dựa trên một lượng lớn thông tin nhận được, dưới hình thức này hay hình thức khác, từ một trong những luật sư của Trump, Evan Corcoran, người buộc phải làm chứng trước đại bồi thẩm đoàn. Theo các báo cáo tin tức, lập luận vi phạm đặc quyền là ngoại lệ về tội gian lận, đáng để xem xét chi tiết hơn.

Đặc quyền của luật sư-khách cấm tiết lộ cho chính phủ các thông tin mật được thực hiện giữa thân chủ và luật sư của họ. Nó đã tồn tại hàng thế kỷ và được coi là biện pháp bảo vệ cốt lõi trong hệ thống tư pháp của chúng ta.

Tuy nhiên, ngoại lệ về tội gian lận cho phép đặc quyền giữa luật sư và khách hàng bị phá vỡ trong một số trường hợp hiếm gặp khi hai yêu cầu được đáp ứng: Thứ nhất, cần phải có bằng chứng sơ bộ cho thấy thân chủ đã tham gia vào hành vi phạm tội. Thứ hai, thân chủ phải có được hoặc tìm kiếm sự trợ giúp của luật sư trong việc tiếp tục thực hiện tội phạm đó.

Tôi chưa xem hồ sơ của DOJ về Corcoran, nhưng tôi muốn biết họ lập luận điều này như thế nào. Trước hết, họ đã dùng tội danh gì cho nó? Đó có phải là việc lưu giữ bất hợp pháp các tài liệu? Nếu vậy, không có gì trong bản cáo trạng mà tôi có thể thấy cho thấy các liên lạc của Corcoran với Trump sẽ dẫn tới tội đó.

Đó có phải là sự cản trở? Tôi nghĩ rằng đây là lựa chọn khả thi nhất: Họ đã xâm phạm đặc quyền của luật sư-khách hàng bằng cách sử dụng tội cản trở lbiện minh cho ngoại lệ tội phạm gian lận, nói rằng các cuộc trò chuyện của Trump với Corcoran có nghĩa là ông ấy đang cố gắng lôi kéo Corcoran vào một âm mưu cản trở tội phạm.

Bây giờ, chúng ta sẽ xem lý thuyết này áp dụng cho chính phủ như thế nào. Tôi có nghi ngờ của tôi.

Nhưng nếu đúng như vậy, chỉ cần đọc bản cáo trạng này, có vẻ như các cáo buộc cản trở có thể đã được cấu trúc cụ thể một phần chỉ để lấy lời khai của Corcoran, để giúp củng cố những gì nếu không sẽ là một trường hợp yếu hơn nhiều chống lại Trump về các cáo buộc thực chất .

Trong mọi trường hợp, công tố đặc biệt sẽ phải chỉ ra lý do tại sao các cuộc nói chuyện (giữa hai người) là sự gạ gẫm của Trump với Corcoran để tham gia cùng anh ta trong các hành vi phạm tội, trái ngược với việc Trump yêu cầu một luật sư mà ông ta thuê để tư vấn cho ông ta về biện pháp bào chữa hợp pháp của mình, để cho ông ấy biết những lựa chọn của ông ấy là gì hoặc phác thảo những bước phòng thủ nào có thể thực hiện được và những gì những người khác đã làm trong các trường hợp trước đó như email của Hillary Clinton.

Đọc các đoạn hội thoại trong bản cáo trạng, đối với tôi, chúng nghe có vẻ giống như các cuộc giao tiếp trung thực giữa luật sư và thân chủ hơn là gian lận tội phạm, ngay cả với tất cả các dấu chấm lửng và sửa đổi do nhóm công đặc biệt thực hiện.

Tôi mong đợi một kiến ​​nghị từ nhóm pháp lý của Trump về vấn đề này, và nếu họ thắng, điều đó sẽ có nhiều can đảm trong vụ kiện này. Sẽ rất khó để chứng minh ý định và sự cố ý theo cách mà chính phủ cần phải làm nếu không có Corcoran, ít nhất là dựa trên những gì chúng ta thấy trong bản cáo trạng.

5. Thời điểm: Tại sao lại là bây giờ?

Đây không phải là một khiếm khuyết pháp lý trong bản cáo trạng, nhưng dù sao nó cũng là một điểm quan trọng. Tại sao họ đưa trường hợp này ra bây giờ?

Họ biết Trump là ứng cử viên hàng đầu cho chức tổng thống. Họ biết ông ấy đang đánh bại Biden trong các cuộc thăm dò. Họ phải biết việc Bộ Tư pháp của một tổng thống đương nhiệm truy tố đối thủ chính trị chính của tổng thống đó trông tồi tệ như thế nào.

DOJ từ lâu đã có các chính sách nhằm ngăn chặn việc đưa ra các cáo trạng mới hoặc thực hiện các hành vi điều tra công khai, trong những tháng trước cuộc bầu cử nhằm tránh sự xuất hiện của thời điểm chính trị. Lý do tương tự rõ ràng được áp dụng ở đây.

Nhóm công tố đặc biệt không có quy chế về những giới hạn, họ có thể dễ dàng công bố sự thật khi họ nhìn thấy chúng sau khi lệnh khám xét được thực hiện và tất cả các tài liệu đã được thu hồi, và sau đó tạm dừng các hoạt động điều tra tiếp theo và truy tố cho đến sau tháng 11 năm 2024.

Việc họ không đi theo con đường đó là bằng chứng mạnh mẽ với tôi rằng một phần lớn của điều này là mong muốn cháy bỏng của nhiều người cánh tả là “tóm Trump”. Họ không quan tâm đến pháp luật. Họ không quan tâm đến sự thật. Họ không quan tâm đến các chuẩn mực, sự đúng đắn hay bất cứ điều gì khác. Họ chỉ muốn Trump bị còng.

Việc các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo của chúng ta đang được vũ khí hóa theo cách này để chống lại một ứng cử viên tổng thống hàng đầu thực sự là một vết đen của họ và của nền cộng hòa của chúng ta.

Nếu tôi là luật sư của Trump, tôi sẽ cân nhắc chuyển sang tiếp tục các thủ tục tố tụng khác cho đến sau tháng 11 năm 2024. Hãy để ngâm vụ án. Đất nước không cần vụ kiện này ngay bây giờ. Chúng ta cần chọn tổng thống tiếp theo của mình. Nếu DOJ không đồng ý với việc kéo dài đó, hãy để họ giải thích tại sao điều này phải xảy ra ngay bây giờ. Không có lý do chính đáng mà tôi có thể nhìn thấy.

6. Jack Smith: Tại sao lại là anh ta?

Nếu bạn có thể chọn bất kỳ công tố nào trong nước để xử lý một vụ án gây tranh cãi chống lại một cựu tổng thống, một vụ án liên quan đến việc sử dụng Đạo luật Gián điệp một cách hung hăng, chưa từng có tiền lệ, một đạo luật gây tranh cãi về bản chất, bạn sẽ chọn công tố nào?

Bạn có thể muốn chỉ một chuyên gia hoàn hảo, phải không? Công tố viên nghề nghiệp không dính đến chính trị? Hiệp sĩ trắng trong bộ áo giáp sáng chói, người chưa bao giờ thua kiện?

Hoặc bạn có thể chọn Jack Smith.

Vụ án duy nhất mà Jack Smith liên quan đến công khai nhất là vụ truy tố thống đốc bang Virginia Bob McDonnell.

Trong vụ đó, bằng cách sử dụng cách giải thích rất hiểm ác về phạm vi của hối lộ cấp liên bang và các đạo luật gian lận dịch vụ trung thực, Smith đã hủy hoại sự nghiệp và cuộc đời của một chính trị gia nổi tiếng của Đảng Cộng hòa, trước khi Tòa án Tối cao hủy bỏ tất cả các bản án của ông ta theo một quan điểm đồng thuận.

Một Tòa án Tối cao đã nhất trí trừng phạt Smith vì tội quá say mê truy tố một chính trị gia Đảng Cộng hòa, thiếu sót về mặt pháp lý, và quan điểm ​​đó quá tàn khốc đến nỗi DOJ thậm chí không thử xét xử lại vụ án. Nó bị dẹp bỏ.

Như đã được ghi nhận công khai, vợ của Smith là một nhà làm phim cánh tả, người đã sản xuất một cuốn phim tiểu sử về Michelle Obama, và ông hiện đang sống ở Hà Lan. Không có ai khác nhận nhiệm vụ ở bên này Đại Tây Dương sao?

Nếu đây không phải là một vụ truy tố chính trị, nếu Merrick Garland không chỉ cố gắng “bắt Trump”, thì tại sao Jack Smith lại được chọn? Giống như vấn đề thời điểm, quyết định này có mùi chính trị.


https://thefederalist.com/2023/06/16/six-reasons-dojs-legal-case-against-trump-is-seriously-flawed/

 2023-06-15 

Tucker Carlson: ‘Truy tố ông Trump không chỉ là chính trị, nó là ý thức hệ’

 (Breitbart News, 15/06/2023)
 
Bình luận viên chính trị kỳ cựu Tucker Carlson trong chương trình thứ ba đăng trên Twitter đã nói với khán giả rằng vụ truy tố cựu Tổng thống Donald Trump “không chỉ là chính chị, nó là ý thức hệ”. Ông cũng nói giới quyền uy Washington DC đang nhắm mục tiêu tấn công ông Trump bởi vì ông ta kiên định lập trường chống chiến tranh.

Ông Carlsosn nói rằng ông Trump đã biến bản thân ông ta thành “kẻ thù máu của tổ chức lớn nhất và quyền lực nhất trong lịch sử loài người – chính phủ liên bang [Mỹ]” khi ông ta gọi giới quyền uy Washington DC là dối trá về cuộc chiến tranh Iraq.

“Chúng ta lẽ ra không bao giờ nên có mặt tại Iraq. Chúng ta đã đang làm mất ổn định khu vực Trung Đông. Họ đã nói dối, họ đã nói có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Không có gì cả. Và họ biết là không có gì. Không có vũ khí hủy diệt hàng loạt [tại Iraq]”, ông Trump nói trong một clip tranh biện năm 2016 và được ông Carlson trích phát lại trong chương trình thứ ba của ông trên Twitter.

Ông Carlson nói: “Truy tố Donald Trump rõ ràng là chính trị. Ông ta thực sự là đối thủ chính trị chính của Joe Biden. Ông ta hiện đang nhận được hơn 60% phiếu bầu của các cử tri Đảng Cộng hòa trong các cuộc thăm dò dân ý. Vậy nên Joe Biden đang làm những gì mà không tổng thống nào đã từng dám làm. Ông ta sử dụng lực lượng thực thi pháp luật để khóa đối thủ chính trị chính của ông ta. Đó là điều đang xảy ra ngay lúc này. Bất kỳ ai phủ nhận điều đó đang xảy ra là đang nói dối quý vị. Nhưng thực sự, nó còn tồi tệ hơn thế. Truy tố ông Trump không chỉ là chính trị. Nó là ý thức hệ. Không ai có những quan điểm như của ông Trump được phép có quyền lực trong đất nước này. Chỉ trích những cuộc chiến tranh của chúng ta, và quý bị sẽ bị loại bỏ. Nếu quý vị cứ tiếp tục làm thế, chúng tôi sẽ đưa quý vị vào tù. Đó là thông điệp mà Washington đang gửi đi, không chỉ là Đảng Dân chủ đang gửi thông điệp đó đi, mà cả hai đang đang gửi đi”.

Ông Carlson cũng nhấn mạnh đến hàng tỷ tài liệu tại Washington DC được mật hóa như thế nào bởi vì đó là “hệ thống đẳng cấp”, nơi mà thường dân Mỹ “không có những chứng nhận cần thiết để biết những gì đang diễn ra”.

Ông Carlson nói: “Washington là một thành phố mà những bản ghi nhớ nội bộ về Ngày Lao động cũng được mật hóa bởi vì mọi thứ đều được mật hóa. Chính phủ của quý vị đã đang mật hóa hơn 1 tỷ tài liệu liên bang, phần lớn trong số chúng là nhàm chán, vô nghĩa, và chẳng gây hại gì cho ai, và chúng bị cất giữ trong bí mật. Quý vị không thể nhìn thấy chúng bởi vì quý vị có thể là một công dân Mỹ, nhưng không thực sự như vậy. Và do đó, quý vị không có những chứng nhận cần thiết để biết những gì đang diễn ra. Và cũng thế, không gì trong đây được làm để làm nước Mỹ an toàn hơn. Có gì hơn những hạn chế COVID đã được đưa ra để giữ cho quý vị an toàn. Không có gì. Đó là một hệ thống đẳng cấp. Vấn đề nằm ở chỗ đó và quý vị là những tiện dân trong đế chế này”.

Ông Carlson chỉ trích ông Mike Pompeo, cựu giám đốc CIA, cựu Ngoại trưởng của ông Trump là một trong nhiều chính trị gia thuộc giới quyền uy “đã đính thân gia nhập cùng với người đàn ông mà bọn họ bằng trực giác đã hiểu được ông ta là người rất dễ xu nịnh” để từ đó “lật đổ chính quyền mới của ông ấy từ bên trong”.

Ông Carlson đã đưa ra một clip của ông Pompeo nói trên Fox News từ hôm thứ Ba (13/6), trong đó ông ấy tuyên bố rằng việc ông Trump giữ các tài liệu Nhà Trắng là “không phù hợp với việc bảo vệ bộ binh, thủy thủ, phi công và thủy quân lực chiến”.

Ông Carlson nói: “Pompeo đã hứa, thực tế, ông ta đã tuyên thệ ủng hộ nghị trình của tổng thống [Trump]. Tại sao? Bởi vì đó là cách mà một nền dân chủ vận hành. Quý vị bỏ phiếu cho một ứng viên với niềm tin rằng những người được ông ta chỉ định [vào nội các làm việc] sẽ thực hiện những chính sách mà quý vị đã bỏ phiếu cho. Đó không phải là vì vị tổng thống đó. Đó là vì quý vị, vì cử tri. Nhưng Pompeo đã không làm thế. Ông ta thậm chí đã không cố gắng làm thế. Thực tế, ông ta đã gây tổn hại cho cam kết được tuyên bố thường xuyên của ông Trump về hòa bình và không can thiệp ở nước ngoài. Mọi nơi mọi lúc, hễ sểnh ra là ông ta nỗ lực hết sức xúi giục chiến tranh trong một số đất nước xa xôi như: Iran, Syria, Nga, Triều Tiên. Danh sách này còn tiếp tục”.

Ông Carlson nói thêm rằng ông Trump là “là gã duy nhất ngay khi trở thành tổng thống đã bất đồng chính kiến với nghị trình chiến tranh vô nghĩa lâu năm của Washington, và vì điều đó, vì một thực tế đó, họ đang cố gắng loại bỏ ông Trump trước khi quý vị có thể bỏ phiếu cho ông ta”.

“Và điều đó nên làm quý vị buồn hơn bất cứ điều gì đã đang xảy ra trong chính trị Mỹ trong cuộc đời quý vị. Ngay cả khi quý vị không có kế hoạch bỏ phiếu cho Donald Trump, ngay cả khi quý vị sẽ chết trước khi bỏ phiếu cho Donald Trump, đó là quyền của quý vị, và nhiều người tốt cảm nhận được con đường đó”, ông Carlson nói và tiếp tục: “Thậm chí sự phá hủy nền dân chủ của chúng ta, đó là quyền của cử tri bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào mà họ muốn, thậm chí là các ứng cử viên không muốn chiến tranh với Nga. Sự phá hủy nền dân chủ của chúng ta nên khiến quý vị mất ngủ trong đêm”.

“Vâng, Donald Trump là một người không hoàn hảo, nhưng những tội lỗi của ông ta là nhỏ khi so với những tội lỗi của những người bức hại ông. Trong cuộc sống này chúng ta không phải lựa chọn những liệt sĩ của chúng ta. Chúng ta chỉ có lựa chọn những quy tắc của chúng ta, và những quy tắc của nước Mỹ đang bị đe dọa”, ông Carlson kết luận.

Hải Đăng (Theo Breitbart News), Thứ năm, 15/06/2023

 

 2023-06-13

Bản cáo trạng truy tố cựu TT Trump dựa trên lý thuyết pháp lý chưa được kiểm chứng

(Epoch Times, 13/6/2023)
 
Tóm tắt : 1/ Bản cáo trạng không áp dụng Đạo luật hồ sơ Tổng thống, nhưng đây mới là luật phải được áp dụng và nó không là luật hình sự. 2/ Bản cáo trạng áp dụng Luật Gián điệp, nhưng luật này chỉ áp dụng cho người khác, ngoài tổng thống. 3/ Bản cáo trạng không chứng minh được ý định phạm tội gián điệp. 4/ Trát cho khám xét Lar-a-Lago không hợp lệ.

Theo một số luật sư và các chuyên gia khác, bản cáo trạng truy tố cựu Tổng thống (TT) Donald Trump về việc lưu giữ các tài liệu quân sự và cản trở chính phủ lấy những tài liệu này được xây dựng dựa trên một lý thuyết pháp lý mới có nhiều điểm thiếu sức thuyết phục.

Vụ án này đã được miêu tả trên các hãng truyền thông là về việc ông Trump giữ lại các tài liệu mật từ nhiệm kỳ tổng thống của mình. Tuy nhiên, các cáo buộc đã bỏ qua vấn đề đó và thay vào đó sử dụng một điều khoản trong Đạo luật Gián điệp vốn hình sự hóa việc không chuyển giao thông tin quốc phòng. Bản cáo trạng này còn cáo buộc rằng ông Trump và nhân viên Waltine Nauta đã che giấu một số tài liệu khi chính phủ yêu cầu những tài liệu này thông qua một trát lệnh.

Một số luật sư nói với The Epoch Times rằng các hành vi vi phạm được cho là theo Đạo luật Gián điệp đặt ra một trọng trách chứng minh và đặt ra câu hỏi liệu đạo luật này có nên được áp dụng ngay từ đầu hay không và, nếu không, liệu cuộc điều tra cơ bản này có nên làm cơ sở cho các cáo buộc về hành vi cản trở hay không.

Ông Will Scharf, một cựu công tố viên liên bang, cho biết: “Vấn đề pháp lý then chốt ở đây là sự tác động qua lại giữa Đạo luật Hồ sơ Tổng thống và Đạo luật Gián điệp.”

Đạo luật Hồ sơ Tổng thống năm 1978 quy định rằng sau khi một tổng thống rời nhiệm sở, Cơ quan Quản lý Hồ sơ và Lưu trữ Quốc gia (NARA) sẽ lưu giữ tất cả các hồ sơ chính thức của tổng thống.

Luật này cho phép các cựu tổng thống giữ các tài liệu cá nhân như “sổ nhật ký, sổ ghi chép hàng ngày, hoặc các ghi chú cá nhân khác” mà không được sử dụng cho công việc của chính phủ.

Trang web của NARA nêu rõ: “Nếu một cựu Tổng thống hoặc Phó Tổng thống tìm thấy hồ sơ Tổng thống trong số các tài liệu cá nhân, thì người đó phải liên hệ với NARA một cách kịp thời để bảo đảm việc chuyển các hồ sơ Tổng thống đó cho NARA.”

Tuy nhiên, Đạo luật Hồ sơ Tổng thống không phải là một đạo luật hình sự. Nếu một cựu tổng thống từ chối chuyển giao một số tài liệu hoặc tuyên bố rằng các tài liệu hiển nhiên chính thức đó là của cá nhân, thì điều tồi tệ nhất mà tổng thống đó có thể phải đối mặt là một vụ kiện dân sự.

Có rất ít án lệ về những vấn đề như vậy. Hồi năm 2012, tổ chức Judicial Watch đã tìm cách buộc cựu Tổng thống Bill Clinton phải chuyển giao hàng chục đoạn băng phỏng vấn mà ông đã lưu giữ trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Ông Clinton đã tuyên bố các đoạn băng này là của cá nhân và tòa án đã ủng hộ ông. Thẩm phán Amy Berman Jackson, một người được cựu Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm, đã lập luận rằng tòa án không có cách nào để phán xét một khẳng định của tổng thống về những gì là của cá nhân và không phải của cá nhân.

Bà Jackson viết, “Vì Tổng thống được giao phó hoàn toàn việc quản lý và thậm chí cả việc giải quyết các hồ sơ Tổng thống trong thời gian tại vị, nên Tòa án này khó có thể kết luận Quốc hội dự định rằng ông ấy sẽ có ít thẩm quyền hơn để làm những gì ông ấy muốn với những gì ông ấy cho là hồ sơ cá nhân của ông.”

Tuy nhiên, hiện tại Bộ Tư pháp (DOJ) đang lập luận rằng các cựu tổng thống có thể bị buộc tội theo Đạo luật Gián điệp năm 1917 vì sở hữu các tài liệu mà họ đã giữ từ nhiệm kỳ tổng thống của mình.

“Đó là một vấn đề pháp lý hoàn toàn mới,” ông Scharf nói. “Trước đây vấn đề đó chưa bao giờ được phân tích. Đạo luật gián điệp chưa bao giờ được sử dụng để truy tố trong bối cảnh như thế này.”

Một số luật sư tin rằng Đạo luật Gián điệp không thể được sử dụng theo cách này bởi vì đạo luật này không có mục đích được sử dụng theo cách như vậy. Trước năm 1978, các cựu tổng thống sở hữu tất cả các tài liệu từ nhiệm kỳ tổng thống của họ, kể cả mọi thông tin về quốc phòng. Chưa bao giờ có bất kỳ ý kiến nào cho rằng việc họ nắm giữ những tài liệu như vậy là vi phạm Đạo luật Gián điệp.

Ông Jesse Binnall, luật sư đại diện cho ông Trump trong một vấn đề khác, cho biết, “Quốc hội đã nói rất, rất rõ ràng … rằng đạo luật áp dụng cho các tổng thống và cựu tổng thống là Đạo luật Hồ sơ Tổng thống. Đạo luật áp dụng cho những người khác là Đạo luật Gián điệp, vốn có những quy định khác.”

Ông Mike Davis thuộc Dự án Điều III (Article III Project) theo phái bảo tồn truyền thống cũng bày tỏ quan điểm tương tự.

Ông nói trong một tweet, “Ngay cả khi Tổng thống giải mật và lấy đi hồ sơ tổng thống của mình khi rời nhiệm sở, thì ông ấy vẫn có thể bị buộc tội theo Đạo luật Gián điệp … Tôi dám chắc rằng lý thuyết đó sẽ không hợp pháp với Tối cao Pháp viện.”

Ý định phạm tội

Phần lớn bản cáo trạng này dựa trên cáo buộc rằng ông Trump “cố ý” lưu giữ các tài liệu quốc phòng — với ý định phạm tội.

Tuy nhiên, tài liệu này không cung cấp bằng chứng cho ý định đó.

Hôm 11/05/2022, DOJ nhận được một trát lệnh buộc ông Trump phải chuyển giao tất cả các tài liệu có đánh dấu mật, bao gồm cả tài liệu điện tử.

Một trong những tuyên bố then chốt là ông Trump đã chỉ thị cho ông Nauta di chuyển các thùng tài liệu khắp nơi trước khi luật sư của ông đến lục soát các thùng tài liệu này để đáp lại trát lệnh đó.

Ông Nauta bị cáo buộc đã chuyển 64 chiếc thùng ra khỏi một phòng chứa đồ, nơi ông Trump cất giữ các vật dụng và tài liệu từ nhiệm kỳ tổng thống của mình và chuyển những thứ này đến tư gia của ông tại khu nghỉ dưỡng. Ông Nauta sau đó đã chuyển lại 30 thùng ngay trước khi ông Evan Corcoran, luật sư khi đó của ông Trump, lục soát phòng lưu trữ để tìm các tài liệu được yêu cầu theo trát lệnh. Theo bản cáo trạng, những tài liệu được yêu cầu này có đề cập đến cảnh quay camera an ninh thu được từ khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump thông qua một trát lệnh.

Bản cáo trạng cáo buộc rằng các thùng hồ sơ này đã được chuyển đi để giấu các tài liệu đáp ứng từ ông Corcoran. Bản cáo trạng đưa ra một tin nhắn văn bản trong đó ông Nauta nói rằng ông Trump bảo ông đặt một số thùng vào trong phòng.

“Tôi nghĩ ông ấy muốn chọn lọc từ những chiếc thùng này,” ông Nauta nói.

Trên thực tế, không có thông tin nào về việc liệu ông Trump có xem qua các thùng này hay không và nếu có, thì ông ấy đang tìm kiếm điều gì.

Ngày 08/08/2022, khi FBI đột kích vào dinh thự Mar-a-Lago của ông Trump ở West Palm Beach, 102 tài liệu có đánh dấu mật đã được tìm thấy trong phòng chứa đồ và trong văn phòng của ông Trump.

Một số luật sư lập luận rằng lẽ ra ông Trump nên phản đối trát lệnh vì trát lệnh này quá bao quát. Có khả năng ông Trump giữ nhiều tài liệu có đánh dấu mật đã được giải mật. Rất nhiều tài liệu như vậy có sẵn trên mạng.

Ngoài ra, trát lệnh này không đề cập gì đến thông tin quốc phòng, vốn không cần phải đánh dấu mật.

Bản cáo trạng nêu rõ rằng ông Trump bị cáo buộc phạm tội cố ý giữ lại 31 tài liệu cụ thể liên quan đến quốc phòng bắt đầu vào ngày 21/01/2021, sau khi ông được cho là đã “khiến” cho các thùng tài liệu trong nhiệm kỳ của mình được chuyển đến dinh thự Mar-a-Lago.

Thông tin chi tiết về việc chuyển các thùng tài liệu đến dinh thự Mar-a-Lago vẫn chưa rõ ràng. Hãng thông tấn Newsweek đưa tin rằng 27 thùng đã được chuyển đến tư gia của ông Trump một cách tình cờ. Luật sư cũ của ông Trump, ông Timothy Parlatore, cho biết các tài liệu đã được Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp (General Services Administration) chuyển đến.

Bản cáo trạng không giải thích làm thế nào ông Trump được cho là biết những tài liệu cụ thể này. Bản cáo trạng không đưa ra bằng chứng về bất kỳ ý định tội phạm nào từ phía ông Trump trong việc lấy và giữ những tài liệu này.

Ông Scharf nói: “Có những điểm yếu pháp lý nghiêm trọng, nghiêm trọng trong các lập luận mà họ đang sử dụng.”

Ông lập luận, nếu các cáo buộc theo Đạo luật Gián điệp không được sự giám sát của tư pháp, thì các cáo buộc bổ sung về tội cản trở không nên như vậy.

“Có một thông lệ lâu đời của DOJ là quý vị không truy tố tội cản trở, hoặc thực sự là bất kỳ tội phạm nào liên quan đến thủ tục và thực thi công lý, trừ phi có tính chất phạm tội cơ bản,” ông Scharf nói. “Vì vậy, nếu DOJ tiến hành một cuộc điều tra về điều gì đó, ai đó bị cáo buộc cản trở cuộc điều tra đó, nhưng hóa ra bản thân cuộc điều tra lại không có cơ sở vững chắc, thì điều đó thường sẽ không dẫn đến một bản cáo trạng.”

Tuy nhiên, khi nói đến các cuộc điều tra liên quan đến ông Trump, các công tố viên thường chỉ đưa ra các cáo buộc phạm tội can thiệp thủ tục và thực thi công lý, chẳng hạn như trong trường hợp cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, Trung tướng Michael Flynn, và cố vấn chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ông, ông George Papadopoulos.

Ông Steve Friend, cựu đặc vụ FBI đồng thời là người tố cáo, cho biết, “Đặc biệt, tôi nghĩ trong vụ án này, quý vị đang nhận thấy quá trình vũ khí hóa tội can thiệp thủ tục và thực thi công lý mà FBI đã bắt đầu sử dụng, nơi họ sẽ, dưới một số tiền đề thiếu thuyết phục hoặc giả định nào đó, mở một cuộc điều tra về ai đó vì một điều gì đó và sau đó trong suốt quá trình của cuộc điều tra, họ hy vọng rằng có thể đưa ra các cáo buộc là tội phạm can thiệp thủ tục và thực thi công lý.”

Cách đối xử với trường hợp của nhà Clinton

Có những gợi ý cho thấy ông Trump tin rằng ông có thể đối phó với chính phủ theo cách tương tự như cách của ông Clinton và phu nhân của ông, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Trong một sự kiện gặp gỡ cử tri của CNN hồi đầu năm nay, ông Trump nói rằng dựa trên Đạo luật Hồ sơ Tổng thống, ông được phép “thương lượng” với NARA về những gì ông có thể và không thể giữ làm vật phẩm cá nhân. NARA đã bác bỏ cách giải thích như vậy, nhưng ông Trump có thể đang đề cập đến trường hợp của bà Clinton vào năm 2012.

Bản cáo trạng này cũng cho thấy rằng ông Trump đã hỏi các luật sư của mình về việc liệu ông có thể giải quyết trát lệnh đó tương tự như cách mà bà Hillary Clinton đã từng làm vào năm 2015 hay không. Khi đó, các luật sư của bà đã gặp phải tai tiếng trong việc sắp xếp các thư điện tử của bà từ thời bà còn làm việc ở Bộ Ngoại giao và cho xóa khoảng một nửa thư điện tử trong số đó, cho rằng các thư điện tử này không liên quan gì đến công việc. Sau đó, FBI đã phát hiện ra hàng ngàn thư điện tử liên quan đến công việc đã bị mất tích.

“Không phải sẽ tốt hơn nếu chúng ta nói với họ rằng chúng ta không có gì ở đây sao?” ông Trump được cho là đã đặt câu hỏi và đề cập đến vụ việc của bà Clinton nhiều lần.

Ông Binnall cho rằng ông Trump đã đưa ra “những câu hỏi pháp lý hoàn toàn hợp lệ.”

“Quý vị sẽ nói là, ‘Chà, đợi đã. Nếu [các luật sư của bà Clinton] có thể làm điều đó một cách hợp pháp, và họ đã thành công, thì tại sao chúng ta không thể làm theo cách tương tự chứ?’”

Hành vi truy tố sai trái

Ông Jack Smith, một cựu công tố viên liên bang, được Tổng chưởng lý Hoa Kỳ Merrick Garland bổ nhiệm làm biện lý đặc biệt vào ngày 18/11/2022, đã khởi tố vụ việc này.

Các thành viên Đảng Cộng Hòa đã chỉ trích ông Smith vì đã cho phép các công tố viên của mình đi chệch hướng cả trong vụ truy tố này và trong vai trò trước đây của ông với cương vị là người đứng đầu Bộ phận Chính trực Công cộng (Public Integrity Section) của DOJ.

Ông Binnall nhớ rằng, cách đây một thập niên, các công tố viên dưới quyền của ông Smith đã từng vi phạm các quyền hiến định của một bị cáo trước một đại bồi thẩm đoàn, dẫn đến việc tòa án bác bỏ các cáo buộc đối với bị cáo này. Trong vụ việc tương tự, ông cho biết các công tố viên đã thu giữ điện thoại của thân chủ của ông và không sử dụng một nhóm sàng lọc để ngăn các điều tra viên nhìn thấy các liên lạc đặc quyền giữa ông Binnall với thân chủ của ông ấy.

Trong vụ việc của ông Trump, ông Binnall cho rằng ông Smith đã xoay sở để có được một lệnh tư pháp nhằm phá vỡ đặc quyền luật sư-thân chủ của ông Trump, nhưng vấn đề đó có thể được tái tranh luận.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng quý vị sẽ nhận thấy các kiến nghị ngăn chặn [bằng chứng] dựa trên hành vi vi phạm đặc quyền luật sư-thân chủ này.”

Theo ông William Shipley, một cựu công tố viên liên bang hiện đang đại diện cho nhiều người bị buộc tội liên quan đến cuộc biểu tình và bạo loạn ở Điện Capitol vào ngày 06/01/2021, các luật sư của ông Trump cũng có thể cố gắng loại bỏ bằng chứng xét xử thu được trong vụ đột kích dinh thự Mar-a-Lago với lý do lệnh khám xét này đã được áp dụng rộng rãi.

Ông Shipley đã viết trong một bài đăng trên Twitter: “Vấn đề là các món đồ bị tịch thu không được mô tả ‘chi tiết.’”

Ông Binnall cũng phỏng đoán rằng vụ án này sẽ bị bác bỏ do hành vi truy tố sai trái.

Ông Parlatore nói với giới truyền thông rằng ông đã thấy nhiều vụ án có hành vi sai trái như vậy khi tự nguyện xuất hiện trước một đại bồi thẩm đoàn để thẩm vấn. Nói chuyện với đài CBS News, ông Parlatore kể rằng, một trong các công tố viên đã cáo buộc ông “từ chối” trả lời một câu hỏi liên quan đến các cuộc nói chuyện đặc quyền giữa luật sư và thân chủ, và ông đã phải giải thích với các bồi thẩm viên rằng ông không từ chối mà đúng hơn là bị cấm trả lời do các quy tắc đạo đức.

Cũng có các bài báo cho rằng các công tố viên đã ngụ ý với luật sư của ông Nauta rằng việc ứng tuyển vào vị trí thẩm phán của ông ở Hoa Thịnh Đốn có thể phụ thuộc vào thiện chí hợp tác của thân chủ.

“Đó là một ví dụ rõ ràng khác về hành vi truy tố sai trái,” ông Binnall nói, đồng thời lập luận rằng việc ông Garland bổ nhiệm ông Smith đã để lộ ra thành kiến ​​của ông ấy.

“Nhân sự luôn là nhân tố của chính sách.”

“Ông Merrick Garland biết chính xác mình sẽ nhận được gì khi bổ nhiệm ông Jack Smith làm biện lý đặc biệt. Ông đã bổ nhiệm một người nhiệt thành. Ông đã chỉ định một người ghét ông Trump. Ông đã chỉ định ai đó mà ông ấy biết là sẽ không từ thủ đoạn nào để theo đuổi và tóm lấy ông Trump.”

Ông cho rằng sự tương phản giữa việc ông Smith tích cực theo đuổi vụ việc này so với cách tiếp cận thận trọng của FBI trong cuộc điều tra các thư điện tử của bà Hillary Clinton cho thấy việc áp dụng luật không bình đẳng.

Ông Binnall nói: “Những gì chúng ta có ở đây chính là quý vị sẽ luôn tìm cớ để những người như [Tổng thống] Joe Biden và bà Hillary Clinton không phải chịu trách nhiệm, trong khi luôn tìm cớ để truy đuổi ông Donald Trump.”


Epoch Times Tiếng Việt dịch