Saturday, October 28, 2023

 2023-10-28 

Vì sao tân chủ tịch Hạ viện Mỹ Johnson bỗng nhiên nổi tiếng?

    Trình Văn •Thứ Bảy, 28/10/2023


Dân biểu Mike Johnson, đảng viên Cộng hòa xếp thứ bảy tại Hạ viện Mỹ, nổi lên chỉ sau một đêm với tư cách là Chủ tịch Hạ viện mới. Hạ viện đã nhanh chóng thoát khỏi tình trạng hỗn loạn sau 22 ngày không có chủ tịch. Làm thế nào mà ông Johnson vươn lên từ người không được biết đến trở thành nhân vật quyền lực thứ ba trên chính trường Mỹ?

Trước khi toàn thể Hạ viện bỏ phiếu bầu chủ tịch mới vào ngày 25/10, Chủ tịch Hội nghị Đảng Cộng hòa Elise Stefanik đã giới thiệu ông Johnson, nói rằng vị ứng cử viên cho vị trí chủ tịch Hạ viện của Đảng Cộng hòa là “bạn của tất cả mọi người, không phải là kẻ thù của bất cứ ai”. Đảng Cộng hòa đã dành cho ông Johnson sự hoan nghênh nhiệt liệt.

Người đàn ông 51 tuổi đến từ Louisiana đã quét sạch đối thủ chỉ trong một vòng bỏ phiếu, giành chiến thắng chóng vánh với tỷ số 209/220 và trở thành Chủ tịch Hạ viện thứ 56. Ông Johnson đã giành được sự ủng hộ của tất cả mọi người, ngoại trừ một nghị sĩ Đảng Cộng hòa không có mặt, điều mà không ai trong số 3 ứng cử viên trước đó không thể làm được như vậy, vì họ hoặc là đã rút lui hoặc là đã thất bại khi bỏ phiếu.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và 3 ứng cử viên chủ tịch Hạ viện trước ông Johnson (bao gồm lãnh đạo Đảng Cộng hòa số đứng thứ 2 tại Hạ viện và là Lãnh đạo đảng Đa số Hạ viện Steve Scalise; Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jim Jordan; và nhân vật đứng thứ trong 3 trong Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Tom Emmer) đều có nhiều ân oán phe phái khác nhau với những người thuộc Đảng Cộng hòa của họ và các loại gánh nặng chính trị, trong khi đó những thứ này gần như không liên quan đến ông Johnson.

Đồng thời, ông Johnson, người có hồ sơ bảo thủ rõ rệt, lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cựu Tổng thống Trump, điều này khiến huyền thoại nổi tiếng chỉ sau một đêm của ông Johnson dường như có thể giải thích là việc vừa bất ngờ vừa hợp lý.

Ông Mike Johnson – người không có tiếng tăm gì

Johnson lần đầu tiên vào Hạ viện vào năm 2017 và hiện đang ở nhiệm kỳ Hạ viện thứ 4. Trước khi được bầu làm Chủ tịch Hạ viện, ông từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội nghị Đảng Cộng hòa tại Hạ viện lần thứ hai. Ông đứng thứ bảy trong số các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện.

Vị nghị sĩ này được mô tả là “ôn hòa lịch sự”, “hòa nhã dễ gần” và “nói chậm”, luôn không được chú ý trong nhiệm kỳ của mình tại Quốc hội. Ông tập trung vào công việc của ông tại Ủy ban Tư pháp Hạ viện và Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện.

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông Johnson sau khi nhậm chức Chủ tịch Hạ viện là lãnh đạo Hạ viện và làm việc với Thượng viện để thúc đẩy các dự luật, nhiệm vụ trước mắt là tránh nguy cơ chính phủ liên bang lần nữa đóng cửa vào ngày 17/11. Nhưng một số thượng nghị sĩ hôm thứ Tư (ngày 25/10)  cho biết họ biết rất ít về vị tân chủ tịch Hạ viện này.

Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mitch McConnell (Đảng Cộng hòa) cho biết ông chưa bao giờ gặp ông Johnson. Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer (Đảng Dân chủ) cũng cho biết ông hoàn toàn không biết ông Johnson.

Thượng nghị sĩ Mike Rounds cũng cho biết: “Tôi hoàn toàn không biết ông ấy. Thực sự, đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy tên ông ấy trong tuần này”.

Để tìm hiểu về chủ tịch Hạ viên mới, trước tiên họ tìm kiếm thông tin trên mạng: “Tôi đã tìm kiếm trên Google về ông ấy.”

Có hồ sơ bảo thủ vững chắc và ít có gánh nặng chính trị hoặc ân oán phe phái

Đối với các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, ông Johnson đã đạt được điểm cao về lòng trung thực bảo thủ và không có gánh nặng chính trị cá nhân, điều mà không ai trong số ứng cử viên trước trước ông có thể làm được.

Các đồng nghiệp cho biết, một phần sức hấp dẫn của ông Johnson bắt nguồn từ niềm tin của họ vào tính cách của ông. Là một người sùng đạo Baptist miền Nam (Southern Baptist), ông Johnson đến từ một vùng phía bắc Louisiana được gọi là “Vành đai Kinh thánh”. Ông Johnson thậm chí còn thành lập một “Nhóm văn minh cốt lõi” (Civility Caucus) tại Quốc hội và soạn thảo một cam kết với cựu Dân biểu Đảng Dân chủ Charlie Crist, tuyên bố rằng “các đối thủ chính trị của chúng ta trong Quốc hội không phải là kẻ thù của chúng ta”.

Trong số những thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, những người theo đường lối cứng rắn thường từ chối một chủ tịch Hạ Viện có lập trường cứng rắn hơn, còn những người bảo thủ ôn hòa thường không muốn một chủ tịch có đường lối cứng rắn. Ông Johnson đã giành được sự ủng hộ của tất cả các đảng viên Cộng hòa, điều này cho thấy người Louisiana sùng đạo và điềm tĩnh này hầu như không có kẻ thù trong đảng của mình và có sức thu hút để đoàn kết các phe phái khác nhau trong đảng.

“Với mọi thứ (cựu Chủ tịch Hạ viện) Kevin McCarthy đã làm, dù tốt hay xấu, luôn có gánh nặng chính trị,” Dân biểu Đảng Cộng hòa Wesley Hunt nói.

Ông Johnson cũng từng là chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Đảng Cộng hòa (RSC), nhóm bảo thủ lớn nhất tại Hạ viện và có thành tích bỏ phiếu bảo thủ rõ rệt, chẳng hạn như kiên định phản đối việc phá thai và phản đối hôn nhân đồng giới.

Ông Tom Emmer bị coi là thiếu chân thành đối với “MAGA” (ám chỉ nền cương lĩnh “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again) của ông Trump). Johnson là đồng minh trung thành của ông Trump, ông là luật sư chuyên về các vấn đề hiến pháp và đã lãnh đạo một bản tóm tắt thân thiện nhằm đoàn kết các đảng viên Cộng hòa để thách thức kết quả của một số bang quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Vào tháng 3 năm nay, ông Johnson từng đăng trên nền tảng X: “Ở nước Mỹ, mọi người đều vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội. Trừ khi bạn là Donald Trump, hoặc một trong những đảng viên Cộng hòa không được chào đón mà Đảng Dân chủ nhắm tới.”

Trong Đảng Cộng hòa, ông Johnson có thái độ thận trọng và có chiến lược đối với liên minh trong đảng. Vị trí thấp của ông Johnson so với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng hòa đã cho phép ông hầu như không bị chú ý và tránh xảy ra xung đột đối với các phe phái thường gây chiến trong nội bộ đảng.

Ông Steve Scalise và ông Jim Jordan thất bại trong cuộc tranh cử chức chủ tịch Hạ viện, một phần do có nhiều ân oán với các phe phái khác trong Đảng Cộng hòa, còn ông Johnson đã không thể khơi dậy bất kỳ sự thù địch nào giữa các phe phái khác nhau của các đồng nghiệp của mình. Bà Elise Stefanik, chủ tịch Hội nghị Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, ca ngợi Johnson là “bạn của tất cả mọi người và không phải là kẻ thù của bất cứ ai” trong bài phát biểu đề cử Johnson làm chủ tịch Hạ viện.

Đảng Cộng hòa tại Hạ viện phát hiện ra ông Johnson là một nhà lập hiến bảo thủ có sức quyến rũ của miền Nam, họ cũng cần chấm dứt tình trạng hỗn loạn không có chủ tịch Hạ viện càng sớm càng tốt, và Johnson do đó đã nhận được sự ủng hộ nhất trí từ Đảng Cộng hòa.

Sự ủng hộ trong đảng hướng về ông Johnson chỉ sau một đêm

Vào khuya thứ Ba (ngày 24/10), sau khi cuộc bỏ phiếu nội bộ Đảng Cộng hòa kết thúc, ông Johnson đã giành được đề cử cho vị trí chủ tịch Hạ viện. Ngay lập tức, sự ủng hộ trong đảng bắt đầu đổ dồn vào ông Johnson, bao gồm cả ông Steve Scalise và ông Jim Jordan, cả hai đều ủng hộ ông Johnson làm chủ tịch Hạ viện mới.

Các dân biểu Đảng Cộng hòa đã chụp ảnh “selfie” xung quanh ông Johnson tại cuộc họp báo sau đó để thể hiện sự ủng hộ của họ, đồng thời hô vang tên ông Johnson “Mike! Mike! Mike!”. Sự nổi tiếng của Johnson nhanh chóng tăng lên.

Ông Johnson cũng nhận được lời khen ngợi từ Dân biểu Matt Gaetz. Ông Gaetz ca ngợi ông Johnson là một “người tốt bụng và ngoan đạo”.

Ông Gaetz cũng cho biết vào tối thứ Ba: “Chúng tôi một lòng hướng về ông ấy, tôi nghĩ ông ấy sẽ làm một công việc tuyệt vời cho đất nước vì những lý do chính đáng.”

Ông Gaetz đã thúc đẩy và lãnh đạo nỗ lực bãi nhiệm cựu Chủ tịch Hạ viện McCarthy vào đầu tháng này, sử dụng dự luật chi tiêu tạm thời mà ông McCarthy đã thỏa hiệp với các đảng viên Đảng Dân chủ để lật đổ ông McCarthy. Nhưng cho đến nay, ông Gaetz dường như không hề ngạc nhiên trước cách ông Johnson xử lý dự luật chi tiêu mới để ứng phó với thời hạn hết tiền vào ngày 17/11 sắp tới. Ông  Gaetz cho biết, ông Johnson hứa với đảng Cộng hòa về việc sẽ giới thiệu dự luật chi tiêu “mang lại cho chúng tôi rất nhiều hy vọng”.

Một đảng viên Cộng hòa khác liên quan đến việc lật đổ ông McCarthy, dân biểu bang Tennessee, ông Tim Burchett, cho biết ông Johnson là một “người tốt có trách nhiệm với người dân” và nói rằng ông tự hào khi bỏ phiếu cho ông Johnson.

Dân biểu Georgia, bà Marjorie Taylor Greene, một đồng minh thân cận của ông McCarthy, cũng đã bỏ phiếu cho ông Johnson và đăng một bức ảnh với Johnson trên nền tảng X ngay sau cuộc bỏ phiếu để chúc mừng Johnson đắc cử chủ tịch Hạ viện.

Johnson là người hòa nhã dễ gần, rất được yêu mến, các đồng nghiệp nhanh chóng bắt đầu ủng hộ chủ tịch Hạ viện mới của họ. Tương tự như vậy, tên của ông nhanh chóng thay thế tên của ông McCarthy trên một tấm biển bên ngoài Văn phòng Chủ tịch Hạ viện ở Điện Capitol.

“Tôi nghĩ ông ấy (Johnson) sẽ là một chủ tịch Hạ viện tuyệt vời”, ông Trump nói khi được giới truyền thông hỏi ở bên ngoài tòa án New York hôm 25/10.

Ông Biden và Đảng Dân chủ cũng chìa cành ô liu về phía ông Johnson

Sau khi Johnson được bầu làm chủ tịch Hạ viện, Tổng thống Joe Biden đã gọi điện để chúc mừng ông. Ông Biden cho biết “bây giờ là lúc tất cả chúng ta phải hành động có trách nhiệm” bằng cách tài trợ cho các hoạt động của chính phủ và cung cấp viện trợ cho Ukraine và Israel để giúp họ đối mặt với những thách thức tương ứng.

“Chúng ta cần phải hành động nhanh chóng” ông Biden nói trong một tuyên bố.

Tại cuộc họp báo với Thủ tướng Úc Anthony Albanese hôm 25/10, một phóng viên đã hỏi ông Biden rằng liệu ông có lo lắng rằng nếu ông tái đắc cử trong cuộc bầu cử năm 2024, liệu ông có lo lắng tân Chủ tịch Hạ viện Johnson sẽ thách thức kết quả của cuộc bầu cử như cuộc bầu cử năm 2020, một lần nữa khởi động một thách thức pháp lý đối với chiến thắng năm 2024 của ông hay không. Ông Biden đáp lại bằng một nụ cười và nói rằng ông không lo lắng.

Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện và ứng cử viên chủ tịch Hạ viện, Dân biểu Hakeem Jeffries, người đã chỉ trích ông Johnson là người tạo ra các hành động pháp lý của ông Trump nhằm lật ngược cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Sau khi ông Johnson giành được chiếc búa của chủ tịch Hạ viện, ông Jeffries nói rằng vì “lợi ích quốc gia”, các đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện sẽ cố hết sức có thể để tìm “điểm chung” với Đảng Cộng hòa.

Johnson thực tế là một người theo đường lối cứng rắn và diều hâu với Trung Quốc

“Hạ viện của nhân dân đã hoạt động trở lại,” ông Johnson tuyên bố ngay sau khi tiếp nhận cây búa của Chủ tịch Hạ viện.

Các nhà lập pháp nhanh chóng triệu tập lại để tiếp tục công việc và nhanh chóng thông qua nghị quyết nói rằng Mỹ “sát cánh với Israel” và “lên án cuộc chiến tàn khốc của Hamas”. Tiếp theo, họ sẽ chuyển sang dự luật ngân sách chính phủ đang bị đình trệ để giải quyết khả năng chính phủ đóng cửa vào giữa tháng 11.

Bản thân ông Johnson là người trung thành ủng hộ Israel nhưng tỏ ra thận trọng trong việc hỗ trợ Ukraine. Ông đã ủng hộ “Đạo luật Cho vay – Cho thuê Phòng vệ Dân chủ Ukraine 2022” (Ukraine Democracy Defense Lend-Lease Act), nhưng tháng trước ông đã bỏ phiếu chống lại khoản viện trợ mới 300 triệu USD cho Ukraine. Ông cũng ủng hộ việc sửa đổi dự luật phân bổ ngân sách quốc phòng hồi tháng trước, trong đó kêu gọi cấm viện trợ an ninh cho Ukraine. Ông Johnson yêu cầu “sự thẳng thắn và minh bạch” trong cách sử dụng tiền của người nộp thuế Mỹ ở Ukraine.

Khi thúc đẩy các chính sách của Đảng Cộng hòa, ông Johnson không chỉ là người bảo thủ và theo đường lối cứng rắn mà còn là một người diều hâu với Trung Quốc, ông có lập trường cứng rắn với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và tin rằng ĐCSTQ là mối đe dọa và đối thủ số một đối với Mỹ.

Ông Johnson là thành viên của “Nhóm Đài Loan cốt lõi của Quốc hội” (Congressional Taiwan Caucus). Ông Johnson là một trong những nhà lập pháp tại Quốc hội đã thúc đẩy việc buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm sau khi đại dịch virus corona năm 2020 bùng phát. Ông cũng kêu gọi áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với tất cả các quan chức cấp cao của Bộ Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ.

Khi khinh khí cầu do thám tầm cao của ĐCSTQ bay qua không phận Mỹ vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 năm nay, ông Johnson cho rằng ĐCSTQ đang “kiểm tra khả năng ứng phó của các quan chức Biden trước những hành vi xâm nhập gần đây vào không phận Mỹ”.

Sau khi khinh khí cầu do thám bị quân đội Mỹ bắn hạ, ông Johnson cho biết khinh khí cầu và vật thể bị bắn rơi không phải là “vật thể bay không xác định” (UFO) gì cả, mà đến từ Trung Quốc. Ông nói: “Khinh khí cầu bay qua các cơ sở quân sự của Mỹ, chụp ảnh và thu thập dữ liệu, sau đó truyền về Trung Quốc”.

Ông Johnson cho rằng ý đồ của ĐCSTQ là “phá hủy nước Mỹ”.

Theo Epoch Times

 

Monday, October 23, 2023

 2023-10-23 

Thẩm phán Chutkan áp đặt lệnh bịt miệng một phần đối với Trump. Nhưng bịt miệng bị cáo không phải là điều tốt.
Nếu thẩm phán buộc cựu tổng thống phải phát biểu, điều đó sẽ vi phạm quyền không buộc tội chính mình. Tuy nhiên, khi ông ấy muốn nói điều gì đó để bào chữa cho mình, bà ấy lại giẫm lên quyền đó
.

(USA TODAY, 21/10/2023)

“Bạn nghĩ trong trường hợp nào thì việc bị cáo hình sự gọi công tố viên là côn đồ mà vẫn không bi bắt là phù hợp?”

Mặc dù nó dường như không phải là một trường hợp phổ biến - chỉ có một trường hợp được công bố trong đó một bị cáo được cho là đã thừa nhận đã chửi công tố viên của mình - điều này vẫn xảy ra thường xuyên. Các bị cáo hình sự có thái độ coi thường các công tố viên cũng như các công tố viên coi thường họ. Sự không hài lòng của họ được thể hiện bên ngoài tòa án. Điểm khác biệt duy nhất với việc Trump gọi công tố đặc biệt Jack Smith là côn đồ là khi những bị cáo khác xúc phạm công tố viên của họ thì không ai thèm nghe.

Nói xấu là một phần của trò chơi. Cho rằng điều đó không là nói xấu không chỉ là thiếu trung thực đối với Thẩm phán Chutkan mà còn là sự hiểu lầm về tầm quan trọng của tiếng nói của bị cáo trong các vụ án hình sự - một điều có thể được chứng minh là vi hiến. Nó gần giống như cựu luật sư công không hiểu cách bào chữa.

Lệnh bịt miệng một phần có vi phạm quyền của Trump không?

Quyền của bị cáo có thể không giống như quyền của các phương tiện truyền thông theo Tu chính án thứ nhất, nhưng đó không phải là điều đang xảy ra với cựu tổng thống. Đây thậm chí không phải là tình huống mà lời nói của luật sư bị hạn chế. Điều đó đã từng xảy ra trong quá khứ, chẳng hạn như lệnh bịt miệng trong phiên tòa xét xử các sĩ quan cảnh sát Los Angeles bị buộc tội đánh Rodney King. Đó là hai tình huống mà tòa án đã xem xét trước đây, nhưng việc nói với bị cáo rằng anh ta không được nói là điều chưa từng có.

Trong vụ án âm mưu bầu cử liên bang chống lại Trump - ông ta có thể phải đối mặt với 55 năm tù nếu bị kết án và kết án mức cao nhất cho mỗi tội trong số bốn tội danh âm mưu và cản trở - những gì Chutkan đã làm là đảo lộn Tu chính án thứ Năm.

Nếu thẩm phán buộc Trump phải lên tiếng theo cách nào đó, thì đó rõ ràng là vi phạm quyền không buộc tội chính mình - cụ thể là giữ cho bản thân không bị kết án và được tự do. Tuy nhiên, khi ông ấy muốn nói điều gì đó mà ông ấy nghĩ sẽ giúp mình không bị kết án và được tự do, thì bà ấy đã giẫm lên quyền đó.

Thẩm phán ban hành lệnh bịt miệng một phần: Trump, người không bao giờ im lặng, bây giờ có lệnh bịt miệng để than vãn. Và bạn biết ông ấy sẽ làm vậy.

Mặc dù đối với một số người, có thể là khôn ngoan nếu không khai để bào chữa cho chính mình, nhưng một số nghiên cứu cho thấy khả năng được tuyên trắng án sẽ cao hơn khi bị cáo kể lại câu chuyện của họ .  

Ngay cả khi việc đứng ra làm nhân chứng trong vụ án hình sự của chính mình là không nên, thì về mặt pháp lý, bị cáo không thể bị ngăn cản lên tiếng để bảo vệ mình. Tòa án Tối cao cho rằng việc ngăn cản ai đó khai trước tòa trong một vụ kiện chống lại chính họ là vi phạm điều khoản về thủ tục tố tụng hợp pháp của Tu chính án thứ 14 và điều khoản về thủ tục bắt buộc của Tu chính án thứ sáu.

Lệnh bịt miệng đóng một vai trò trong các vụ án của OJ Simpson

Có rất ít nghiên cứu về vai trò của Tu chính án thứ nhất trong phòng xử án hình sự. Một, được viết bởi giáo sư Daniel Solove của Trường Luật Đại học George Washington, xem xét cách thức mà Tu chính án thứ nhất hoạt động với Tu chính án thứ tư và thứ năm và cách công tố viên tìm hiểu tâm trí của nghi phạm đáng được chú ý hơn.

Trong bài báo, Solove lập luận rằng Tu chính án thứ nhất không được xem xét đầy đủ trong các phòng xử án hình sự, nhưng đáng chú ý là thậm chí còn không đề cập đến trường hợp tòa án yêu cầu bị cáo không được phát biểu. Nó thực sự không thể tưởng tượng được.

Vì các vụ án hình sự đe dọa quyền tự do và có thể cả tính mạng của một cá nhân nên tòa án phải cho bị cáo nhiều quyền tự do phát biểu hơn. Đó là lý do tại sao trong People v. OJ Simpson, không có lệnh bịt miệng trong vụ án hình sự dưới thời cựu Thẩm phán Tòa án cấp cao Lance Ito - Ito đã đưa ra ý tưởng đó nhưng không bao giờ thực hiện theo.

Tuy nhiên, thẩm phán được chỉ định phụ trách vụ án dân sự tiếp theo do gia đình Ron Goldman đệ trình đã hạn chế quyền phát biểu của các bên theo cái được gọi là lệnh "mở rộng". Tất cả những gì bị đe dọa trong các thủ tục tố tụng dân sự đó là trách nhiệm dân sự - tức là tiền.  

Việc mà Chutkan - và công chúng - không thể cân bằng Tu chính án thứ nhất và thứ năm liên quan đến các bị cáo hình sự cho thấy việc thuyết phục mọi người rằng mọi người bị buộc tội đều vô tội khó đến mức nào - cho đến khi họ bị kết án và sau đó họ có thể thực sự vô tội [bởi tòa cấp trên], cũng vậy. Nếu cần phải bào chữa thì không có lý do gì bị cáo không thể nói được. Trên thực tế, đối với những người bị đe dọa quyền tự do, quyền được nói càng trở nên quan trọng hơn.

Thẩm phán đã đúng khi cho rằng cựu tổng thống “không có quyền nói và làm chính xác những gì ông ấy muốn”.

Và luật pháp tồn tại để quy định điều đó. Chúng nằm trong bộ luật hình sự của mọi tiểu bang và chính phủ liên bang, và nếu cơ quan thực thi pháp luật cho rằng Trump vi phạm những lệnh đó thì ông ấy sẽ bị buộc tội như bất kỳ ai khác.

Vẫn chưa rõ hậu quả của hiến pháp đối với lệnh bịt miệng một phần của Chutkan; Trump đã nói rằng ông sẽ kháng cáo trước khi vụ việc kết thúc.

Ngăn ông ta nói tức là ngăn ông ta tự bào chữa, và đó là điều mà không thẩm phán chủ tọa một vụ án hình sự nào được phép làm.

Tác giả: Chandra Bozelko, Thành viên Báo cáo Tư pháp Hình sự Harry Frank Guggenheim năm 2023 tại Trường Cao đẳng Tư pháp Hình sự John Jay.

https://www.usatoday.com/story/opinion/2023/10/21/donald-trump-gag-order-judge-chutkan-unconstitutional/71230317007/

 2023-10-23 

'Nước Mỹ của Mao' có nét giống đáng sợ với Cách mạng Văn hóa Trung Quốc.
Cách mạng Văn hóa Trung Quốc đã cướp đi 20 triệu sinh mạng và hủy bỏ 3.000 năm lịch sử vì Mao đã phá bỏ mọi thứ - kể cả các bức tượng

(Fox News, 23/10/2023)

Ghi chú của biên tập viên: Bài tiểu luận này được chuyển thể từ tác phẩm mới "Nước Mỹ của Mao: Lời cảnh báo của người sống sót" (Mao’s America: A Survivor's Warning) của Xi Van Fleet.  

Năm 2020 là một thời điểm bước ngoặt trong lịch sử nước Mỹ. Sự bùng phát của một đại dịch do Đảng Cộng sản Trung Quốc mang đến cho chúng ta và cái chết của George Floyd đã tạo nên một cơn bão hoàn hảo. Cơn bão này đã giáng một đòn nặng nề vào nước Mỹ, một đòn nặng nề đến mức nước Mỹ giờ đây dường như đã bị thay đổi mãi mãi.  

Đột nhiên, nhiều người Mỹ thức tỉnh và nhận ra rằng họ gần như không còn nhận ra đất nước của mình nữa. Qua một đêm, dường như những thực tế mới đang đè nặng lên họ, thách thức mọi thứ mà họ tin là đúng.  

Nhiều người thức dậy và nhận ra rằng họ đã trở thành kẻ áp bức vì sinh ra là người da trắng. Những người khác nhận thấy rằng giờ đây họ phải coi mình bị áp bức một cách vô vọng và không có khả năng chỉ vì họ sinh ra không phải là người Da trắng. Nhiều người hoang mang rằng thực tế và lẽ thường không còn ý nghĩa gì nữa.  

Trong cuộc bạo loạn vào mùa hè năm 2020, khán giả được biết rằng họ hầu hết đang xem các cuộc biểu tình ôn hòa trong khi phía sau là các tòa nhà đang bốc cháy. Hiện tại không ai chắc chắn về cách định nghĩa phụ nữ và mọi người đều phải tin rằng đàn ông có thể sinh con. Các bậc cha mẹ đã chết lặng trước các lớp học Zoom về những gì con cái họ đang được dạy ở các trường công lập - rằng Mỹ là một quốc gia phân biệt chủng tộc và không thể tha thứ được.  

Người Mỹ đã thấy mình là những người xa lạ trên đất nước của họ. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Tại sao? Cho mục đích gì?  

Nhưng khoan… tôi đã từng thấy tất cả những điều này trước đây.

Giống như hầu hết người Mỹ, tôi cũng có cảm giác như vừa gặp bão. Không giống như hầu hết người Mỹ, cơn bão này đã ập đến với tôi một lần cách đây hơn 50 năm, khi tôi mới 7 tuổi, mới bắt đầu đi học ở Trung Quốc.

Cơn bão là cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao Chủ tịch (1966-1976). Nó kéo dài 10 năm, bao trùm hầu hết những năm học của tôi.   

Qua một đêm, chúng tôi được thông báo rằng đất nước chúng tôi đang sống đã mục nát đến tận cốt lõi và cần phải tháo dỡ. Thay vì tìm kiếm những kẻ phân biệt chủng tộc, chúng tôi được lệnh tìm kiếm những “kẻ phản cách mạng”. Giống như cụm từ phân biệt chủng tộc hiện nay có một định nghĩa luôn thay đổi và linh hoạt, đó là cụm từ "phản cách mạng".  

Cụm từ này được áp dụng cho bất kỳ ai mà Mao không thích, bất kỳ ai mà chúng tôi nghĩ Mao sẽ không thích, bất kỳ ai dám chất vấn và bất kỳ ai không nhiệt tình tham gia cách mạng. Mọi người đều điên cuồng gia nhập hàng ngũ những người cách mạng. Bị loại ra ngoài đồng nghĩa với việc trở thành kẻ thù của Mao. Người ta quay lưng lại với nhau để tìm kẻ thù và bảo vệ Mao.  

Văn hóa hủy bỏ (cancel culture) xảy ra sau đó, và trên con đường của nó, bất cứ thứ gì không thuần túy theo chủ nghĩa Mao đều bị phá hủy theo đúng nghĩa đen. Những bức tượng bị đám đông lật đổ. Sách và tác phẩm nghệ thuật bị đốt cháy. Trong quá trình Cách mạng Văn hóa, các hiện vật, biểu tượng, truyền thống và phong tục của nền văn minh Trung Quốc 3.000 năm đã bị loại bỏ khỏi cuộc sống hàng ngày của chúng ta.  

Cho tới cái chết của Mao vào năm 1976, có tới 20 triệu sinh mạng đã thiệt mạng, và Trung Quốc như chúng ta từng biết đã bị thiêu rụi bởi ngọn lửa cách mạng.  

Trở lại năm 2020 ở Mỹ, cơn bão này không chỉ khiến tôi bàng hoàng mà còn khiến tôi vô cùng phẫn nộ. Nhưng thay vì khóc trên ghế, tôi đã hành động. Tôi làm như vậy bởi vì tôi biết rất rõ nước Mỹ, đất nước yêu quý đã nhận nuôi tôi, cũng có thể bị thiêu rụi như Trung Quốc nếu chúng ta không ngăn chặn nó.  

Lần đầu tiên tôi thực hiện một bước tiến lớn và tham gia cuộc chiến bảo vệ trẻ em của chúng ta cũng như bảo vệ nước Mỹ. Tôi đã đến dự một cuộc họp hội đồng nhà trường ở thành phố tôi ở Quận Loudoun, Virginia, để đưa ra nhận xét dài một phút. Trong sáu mươi giây đó, tôi đã vạch ra sự song song giữa lý thuyết chủng tộc phê phán (CRT) và Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, đồng thời cảnh báo khán giả rằng CRT là chủ nghĩa Mác.

Video bài phát biểu của tôi đã được lan truyền rộng rãi. Những lời mời bắt đầu đổ về, mời tôi phỏng vấn và phát biểu.

Qua tương tác với khán giả, tôi sớm nhận ra rằng hầu hết người Mỹ không biết nhiều về cuộc cách mạng văn hóa Trung Quốc và chủ nghĩa cộng sản nói chung. Điều đó giải thích tại sao rất ít người nhận ra rằng gốc rễ của “cuộc cách mạng thức tỉnh” ngày nay là chủ nghĩa Mác, sau đó là chủ nghĩa cộng sản.  

Cuối cùng tôi đã bị thuyết phục rằng mình nên chấp nhận thử thách là viết một cuốn sách.

Trong cuốn sách này, tôi kể câu chuyện về hai cuộc cách mạng văn hóa: một do Mao thúc đẩy và một đang diễn ra ở nước Mỹ ngày nay. Sử dụng kinh nghiệm cá nhân của tôi và nghiên cứu lịch sử sâu rộng, cuốn sách chứng minh những điểm tương đồng đáng kinh ngạc của hai cuộc cách mạng này và lịch sử đó đang được lặp lại ở đây ngày nay.  

Cuốn sách này cũng kể câu chuyện cá nhân của tôi - khi còn là một đứa trẻ lớn lên dưới sự cai trị của cộng sản, là một người nhập cư học cách hiểu và tin vào chủ nghĩa ngoại lệ  [là niềm tin rằng Mỹ là một nước độc đáo đáng làm gương cho các quốc gia khác] của Mỹ, và là một công dân kiêu hãnh đã đưa ra quyết định đấu tranh chống lại chủ nghĩa độc tài đang gia tăng ở Mỹ - và làm thế nào tôi đã vượt qua nỗi sợ hãi và sự miễn cưỡng để tham gia vào phong trào bảo thủ cứu nước Mỹ.  

Cuốn sách này có ý định cảnh báo bạn, chọc giận bạn, kéo bạn ra khỏi ghế, thúc đẩy bạn hành động và truyền cảm hứng cho bạn tham gia cuộc chiến vì sự sống còn của nước Mỹ.  


Tác giả Xi Van Fleet tự mô tả mình là "người Trung Quốc bẩm sinh; người Mỹ được lựa chọn, người sống sót sau Cách mạng Văn hóa của Mao, người bảo vệ tự do." Bà sinh ra ở Trung Quốc, sống qua Cách mạng Văn hóa và được đưa đến làm việc ở nông thôn năm 16 tuổi. Sau khi Mao qua đời, bà có thể vào đại học để học tiếng Anh và sống ở Hoa Kỳ từ năm 1986. Năm 2021, bà có bài phát biểu thay mặt hội đồng nhà trường ở Quận Loudoun, Virginia chống lại Lý thuyết Chủng tộc Quan trọng đã lan truyền và thu hút sự chú ý của giới truyền thông bảo thủ quốc gia. Giờ đây bà dành toàn bộ thời gian và sức lực của mình để cảnh báo về những điểm tương đồng giữa Cách mạng Văn hóa của Mao ở Trung Quốc và những gì đang diễn ra ở Mỹ ngày nay. Bà là tác giả cuốn sách sắp xuất bản “ Nước Mỹ của Mao: Lời cảnh báo của người sống sót ” (Center Street, ngày 31 tháng 10).


https://www.foxnews.com/opinion/maos-america-bears-terrifying-resemblance-china-took-20-million-lives-know-lived-through

 2023-10-23 

Nhà báo Lee Smith: Truyền thông thao túng công chúng về Chiến tranh Hamas - Israel


Việc các phương tiện truyền thông đưa tin không chính xác đã làm dấy lên ngọn lửa bất hòa về cuộc xung đột Hamas - Israel, trong bối cảnh có những hiểu lầm về vụ nổ tại một bệnh viện ở Thành phố Gaza.

Sau khi các quan chức Mỹ ủng hộ tuyên bố vô tội của Israel trong vụ nổ nói trên, các hãng thông tấn lớn, dựa trên nguồn tin của Hamas về các sự kiện, chẳng hạn như báo New York Times, đã buộc phải đưa ra lời đính chính một cách lặng lẽ và miễn cưỡng.

Theo nhà báo điều tra và tác giả Lee Smith, những người mong đợi một lời xin lỗi chân thành có thể thất vọng vì giới truyền thông từ lâu đã đồng lõa với một cỗ máy tuyên truyền - được thiết kế nhằm "làm mất phương hướng và mất tinh thần" của công chúng Mỹ.

Tác giả Lee Smith là một nhà báo kỳ cựu có tác phẩm xuất hiện trong Real Clear Investigations, The Federalist và Tablet. Ông cũng là tác giả của "Cuộc đảo chính vĩnh viễn" và "Âm mưu chống lại Tổng thống".

Phát biểu trong chương trình “American Thought Leaders” của đài EpochTV hôm 20/10, ông Smith cho hay: "Thực ra, đối với hầu hết những người cánh hữu, đây là lần đầu tiên họ tiếp xúc với thông tin sai lệch thực sự, các chiến dịch thông tin thực tế đã theo dõi những gì đang diễn ra ở Trung Đông kể từ đầu thế kỷ 21”.

Ông Smith lập luận rằng chiến tranh thông tin là một chiến thuật quan trọng được các chế độ nổi dậy ở Trung Đông sử dụng để phá vỡ sự ủng hộ dành cho kẻ thù của họ, từ trận chiến ở Iraq đến trận chiến ở Lebanon năm 2006 và bây giờ là Chiến tranh Hamas - Israel.

Tuy nhiên, ông tuyên bố rằng chính quyền Obama đã cố tình xây dựng một buồng vang truyền thông hay phòng phản hồi truyền thông (media echo chamber) để thuyết phục công chúng Mỹ nhằm ký kết thỏa thuận hạt nhân với Iran. Và ông cáo buộc rằng cơ sở hạ tầng liên lạc đó hiện đang được sử dụng để truyền bá thông tin sai lệch về cuộc xung đột Hamas - Israel.

Buồng vang thông tin (echo chamber) là một thuật ngữ ẩn dụ cho một môi trường nơi người bên trong chỉ tiếp nhận những thông tin, quan điểm giúp phản ánh và củng cố quan điểm sẵn có của họ.

Buồng vang thông tin có thể tạo nên tin giả và bóp méo góc nhìn của một cá nhân, khiến người đó khó tôn trọng quan điểm đối lập và mở rộng tầm nhìn.

‘Buồng vang truyền thông’ trước đây

Ông Smith chỉ ra rằng đa số người Mỹ phản đối thỏa thuận gây tranh cãi của chính quyền Obama với Iran vào năm 2015.

Ông tiếp tục nói: “Chúng tôi biết rằng họ đã bắt các nhà ngoại giao của chúng tôi làm con tin vào năm 1979. Chúng tôi biết họ đã sát hại người Mỹ ở Iraq. Chúng tôi biết họ đã giết hại người Mỹ ở Lebanon vào năm 1982, và họ phải chịu trách nhiệm về gần như toàn bộ thương vong của người Mỹ ở Iraq. Vì vậy, hầu hết người Mỹ đang nhìn vào thỏa thuận Iran và tự nhủ: 'Điều này thật điên rồ'".

Vào thời điểm đó, Washington đã thúc đẩy “Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện Chung” (Joint Comprehensive Plan of Action) như một biện pháp ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng theo ông Smith, mục đích thực sự của thương vụ này là hoàn toàn ngược lại.

Ông lập luận: “Kế hoạch đó chưa bao giờ được thiết kế để ngăn Iran sở hữu loại bom này. [Thay vào đó], kế hoạch này được thiết kế để Iran có được quả bom và hợp pháp hóa điều này trong mắt cộng đồng quốc tế”.

Ông Smith tuyên nhận định rằng chính phủ chủ yếu dựa vào các nhà báo có thiện cảm, các tổ chức nghiên cứu và những người được gọi là "chuyên gia" để “nhai lại” các luận điểm của Nhà Trắng nhằm thuyết phục công chúng.

"Ông Barack Obama có sự hậu thuẫn từ sức mạnh của giới truyền thông - một lần nữa, đó là cơ sở hạ tầng truyền thông đã được xây dựng vào thời đó. Và giờ đây nó được dùng để tuyên truyền mọi thứ, từ vụ Russiagate cho tới cuộc nổi dậy ngày 6/1”.

Xem xét lại thỏa thuận Iran

Ông Smith khẳng định rằng thông điệp mà “buồng vang” hiện đang truyền tải là Israel không được phép tự vệ trước một chế độ "bệnh hoạn".

Ông tiếp tục nói: “Chúng ta không nói về một chế độ đầu sỏ; chúng ta không nói về một nền dân chủ, một chế độ chuyên chế, một chế độ quân chủ”.

“Chúng ta đang nói về sự cai trị của cái ác bệnh hoạn, hay sự cai trị bệnh hoạn. Và đó là những gì chúng ta đang thấy với Hamas và Hezbollah.”

Ông nhấn mạnh rằng việc Hamas sử dụng lá chắn người (human shield) “là bất thường - điều này thật ghê tởm, điều này thật bệnh hoạn”. Và mặc dù một số người đã kêu gọi ngừng bắn, nhưng theo ông, hướng đi đó cuối cùng sẽ tước bỏ quyền tự vệ của Israel trước một chế độ như vậy.

Ông nói: “Tôi không cho rằng mọi người đều biết kết quả của cuộc tranh luận đó. Nhưng đó chính là nơi mà cuộc tranh luận diễn ra - rằng Israel không thể bảo vệ chính mình”.

Về phần mình, chính quyền ông Biden đã nỗ lực thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Israel về mặt quân sự bằng cách gửi đạn dược, máy bay và tàu sân bay sau cuộc tấn công.

Tổng thống Joe Biden cũng tham gia cùng một số nhà lãnh đạo thế giới vào ngày 20/10 để nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với Israel và quyền tự vệ của quốc gia này.

Tuy nhiên, ông Smith nhận xét rằng chính quyền Washington đã giảm thiểu khả năng Iran liên quan đến vụ tấn công, mặc dù có cáo buộc rằng các quan chức an ninh Iran đã giúp lên kế hoạch cho vụ việc.

“Chúng tôi có hồ sơ về việc các quan chức cấp cao của Iran đã gặp gỡ lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh và lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah để huấn luyện các đặc nhiệm cho cuộc tấn công bằng tàu lượn này. Việc này thật là bệnh hoạn”, ông nói.

“Và lý do chính quyền ông Biden che giấu điều này là vì chính quyền Biden vẫn muốn khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran”, ông cho hay.

Khi cựu Tổng thống Donald Trump nhậm chức, ông đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, loại bỏ Iran và các bên ủy nhiệm của nước này để tăng cường quan hệ với các đồng minh hiện có ở Trung Đông thông qua Hiệp định Abraham.

Ông Smith cho rằng chính quyền ông Biden đã phá hoại hiệp định với hy vọng "hạ bệ" chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và đưa Iran trở lại bàn đàm phán.

Và những mục tiêu đó đặt ra câu hỏi tại sao, ông nói.

“Tại sao các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu lại muốn hợp pháp hóa chương trình vũ khí hạt nhân của một quốc gia bệnh hoạn? Chúng tôi biết chính xác chúng là gì. Tại sao họ lại bình thường hóa các chế độ như Hamas, Hezbollah và Cộng hòa Hồi giáo Iran, khi đây là những quốc gia bệnh hoạn và điên rồ?”.

Niềm tin ngày càng suy giảm

Trong khi buồng dội âm của các phương tiện truyền thông chính thống có thể vẫn còn hoạt động, thì đối với nhiều người, hiệu quả của nó đã suy yếu.

Từ đại dịch COVID-19 đến những lo ngại về tính liêm chính trong bầu cử và việc vũ khí hóa chính phủ liên bang, nhiều người Mỹ không còn tin tưởng vào những nguồn tin mà họ từng cho là đáng tin cậy.

Và đối với ông Smith, sự ngờ vực sâu sắc này lại là mối lo ngại khác cần được giải quyết.

Ông tiếp tục nói: "Những người không tin tưởng vào thông tin họ nhận được và sẵn sàng tin rằng mọi thứ đã trở nên cực kỳ dễ bị tổn thương”.

“Và một lần nữa, đây là một dấu hiệu rất xấu đối với nước Mỹ vì nó cho thấy mọi người cảm thấy như thể họ không còn gì để bám víu. Họ tin rằng mọi thứ về đất nước chúng ta, mọi thứ về thực tại của chúng ta đều là dối trá. Nhưng tất nhiên, điều đó không đúng".

Ông Smith cho biết, để giúp những người đó phân biệt sự thật và hư cấu, xã hội phải quay trở lại “nhìn thẳng vào sự việc có thật và giải thích những điều có thật khi chúng xảy ra” - mà không cần phải “thêm thắt” điều gì.


Huyền Anh biên dịch

 

 2023-10--23 

Mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ là mất niềm tin vào Hiến Pháp

(Jonathan Turley, Fox News 23/10/2023)


Một cuộc thăm dò đáng kinh ngạc được công bố vào tuần trước cho thấy đa số cử tri không chỉ coi đảng đối lập là mối đe dọa đối với quốc gia mà còn biện minh cho bạo lực để chống lại chương trình nghị sự (agenda) của họ. Cuộc thăm dò ghi lại cuộc khủng hoảng đức tin mà tôi đã viết trong hơn một thập kỷ với tư cách là một học giả và một nhà bình luận. Hiện nay nhiều người đặt câu hỏi có phải nền dân chủ là một hệ thống cai trị bền vững không. Nó đại diện cho mối đe dọa lớn nhất đối với quốc gia này: một công dân đã mất niềm tin không chỉ với hệ thống chính quyền của chúng ta mà còn với nhau.

Các cuộc thăm dò của Trung tâm Chính trị Đại học Virginia (University of Virginia Center for Politics) cho thấy một quốc gia đang có chiến tranh với chính mình. 52% người ủng hộ Biden cho rằng đảng Cộng hòa hiện là mối đe dọa đối với cuộc sống của người Mỹ trong khi 47% người ủng hộ Trump cũng nói như vậy về đảng Dân chủ.

Trong số những người ủng hộ Biden, 41% hiện tin rằng bạo lực là hợp lý để "ngăn cản [Đảng Cộng hòa] đạt được mục tiêu của họ." Một tỷ lệ phần trăm gần như giống hệt nhau, 38%, những người ủng hộ Trump hiện bao che bạo lực để ngăn chặn đảng Dân chủ.

Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người trong số này đã mất niềm tin vào nền dân chủ. Khoảng 31% người ủng hộ Trump tin rằng quốc gia nên khám phá các hình thức khác của chính phủ. Khoảng một phần tư (24%) số người ủng hộ Biden cũng đặt câu hỏi về khả năng tồn tại của nền dân chủ.

Niềm tin là điều mà không một hệ thống chính quyền nào có thể hoạt động được nếu không có. Nếu không có niềm tin vào các giá trị cơ bản của hệ thống hiến pháp, quyền lực sẽ dựa trên sự kết hợp của chèn ép và đầu hàng.

Trong nhiều năm, tôi đã viết về sự mất niềm tin ngày càng tăng này và nó đã được thúc đẩy bởi giới tinh hoa chính trị và trí tuệ của chúng ta như thế nào. Trong buồng khuếch âm của tin tức và mạng xã hội, người dân liên tục nghe thấy đảng đối lập gồm những "kẻ phản bội" như thế nào và hệ thống hiến pháp hoạt động như thế nào để bảo vệ kẻ thù của nhân dân.

Giờ đây, người xem được thưởng thức những nhân vật nói luôn miệng như nhà bình luận Elie Mystal của MSNBC, người đã gọi Hiến pháp Hoa Kỳ là "rác rưởi" và lập luận rằng chúng ta chỉ nên vứt bỏ nó.

Trong một chuyên mục trên tờ New York Times, “Hiến pháp đã bị vi phạm và không nên được tái lập”, các giáo sư luật Ryan D. Doerfler của Harvard và Samuel Moyn của Yale đã kêu gọi Hiến pháp phải được “thay đổi hoàn toàn” để “lập lại nước Mỹ không có chủ nghĩa hợp hiến”.

Giáo sư Rosa Brooks của Trường Luật Đại học Georgetown đã lên chương trình "The ReidOut" của MSNBC để đả kích việc người Mỹ trở thành "nô lệ" cho Hiến pháp Hoa Kỳ và rằng bản thân Hiến pháp hiện là vấn đề của đất nước.

Họ là một phần của phong cách sang trọng cấp tiến đã trở thành chuẩn mực trong giới học thuật - và được giới truyền thông đón nhận rộng rãi.

Theo các giáo sư luật này, vấn đề không chỉ nằm ở Hiến pháp của chúng ta mà còn ở chủ nghĩa hợp hiến nói chung.

Những người khác lập luận rằng nên bỏ qua các biện pháp bảo vệ hoặc định chế quan trọng. Trong một bức thư ngỏ gần đây, giáo sư luật Harvard Mark Tushnet và nhà khoa học chính trị Aaron Belkin của San Francisco State University đã kêu gọi Tổng thống Joe Biden thách thức các phán quyết của Tòa án Tối cao mà ông cho là “sai lầm” nhân danh “chủ nghĩa hợp hiến phổ biến” (popular constitutionalism).

"Chủ nghĩa hợp hiến phổ biến" xuất hiện dưới dạng một hình thức tuân thủ tùy ý hoặc đặc biệt đối với luật hiến pháp. Nếu chỉ tuân theo các quy tắc hiến pháp “phổ biến” thì bản thân Hiến pháp sẽ chỉ trở thành một cái cớ cho bất cứ yêu cầu nào của đa số đang thay đổi hoặc của đám đông đang hình thành.

Các chính trị gia cũng góp phần vào cuộc khủng hoảng niềm tin này trong việc thách thức các giá trị hiến pháp hoặc các thể chế cốt lõi. Các thành viên như Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez đã đặt câu hỏi về sự cần thiết của Tòa án Tối cao.

Những người khác như Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã kêu gọi tăng nhân số Tòa án Tối cao chỉ để tạo ra đa số cấp tiến ngay lập tức.

Lãnh đạo đa số Thượng viện Charles Schumer, D-N.Y., đã khiến người ủng hộ phấn khích khi bước tới bậc thềm của Tòa án Tối cao để tuyên bố "Tôi muốn nói với ông, Gorsuch. Tôi muốn nói với ông, Kavanaugh. Các ông đã phóng ra cơn lốc và ông sẽ trả giá! Các ông không biết điều gì sẽ xảy đến với mình nếu tiếp tục thực hiện những quyết định tồi tệ này."

Không có gì ngạc nhiên khi một người đàn ông xuất hiện tại nhà của Thẩm phán Kavanaugh để giết ông ta vì “những quyết định khủng khiếp” của ông ta.

Ngược lại, cựu Tổng thống Donald Trump lại thường xuyên tố cáo các đối thủ chính trị của mình là “kẻ phản bội”, “kẻ thù của nhân dân”. Gần đây ông ấy đã tuyên bố "Nếu bạn theo đuổi tôi, tôi sẽ đuổi theo bạn !"

Với việc các nhà lãnh đạo tham gia vào những lời hùng biện liều lĩnh như vậy, hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi bản thân Hiến pháp hiện được coi là mối đe dọa đối với đất nước chúng ta hơn là điều xác định (define) chúng ta là ai. Nó được thiết kế để kiềm chế đa số và bảo vệ những người ít được yêu thích nhất trong xã hội chúng ta.

Cuối cùng, hiến pháp vẫn là một giao ước không phải giữa các công dân và chính phủ mà giữa các công dân với nhau. Nó đòi hỏi một bước nhảy vọt về niềm tin; một cam kết rằng bất chấp sự khác biệt của chúng ta, chúng ta sẽ bảo vệ quyền lợi của các người láng giềng.

Nếu không có gì khác, Hiến pháp có một điều cần khuyến nghị: chúng ta vẫn ở đây. Đó là một Hiến pháp đã tồn tại qua những biến động kinh tế và chính trị. Nó sống sót sau cuộc Nội chiến trong đó hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng.

Nó không phải là một tài liệu đặc biệt mang tính thi ca. Nó được viết bởi người tuyệt vời nhất, James Madison. Nếu bạn muốn văn xuôi thực sự truyền cảm hứng, hãy thử bất kỳ hiến pháp nào của Pháp. Tất nhiên, họ phải thử nhiều hơn vì thường xuyên thất bại. Các quốc gia khác xây dựng hiến pháp của họ dựa trên những tuyên bố đầy khát vọng về những giá trị mà chúng ta đã chia sẻ. Hệ thống Madison đã dành nhiều thời gian cho những gì đã chia rẽ chúng ta; nó không chỉ nhận ra sự nguy hiểm của các phe phái mà còn tạo ra một hệ thống để đưa những chia rẽ đó lên bề mặt để có thể giải quyết.

Sự nguy hiểm của các hệ thống khác đã được nhận ra khi những sự chia rẽ này bị bỏ lại dưới bề mặt, nơi chúng sẽ mưng mủ và bùng nổ trên đường phố Paris. Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép một kiểu bùng nổ có kiểm soát hướng về trung tâm của hệ thống; những lợi ích phe phái này sẽ được thể hiện và bộc lộ trong nhánh lập pháp. Hệ thống Madison không che giấu những sự chia rẽ của chúng ta; nó mời gọi sự biểu hiện chúng.

Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta đã đạt đến thời điểm mà những điều chia rẽ chúng ta giờ đây sẽ lấn át những điều đoàn kết chúng ta hay không. Đây không phải là thời kỳ thịnh nộ đầu tiên của chúng ta. Thật vậy, vào thời kỳ đầu của nền Cộng hòa của chúng ta, các đảng đối địch không chỉ cố gắng giết nhau theo nghĩa bóng; họ thực sự đang cố gắng giết nhau thông qua các luật như Đạo luật về người ngoài hành tinh và sự nổi loạn (Alien and Sedition Acts). Thomas Jefferson gọi thuật ngữ của người tiền nhiệm John Adams là "triều đại của các phù thủy".

Tuy nhiên, lịch sử đó không đảm bảo rằng nó có thể tồn tại trong thời đại thịnh nộ hiện nay của chúng ta. Những cuộc tấn công không ngừng vào hiến pháp từ giới tinh hoa chính trị, truyền thông và học thuật đã biến nhiều người thành những người vô hiến pháp. Tuy nhiên, tương lai của hệ thống hiến pháp của chúng ta có thể phụ thuộc vào số lượng ngày càng tăng của những người mù tịt về hiến pháp - những công dân đơn giản là rời xa hoặc không quan tâm đến việc bảo vệ các nguyên tắc lập quốc của chúng ta.

Triết gia John Stuart Mill đã cảnh báo vào năm 1867 rằng tất cả những gì mà cái ác cần để thắng thế là "những người tốt [chỉ] nhìn và không làm gì cả." Chúng ta hiện đang trong một cuộc đấu tranh sinh tồn để bảo vệ những giá trị đã tạo nên hệ thống hiến pháp thành công nhất trong lịch sử thế giới. Di sản của chúng ta giờ đây có thể được bảo vệ một cách mạnh mẽ bởi những người biết ơn, hoặc bị mất đi trong tiếng rên rỉ của một thế hệ vô tư.

https://www.foxnews.com/opinion/single-greatest-threat-america-hiding-plain-sight


Jonathan Turley là giáo sư Shapiro về luật lợi ích công cộng tại Đại học George Washington và là luật sư bào chữa hình sự hành nghề. Ông là cộng tác viên của Fox News.

 

Sunday, October 22, 2023

 2023-10-22 

Những người "thức tỉnh" theo chủ nghĩa tự do không còn che giấu lòng căm thù nữa

(The Washington Times, 22/10/2023)

Tuần trước, trong chuyên mục này, tôi đã lập luận, “Những gì xảy ra ở Israel sẽ không ở lại Israel .” Tôi tiếp tục cảnh báo rằng “chiếc giày tiếp theo được ném ra có thể là ở Galveston chứ không phải Gaza”.

Cảnh báo này hơi quá đáng hay có lý do gì để xem xét nó một cách nghiêm túc?

Chà, nếu Solomon đúng khi nói, “Ta suy nghĩ, vậy ta tồn tại,” chúng ta hãy xem xét những người tự coi mình là lương tâm đạo đức của Mỹ và phương Tây thực sự nghĩ và nói gì.

Đây là một bản tóm tắt ngắn.

“Người da trắng là một khiếm khuyết về gen của người da đen. Sự ttrắng không phải là nhân tính. Trên thực tế, làn da trắng là thứ thuộc về con người thứ cấp. Người da trắng có thiếu sót về gen di truyền (recessive genetic defects). … Người da đen, chỉ đơn giản thông qua gen vượt trội của họ, có thể tiêu diệt giống da trắng theo đúng nghĩa đen nếu chúng ta có đủ sức mạnh. Làm ơn, Allah, hãy cho tôi sức mạnh để không… giết những… người da trắng ở đây ngày hôm nay.” — Yusra Khogali, đồng sáng lập Black Lives Matter Toronto.

Người da trắng “gần gũi với động vật hơn… họ thiếu lòng trắc ẩn. Melanin [mầu da đen hay nâu] đi kèm với lòng trắc ẩn. Melanin đi kèm với tâm hồn. Melanin kết nối chúng ta. Vì vậy, những người không có nó, và tôi sẽ nói điều này một cách cẩn thận, sẽ ít hơn một chút.” — Nick Cannon, rapper, diễn viên và từng là người đồng dẫn chương trình “America's Got Talent”.

“Người Do Thái phải chịu trách nhiệm về phần lớn tội ác đang diễn ra trên toàn cầu.” — Richard Griffin, giảng viên và cựu thành viên nhóm nhạc rap Public Enemy.

Người da trắng là “những con quỷ man rợ [và] những kẻ man rợ [những kẻ] bơm ma túy và súng vào cộng đồng người da đen, dồn người da đen vào sự bẩn thỉu của những khu ổ chuột đô thị biệt lập và tiếp tục trở thành những kẻ hút máu trong cộng đồng của chúng ta.” — Nichole Hannah-Jones, tác giả của Dự án 1619.

“[Người da trắng] là yêu tinh có mùi giống chó. [Chúng ta cần] hủy bỏ tất cả người da trắng.” - Sarah Jeong, cây viết của The New York Times.

“Tôi nghĩ việc giết những đứa trẻ nhà Romanov [các con của vua Nicholas II, bị bọn Bolshevik giết] là chính đáng.” — Bhaskar Sunkara, người sáng lập và xuất bản tạp chí Jacobin.

“Những nhà tư bản đầu tiên của tôi… sẽ là những người đầu tiên xếp hàng dựa vào tường và bị xử tử trong cuộc cách mạng. Tôi sẽ vui vẻ cung cấp video với bình luận.” - Dick Costolo, cựu giám đốc điều hành Twitter.

“Tôi hy vọng [cựu Tổng thống Donald Trump] chết. … Chúng tôi đang chờ đợi cái chết của [ông ấy].” - Zara Rahim, cựu cố vấn truyền thông của Hillary Clinton.

Bạn nói chỉ là sự bất thường thôi. Ồ không. Thậm chí không gần như thế.

Hãy nhớ vào năm 2020, khi những kẻ bạo loạn Black Lives Matter từ Minneapolis đến Miami hô vang, “Israel chết đi, nước Mỹ chết đi, từ Gaza đến Minnesota, hãy toàn cầu hóa phong trào intifada [sự nổi dậy của người Palestine]!”

Hay vào năm 2015, khi người đồng sáng lập BLM Patrisse Cullors tự hào khẳng định: “Nếu chúng ta không bước lên một cách táo bạo và can đảm để chấm dứt dự án đế quốc mang tên Israel thì chúng ta sẽ diệt vong”.

Hay vào năm 2012, khi Dân biểu Ilhan Omar viết trên Twitter: “Israel đã thôi miên thế giới. Cầu mong Allah thức tỉnh người dân và giúp họ nhìn thấy những việc làm xấu xa của Israel.”

Và còn việc Dân biểu Cori Bush so sánh những bất bình của người Palestine với những bất bình của Black Lives Matter bằng cách nói, “Khi chúng tôi tuần hành để bảo vệ sinh mạng của người da đen… chúng tôi đang nói rằng chính phủ của chúng tôi đang tài trợ cho một biện pháp quân sự tàn bạo đối với chính sự tồn tại của chúng tôi - từ Ferguson tới Palestine.”

Hoặc Dân biểu Jamaal Bowman, người gần đây đã đăng, “Là một người da đen ở Mỹ… trải nghiệm của tôi về sự bất công có hệ thống… cho thấy quan điểm của tôi về những gì đang xảy ra hiện nay ở Israel và Palestine.”

Danh sách có thể còn dài dài.

Bây giờ, điều quan trọng là chúng ta không quên tất cả những điều này có bối cảnh chính trị rộng lớn hơn. Tất cả sự căm ghét này được xây dựng trên nền tảng khoa trương của xung đột giai cấp. Đừng quên rằng chính Michael Bloomberg đã nói với chúng ta rằng nông dân Mỹ “thiếu chất xám” và bà Clinton, người đã gọi những người bảo thủ là một “đám xấu xa (basket of deplorables)”.

Đừng quên chính Barack Obama đã cười nhạo những người theo đạo Cơ đốc yêu nước vì “bám vào Chúa và súng ống” và Don Lemon đã cười nhạo chúng ta là những “kẻ ngu dốt (rubes)”. Và đừng bao giờ quên rằng Tổng thống Biden đã gọi những người theo chủ nghĩa truyền thống Mỹ là “cặn bã của xã hội (dregs of society)”.

Các nhà lãnh đạo tư tưởng của đất nước chúng ta đã bước ra. Họ không còn che giấu sự thù hận nữa. Họ thực sự đã cho bạn biết họ là ai và họ nghĩ gì.

Họ đã vén bức màn tâm hồn của mình lên và cho bạn thấy rằng họ là những kẻ phân biệt chủng tộc bạo lực và những người hung hăng theo chủ nghĩa giai cấp, rằng họ là những kẻ chống Do Thái và họ tin rằng những kẻ hãm hiếp, cướp bóc và chặt đầu trẻ sơ sinh theo đúng nghĩa đen là tương đương về mặt đạo đức với những kẻ không làm như vậy.

Chúa Giêsu đã nói: “Vì lòng dạ có đầy tràn mới trào ra môi miệng (For out of the abundance of the heart, the mouth speaks)”. Sa-lô-môn cũng dạy rằng “miệng kẻ ác giấu sự hung bạo”.

Richard Weaver đã viết rằng “ý tưởng luôn uôn có hậu quả”.

Có lẽ chúng ta nên bắt đầu nghe theo lời nói của những người này và ngừng bào chữa cho sự định kiến ngu ngốc của họ về chủng tộc, giai cấp, màu da và quốc tịch như là cường điệu. Với những nhà lãnh đạo như thế này đang kiểm soát các trường đại học, phương tiện truyền thông, tòa án và Quốc hội của chúng ta, Galveston rốt cuộc có thể không còn xa Gaza đến thế./.


Tác gỉa Everett Piper, viết chuyên mục cho The Washington Times và là cựu chủ tịch trường đại học

https://www.washingtontimes.com/news/2023/oct/22/woke-liberals-arent-hiding-their-hatred-anymore/

 

Friday, October 20, 2023

 2023-10-20 

Thỏa thuận nhận tội của Sidney Powell chứng minh Công tố viên Quận Fulton đã bày trò để có được Trump

(The Federalist, 20/10/2023)

Luật sư và cựu cố vấn của Trump, bà Sidney Powell, hôm thứ Năm đã nhận tội sáu tội tiểu hình về âm mưu cố ý can thiệp vào việc thực hiện nhiệm vụ bầu cử. Theo Đạo luật dành cho người phạm tội lần đầu của Georgia, thỏa thuận nhận tội của Powell sẽ dẫn đến việc xóa bỏ mọi cáo buộc hình sự sau khi bà ấy chấp hành sáu năm quản chế. Việc công tố viên Quận Fulton chấp nhận những tội tiểu hình này khi Powell phải đối mặt với bảy tội đại hình - bao gồm cả tội danh âm mưu RICO mở rộng - xác nhận hệ thống tư pháp hình sự đã được vũ khí hóa để bắt Trump.

Việc lựa chọn bồi thẩm đoàn trong vụ án hình sự chống lại Powell dự trù ​​​​bắt đầu vào thứ Sáu với các cáo buộc chống lại bà ấy bởi đại bồi thẩm đoàn ở Quận Fulton, Georgia, vào tháng 8 năm 2023. Bản cáo trạng của đại bồi thẩm đoàn đó, dài khoảng 98 trang, buộc tội Powell và 17 bị cáo khác, bao gồm cả cựu Tổng thống Donald Trump, về khoảng 41 tội danh khác nhau. Chủ đề thống nhất của bản cáo trạng là các bị cáo đã âm mưu “thay đổi một cách bất hợp pháp kết quả cuộc bầu cử có lợi cho Trump”.

Tuy nhiên, hôm thứ Năm, Powell đã đạt được thỏa thuận nhận tội vào phút cuối với công tố viên Fani Willis của Quận Fulton, đồng ý nhận sáu tội tieeru hình theo luật Người phạm tội lần đầu (First Time Offender) của Georgia. Theo luật này, Powell sẽ phải chịu 6 năm quản chế, sau đó các cáo buộc hình sự sẽ được xóa bỏ, khiến Powell không có tiền án tiền sự. Là một phần của thỏa thuận nhận tội, Powell cũng phải làm chứng trung thực trong các phiên tòa hình sự sắp tới đối với các bị cáo khác. Cựu cố vấn của Trump cũng phải viết thư xin lỗi người dân Georgia và trả gần 10.000 USD tiền phạt và bồi thường.

Ở một khía cạnh nào đó, thỏa thuận của Powell giống với thỏa thuận “chuyển hướng trước khi xét xử” ngọt ngào mà Hunter Biden đã đàm phán với văn phòng công tố Delaware, nhưng sau đó đã tan vỡ. Nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa hai thỏa thuận: Powell chỉ đồng ý nhận tội vì Willis đã nhận được bản cáo trạng của đại bồi thẩm đoàn buộc tội Powell bảy tội đại hình. Và trong thỏa thuận nhận tội của mình, Powell đã không nhận tội đối với bất kỳ cáo buộc nào trong bản cáo trạng.

Điểm mấu chốt là thế này: Về cơ bản, Willis đã bắt Powell nhận tội bằng cách buộc tội bà ấy bảy trọng tội đại hình, bao gồm tội âm mưu RICO, hai tội âm mưu gian lận bầu cử và một tội âm mưu trộm cắp máy tính, âm mưu thực hiện hành vi gian lận bầu cử, xâm phạm máy tính riêng tư và âm mưu lừa gạt tiểu bang. Với bồi thẩm đoàn được chọn lọc từ Quận Fulton xanh lè, nguy cơ bị kết án dù chỉ một trong các tội nghiêm trọng và hậu quả là bà ấy bị mất giấy phép hành nghề luật, sẽ là hậu quả quá lớn đối với bất kỳ bị cáo nào - đặc biệt là khi thỏa thuận nhận tội chỉ liên quan đến những tội nhẹ sẽ bị xóa khỏi hồ sơ của Powell sau khi bị quản chế. Trong hoàn cảnh này, sẽ thật điên rồ nếu Powell từ chối lời đề nghị nhận tội.

Nhưng lý do gì Willis lại phải đưa ra một thỏa thuận có lợi như vậy? Không có chuyện này nếu Willis thực sự tin rằng Powell đã phạm những trọng tội bị cáo buộc và Willis có bằng chứng để chứng minh điều đó. Xét cho cùng, không phải lời khai của Powell là cần thiết để xác định các tội danh khác đối với các bị cáo khác.

Vậy tại sao lại để Powell ra đi với một cú đánh nhẹ vào cổ tay nếu Powell phạm trọng tội như đã bị buộc tội? Câu trả lời có vẻ rõ ràng: Powell không phạm trọng tội và Willis chưa bao giờ nghĩ rằng Powell có tội. Nhưng Willis đã buộc tội Powell quá mức để bổ sung lực hấp dẫn vào các tuyên bố được cho là về âm mưu bầu cử và đưa ra lời đề nghị cho một thỏa thuận nhận tội nhẹ đối với người vi phạm lần đầu, một lời đề nghị quá tốt để từ chối.

Công tố viên Quận Fulton đã chơi trò tương tự với một bị cáo khác, Scott Hall, người đã đạt được thỏa thuận tương tự với người phạm tội lần đầu vào tháng trước. Vẫn còn phải xem bao nhiêu bị cáo khác Willis sẽ tìm cách ép buộc nhận tội bằng cách sử dụng âm mưu này, nhưng nó khó có thể có tác dụng đối với một số bị cáo vì những tội mà họ đang bị buộc tội là những tội không đúng luật.

Ví dụ: các cáo buộc mà Willis đưa ra chống lại các đại cử tri thay thế và các luật sư cố vấn cho chiến dịch tranh cử của Trump về việc bổ nhiệm các đại cử tri thay thế sẽ không bao giờ được đưa đến bồi thẩm đoàn vì việc nêu tên các đại cử tri thay thế là hoàn toàn hợp pháp và là cách chính đáng để bảo vệ Trump nếu những thách thức pháp lý của ông đối với cuộc bầu cử Georgia thành công. Luật sư Kenneth Chesebro đã đưa ra chính xác lập luận đó vào tuần trước, và trong khi Thẩm phán Scott McAfee của Tòa Thượng thẩm Quận Fulton bác bỏ lập luận đó, Chesebro có thể phản đối quyết định đó khi kháng cáo. Tuy nhiên, liệu Chesebro sẽ chấp nhận một thỏa thuận nhận tội hay không vẫn còn phải xem. Nhưng ngay cả khi Chesebro nhận tội thì cũng chỉ cần một bị cáo đứng vững để phá bỏ giả thuyết bầu cử giả.

Tuy nhiên, bằng cách buộc tội các bị cáo nhiều trọng tội, Willis đã khiến họ cực kỳ khó có cơ hội bị kết án. Và bà ấy (Willis) có thể sẽ hài lòng với lời nhận tội tiểu hình của mọi người- cho đến khi bà ấy bắt được Trump - chứng minh rằng Willis không chỉ vũ khí hóa hệ thống tư pháp hình sự. Bà ấy đã chơi kiểu hạt nhân (phá vỡ quy tắc).

Tác giả: Margot Cleveland là một nhà báo điều tra và nhà phân tích pháp lý, đồng thời là phóng viên pháp lý cấp cao của The Federalist

https://thefederalist.com/2023/10/20/sidney-powells-plea-proves-fulton-county-prosecutor-went-nuclear-to-get-trump/

Saturday, October 14, 2023

 2023-10-14 

Trump có thể thắng và phải cảm ơn đảng Dân Chủ

(RealClearPolitics, 14/10/2023)

Cựu Tổng thống Trump đã dẫn trước một chút trong chỉ số trung bình của các cuộc thăm dò RealClearPolitics kể từ khoảng ngày 11 tháng 9. Mặc dù vị trí dẫn đầu của ông nằm trong giới hạn sai sót, nhưng các đảng viên Đảng Dân chủ cảm thấy bối rối khi biết Biden đang đấu tranh chống lại Trump. Họ không ngừng chỉ trích, hai lần luận tội và bốn lần truy tố Trump, nhưng sự ủng hộ của ông ngày càng tăng. Nhưng đảng Dân chủ không nên ngạc nhiên. Ở những khía cạnh quan trọng, Trump phải cảm ơn họ vì sức mạnh hỗ trợ của ông.

Trong một cuộc bầu cử luôn có nhiều chuyển động và còn sớm, nhưng sự ủng hộ hiện tại của Trump về cơ bản đến từ ba nhóm: (1) Những người biết, yêu và nhớ ông; (2) những người có thể không nhớ ông nhưng lại nhớ năm 2019 hòa bình và thịnh vượng; (3) và những người tin rằng đảng Dân chủ đang làm hỏng hệ thống tư pháp của chúng ta để đàn áp một đối thủ chính trị. Kể từ năm 2020, các đảng viên Đảng Dân chủ đã củng cố sự ủng hộ dành cho Trump với hai nhóm đầu tiên đến mức bạn phải tự hỏi liệu đó có phải là cố ý hay không – và sau đó họ đã tạo ra nhóm thứ ba theo đúng nghĩa đen.

Đảng Dân chủ đã không nỗ lực biến cải những người trung thành với Trump - (đó là) những người bảo thủ miền trung nước Mỹ (flyover country- các tiểu bang giữa 2 bờ đông và tây), những người có quan điểm truyền thống về Chúa, đất nước và gia đình. Trong số những sự viện dẫn khác, Biden đã chỉ trích những cử tri này là “một phong trào cực đoan không chia sẻ niềm tin cơ bản về nền dân chủ của chúng ta: phong trào MAGA.” Đó sẽ là tất cả những người Mỹ vẫy cờ tại các cuộc biểu tình của Trump.

Sau khi coi những người ủng hộ Trump là một “đám xấu xa” vào năm 2016, cựu ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton gần đây đã mạnh mẽ hơn, gọi họ là “những tín đồ cần phải chính thức tẩy não”.

Chỉ cần nói rằng, những cử tri này sẽ không đi đâu cả. Họ không có nơi nào để đi.

Và ai mà không nhớ lạm phát thấp, lãi suất thấp, tỷ lệ thất nghiệp thấp, biên giới an toàn, đô thị yên tĩnh, hòa bình nổ ra ở Trung Đông và không ai nghiêm túc suy ngẫm về Thế chiến III. Bạn cảm thấy hoài niệm khi nghĩ về nó. Đại dịch đã tạm dừng lại, nhưng lẽ ra chúng ta có thể quay trở lại mức độ hòa bình và thịnh vượng trước đại dịch, khi nó chấm dứt. Trên thực tế, vào cuối nhiệm kỳ của Trump, nền kinh tế đã sẵn sàng cho một đợt phục hồi lớn.

Nhưng việc chính quyền Biden chi tiêu quá mức, chống lại các chính sách năng lượng ở Mỹ, an ninh biên giới lỏng lẻo và chính sách đối ngoại hoàn toàn kém cỏi, đã nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho tất cả những điều đó. Bạn thực sự không thể đổ lỗi cho mọi người vì muốn quay trở lại thời kỳ mà thuế thấp hơn, giảm bớt các quy định hành chính, tập trung vào sản xuất năng lượng trong nước và một chính sách đối ngoại mạnh mẽ và có năng lực đã dẫn đến hòa bình và thịnh vượng. Đảng Dân chủ đã thể hiện rõ ràng rằng đó không phải là chính sách của họ - đó là của Trump.

Trong khi các đảng viên Đảng Dân chủ xứng đáng nhận được công lao đáng kể về sức mạnh của Trump với hai nhóm cử tri đầu tiên, thì họ xứng đáng nhận được tất cả công lao dành cho nhóm thứ ba. Nhóm này chỉ tồn tại vì Đảng Dân chủ đang truy tố một đối thủ chính trị vì những lý do chính trị trắng trợn.

[Tóm tắt, chính đảng Dân Chủ tạo ra 3 nhóm cử tri sẽ không bỏ phiếu cho họ - NVV]

Không có tổng thống hoặc cựu tổng thống nào bị truy tố cho đến năm trước bầu cử này khi bốn công tố viên riêng biệt của Đảng Dân chủ nhắm mục tiêu và đưa ra các cáo buộc đáng ngờ về pháp lý đối với một cựu tổng thống - người cũng là ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa cho chức tổng thống. Trong khi các chuyên gia của cả hai đảng đặt câu hỏi về những vận dụng pháp lý được sử dụng để theo đuổi những cáo buộc này, thì cuộc thăm dò cho thấy rằng người dân Mỹ có thể tự mình nhìn thấu lớp vỏ hợp pháp mỏng manh này. Họ biết rằng sẽ không có đảng viên Đảng Dân chủ nào bị buộc tội hình sự nếu họ làm những gì Đảng Dân chủ cho rằng Trump đã làm. Trên thực tế, chưa có ai từng như vậy.

Có một video YouTube dài 24 phút quay cảnh các đảng viên Đảng Dân chủ phủ nhận kết quả bầu cử mà không sợ bị truy tố.

Tổng thống Biden đã có những tài liệu tuyệt mật từ thời còn là Phó Tổng thống - thứ mà ông không có quyền sở hữu - nằm trong gara của mình (và những nơi khác) mà không sợ bị truy tố.

Nhân viên của Hillary Clinton đã sử dụng một chương trình phần mềm có tên “BleachBit” để xóa dữ liệu khỏi máy chủ máy tính của bà chứa hàng nghìn email chính phủ mà bà không có quyền sở hữu - bao gồm cả những email tuyệt mật. Giám đốc FBI James Comey cho biết vào thời điểm đó rằng “mặc dù có bằng chứng về những vi phạm tiềm ẩn liên quan đến việc xử lý thông tin mật, nhưng phán quyết của chúng tôi là không có công tố viên hợp lý nào sẽ đưa ra một vụ việc như vậy”. Cử tri có thể tự hỏi liệu các quy luật của lý trí có thay đổi hay không.

Có lẽ trong trường hợp ngớ ngẩn nhất, một công tố viên New York ghét Trump, người đã hứa nhắm vào ông ta, đang đe dọa phá hủy công việc kinh doanh của gia đình Trump vì bị cáo buộc đã phóng đại giá trị tài sản để vay vốn. Không thể chối cãi rằng các khoản vay không bao giờ bị vỗ nợ, được trả hết đầy đủ và không có người cho vay nào phàn nàn rằng họ đã bị lừa.

Tất nhiên là không. Bất kỳ người Mỹ nào đã mua nhà đều biết rằng việc bạn nói với người cho vay rằng bạn nghĩ ngôi nhà đó có giá trị như thế nào không quan trọng. Các ngân hàng không cho vay dựa trên đánh giá của người đi vay về giá trị tài sản. Các ngân hàng thực hiện thẩm định độc lập và cho vay dựa trên thẩm định của chính họ.

Bạn không cần phải thấy Trump là một nhân vật có thiện cảm để biết rằng việc hy sinh tính hợp pháp của hệ thống tư pháp của chúng ta để tiêu diệt một đối thủ chính trị sẽ đe dọa điều mà Biden gọi là “niềm tin cơ bản của nền dân chủ của chúng ta”.

Sự lạm dụng rõ ràng này cũng đã củng cố sự ủng hộ của những người ủng hộ Trump khác, ngăn cản họ chuyển sang ứng cử viên chính khác. Một số người coi đây là kế hoạch của Đảng Dân chủ nhằm củng cố Trump trong cuộc bầu cử sơ bộ vì họ tin rằng ông là ứng cử viên mà họ có thể đánh bại. Cá nhân tôi tin rằng vào thời điểm này, Đảng Dân chủ bị thúc đẩy bởi lòng căm thù mù quáng hơn là lý trí. Tuy nhiên, nếu đó là kế hoạch của họ thì đó là một kế hoạch mạo hiểm.

Hãy nhớ rằng chúng ta bầu tổng thống thông qua cử tri đoàn chứ không phải bằng lá phiếu phổ thông. Cử tri Đảng Dân chủ tập trung ở các khu đô thị đông dân cư ở các bang xanh, thúc đẩy tỷ lệ phiếu bầu của Đảng Dân chủ ở các bang đó. Nhưng việc giành được 51% số phiếu phổ thông của một bang không tạo ra nhiều số phiếu cử tri đoàn hơn là khi giành được 100%. Các ứng cử viên tổng thống thất bại nhưng lại thắng phiếu phổ thông như Al Gore và Hillary Clinton có thể chứng thực điều này.

Vì vậy, tỷ lệ phiếu phổ thông bằng nhau (như được phản ánh trong cuộc thăm dò hiện tại) là điềm báo tốt cho cơ hội của Trump. Kết hợp những người nòng cốt của Trump và những người hoài niệm về năm 2019 với những cử tri chống lại cuộc đàn áp chính trị có thể đủ để bầu lại tổng thống thứ 45 của chúng ta làm tổng thống thứ 47 của chúng ta. Nếu vậy, chúng ta sẽ phải cảm ơn một số công tố viên Đảng Dân chủ đã phản ứng thái quá.


By Andy Puzder

https://www.realclearpolitics.com/articles/2023/10/14/trump_might_win_and_have_dems_to_thank_149902.html

 2023-10-14 

Tại sao đám "thức tỉnh" ủng hộ Hamas

(RealClearPolitics, 14/10/2023)

Sau cuộc tấn công dã man vào Israel, nhiều người Mỹ đã bị sốc, tức giận và ghê tởm khi thấy các tổ chức thức tỉnh bày tỏ bất cứ điều gì khác ngoại trừ việc lên án Hamas. Trong khuôn viên trường và trong cộng đồng của chúng ta, sinh viên và các tổ chức như Black Lives Matter đã bày tỏ sự ủng hộ đối với những kẻ đồ tể giết người Do Thái. Trong khi đó, quá nhiều lãnh đạo trường, trước đây nhanh chóng lên án ngay cả một chút phân biệt chủng tộc, hầu như không thể lên án thậm chí yếu ớt đối với hành động man rợ như vậy. Nhiều người Mỹ thấy mình lắc đầu thất vọng.

Sự mù quáng này đến từ đâu? Tại sao có quá nhiều người tự coi mình là người thập tự chinh vì công lý lại sai lầm đến vậy?

Đó là một câu chuyện phức tạp. Nhưng một phần quan trọng của câu chuyện đó là cách mà quyền công dân, vốn bắt đầu như một lý tưởng, đã trở thành một hệ tư tưởng. Cuối cùng, hệ tư tưởng đó đã di căn thành “chống phân biệt chủng tộc”, một học thuyết pháp lý cấp tiến mà học giả John McWhorter cho rằng không gì khác hơn là một “tôn giáo” thế tục. Nguyên nhân cao cả một thời của quyền công dân đã thay đổi. Không còn chỉ đơn thuần là chấm dứt các hành vi phân biệt đối xử cụ thể trong bầu cử, việc làm và chỗ ở công cộng, nó đã trở thành một chiến dịch khắc phục những sai trái của chế độ nô lệ, Jim Crow và di sản còn sót lại của chế độ phân biệt chủng tộc trong thể chế. Theo quan điểm của những người cấp tiến trong thế kỷ 21, điều này kéo theo sự biến đổi của nước Mỹ và thế giới. Đó là lời nhắc nhở rằng ngay cả những điều tốt nếu làm sai cách hoặc làm quá mức cũng có thể trở nên tồi tệ.

Đạo luật Dân quyền năm 1964 quy định việc phân biệt đối xử với ai đó vì “chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hoặc nguồn gốc quốc gia của họ” là bất hợp pháp. Trong những thập kỷ tiếp theo, chúng tôi đã bổ sung thêm nhiều danh mục hơn, đặc biệt là tình dục, khuyết tật và bản dạng giới. Những hạng mục đó là “các tầng lớp được bảo vệ” trong pháp luật. Nhưng chẳng bao lâu sau, phạm trù pháp lý đã chuyển thành phạm trù đạo đức. Một số người được coi là có sự bảo vệ đặc biệt. Trong những thập kỷ kể từ năm 1964, chúng ta đã tạo ra một bộ máy quan liêu ngày càng mở rộng và có ảnh hưởng hơn bao giờ hết gồm những người lao động DEI (Diversity, Equity, and Inclusion - Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập) chuyên trách nhiệm vụ này.

Nhưng có một vấn đề, đặc biệt là khi số lượng các tầng lớp được bảo vệ ngày càng tăng và khi số lượng người Mỹ không phải da trắng ngày càng tăng. (Khi Đạo luật Dân quyền năm 1964 được thông qua, người da trắng chiếm khoảng 88% dân số. Ngày nay con số này là khoảng 60%.) Phải làm gì khi một thành viên của một tầng lớp được bảo vệ lại đi ngược đãi hoặc phân biệt đối xử với người khác? Trích dẫn một ví dụ khét tiếng, nhà hoạt động dân quyền thời kỳ đầu Stokely Carmichael nói rằng “vị trí duy nhất dành cho phụ nữ trong SNCC [Ủy ban điều phối bất bạo động dành cho sinh viên] là dễ bị tổn thương”. Vì vậy, Carmichael vừa là người đấu tranh chống lại sự phân biệt chủng tộc, vừa là một con lợn phân biệt giới tính.

Khi một thành viên của một giai cấp được bảo vệ phân biệt đối xử với một giai cấp khác hoặc tán thành sự cố chấp [không dung thứ] chống lại một giai cấp khác, điều đó có nguy cơ làm suy yếu nền tảng (framework) lớn hơn mà theo đó, về cơ bản, “những kẻ áp bức” luôn là Bull Connor [một giới chức phân biệt chủng tộc]. Nó sẽ làm suy yếu cách tiếp cận của DEI đối với việc thực thi luật dân quyền vốn tập trung vào các trường hợp phân biệt đối xử cá nhân hơn là vào nỗ lực lớn nhằm thay đổi sự chênh lệch quyền lực giữa các chủng tộc. Đó là lý do tại sao hệ tư tưởng về quyền công dân dựa trên ý tưởng về “tính liên thông gữa các giới (intersectionality)” - sự thừa nhận rằng một người nhất định có thể bị áp bức từ nhiều góc độ (người Mỹ gốc Phi, người châu Á, người gốc Tây Ban Nha, nữ, đồng tính nữ, chuyển giới, v.v.). Trong bất kỳ tình huống nào, ai sẽ được bảo vệ? Có lẽ, đó là người có nhiều điểm liên thông nhất, như thể đó là cách hợp lý để tổ chức xã hội - hoặc có thể là một quy mô khách quan. Hơn nữa, DEI thức tỉnh đã thúc đẩy học thuyết cho rằng tất cả các tầng lớp được bảo vệ đều ở cùng một phía trong lịch sử, bỏ qua những căng thẳng bên dưới bề mặt.

Đầu năm nay, những người cấp tiến đã bị sốc khi hội đồng thành phố Hamtramck, Michigan, có đa số người Hồi giáo cấm treo cờ Tự hào [Pride flags - cờ của giới LGBT+) trên khuôn viên thành phố. Việc một lớp người được bảo vệ [Hồi giáo] có thể không hỗ trợ lớp khác sẽ không nằm trong nhãn quan của người "thức tỉnh". Tuy nhiên, với học thuyết chính thống của Hồi giáo về tình dục, không ai ngạc nhiên. Nói cách khác, những người cấp tiến thức tỉnh ủng hộ người Hồi giáo không phải vì họ theo đạo Hồi mà vì đám thức tỉnh đã giao cho họ vai trò “những người bị áp bức”. Chấm dứt sự áp bức của họ là “lề phải” của lịch sử. Họ dường như rất ngạc nhiên khi thấy rằng lịch sử rất phức tạp.

Do đó, chuyển sang cuộc tàn sát người Do Thái ở Israel của Hamas, ý tưởng cho rằng người Palestine có thể là những con quái vật về đạo đức thì lại xung đột với sự tiến bộ của phe "thức tỉnh". Lý do những người Do Thái không còn được coi là thiểu số, nghĩa là không còn có thể đươc bảo vệ chống phân biệt đối xử và áp bức - là vì người Do Thái đang sống rất tốt trong thế giới hậu Holocaust. (Một quá trình song song đang diễn ra với người Mỹ gốc Á ngày nay.) Khi người Palestine đánh dấu nhiều ô áp bức hơn người Do Thái, thì chắc chắn Hamas và dân tộc đã bầu họ lên nắm quyền, không thể chịu trách nhiệm về những tội ác chống lại loài người, bất chấp tất cả những bằng chứng ngược lại.

Hy vọng lớn hơn của phong trào thức tỉnh là biến đổi nước Mỹ và thế giới về cơ bản. Lịch sử là một ghi chép buồn bã, đầy tính tàn bạo, bi kịch và man rợ. Khó có thể trách người ta đã ước rằng tương lai sẽ ít đẫm máu hơn quá khứ. Nhưng nếu mặt bi kịch của đời người là do những mâu thuẫn tất yếu trong thân phận con người thì chủ nghĩa duy tâm như vậy luôn có xu hướng chuyển sang ghét nhân loại. Có một bài học đạo đức sâu sắc trong câu chuyện Satan là một thiên thần sa ngã. Nếu những tính toán về mặt đạo đức luôn phức tạp, và nếu nhiều quyết định chính trị quan trọng luôn mang tính bi thảm (công lý cho người này kéo theo sự bất công cho người khác), thì các ghi chép lịch sử có thể sẽ vẫn còn trong tương lai giống như trong quá khứ. Từ góc nhìn của một người ngoài cuộc nhìn vào lịch sử Trung Đông, cả người Do Thái và người Hồi giáo đều có yêu sách đối với Jerusalem (cũng như những người theo đạo Thiên chúa). Nhưng từ quan điểm của mỗi người, bất kỳ giải pháp nào thực sự làm hài lòng một người chắc chắn sẽ có vẻ giống như sự đầu hàng đối với nhiều người trong nhóm kia. Theo thời gian, gần như không thể tránh khỏi, bất kỳ sự thỏa hiệp nào cũng sẽ bị phá vỡ, có thể là một cách bạo lực. Đó là khía cạnh bi thảm của chính trị.

Nói cách khác, những kẻ thức tỉnh ngày nay kết hợp lòng căm thù phân biệt chủng tộc với mong muốn triệt để về một tương lai không tưởng. Và người Do Thái đang cản trở dự án đó. Đó hầu như không phải là một bước ngoặt mới lạ trong lịch sử. Hitler gọi Holocaust là “Giải pháp cuối cùng”. Chính xác hơn, đó là “Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái”. Giống như những người tiến bộ ngày nay, Hitler có hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn: “Tôi tin vào sự hiểu biết chắc chắn giữa các dân tộc, điều này sớm hay muộn sẽ đến. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì trong việc mang lại sự hợp tác giữa các quốc gia, dựa trên sự hiểu biết lâu dài, cho đến khi sự sinh sôi nẩy nở người Do Thái bị loại bỏ.” Karl Marx đã nói điều gì đó tương tự. Trong bài tiểu luận về “Vấn đề Do Thái”, Marx nói rằng sự tiến bộ sẽ không diễn ra cho đến khi người Do Thái ngừng là người Do Thái. Hiến chương Hamas thể hiện một phiên bản tương tự về ngày tận thế của người Hồi giáo. Tất cả sẽ là hòa bình, sung túc và hài hòa trên trái đất nếu không có những người Yid can thiệp.

Cho phép sự đa dạng về tôn giáo và sắc tộc là cho phép một thế giới trong đó những chia rẽ và lựa chọn bi thảm vẫn là nền tảng của chính trị, với những hậu quả khủng khiếp mà chúng nhất thiết phải kéo theo. Thừa nhận sự cần thiết của một Israel của người Do Thái là từ chối sự tiến bộ toàn diện chỉ thông qua các phương tiện của con người (trái ngược với thần thánh). Thay vì thừa nhận điều đó, nhiều người cấp tiến ở Mỹ chọn cách đổ lỗi cho người nói sự thật (shoot the messenger), hoặc, như trong trường hợp này, ủng hộ những ai sẽ làm vậy (đổ lỗi..).

Tác giả: Richard Samuelson là một nhà sử học người Mỹ, đồng thời là phó giáo sư về chính quyền tại trường Hillsdale College,, Washington, D.C..

https://www.realclearpolitics.com/articles/2023/10/14/why_the_woke_support_hamas_149903.html

Friday, October 13, 2023

 2023-10-13   

Những thách thức chính của Biden nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì người trong cuộc ở DC nghĩ

(By John Nichols, tuần báo The Nation 13/10 - 6/11/2023)

Lần cuối cùng một tổng thống đương nhiệm của Đảng Dân chủ phải đối mặt với thách thức chính từ một thành viên Đảng Dân chủ đang ngồi trong Quốc hội là 43 năm trước. Nó đã không kết thúc tốt đẹp. Jimmy Carter đã đánh bại Ted Kennedy để giành được đề cử sau khi thua hàng chục cuộc tranh cử sơ bộ, bao gồm cả cuộc tranh cử ở New York và California. Mùa thu năm đó, Carter mất chức tổng thống vào tay Ronald Reagan của đảng Cộng hòa.

Lần cuối cùng một tổng thống đương nhiệm của Đảng Dân chủ phải đối mặt với thách thức chính từ một nhân vật nổi tiếng, người đã đưa ra những phản đối rõ ràng đối với chính sách đối ngoại của tổng thống đó từ góc độ phản chiến 55 năm trước. Lần đó cũng không kết thúc tốt đẹp. Lyndon Johnson quá xấu hổ vì thể hiện yếu kém trước Eugene McCarthy trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống ở New Hampshire năm 1968, và bị chấn động trước việc Robert F. Kennedy gia nhập cuộc đua của đảng Dân chủ, đến nỗi ông đã từ bỏ nỗ lực tái tranh cử. Sự ra đi muộn màng của Johnson đã khiến đảng rơi vào tình trạng hỗn loạn khi đảng này vấp phải thất bại vào tháng 11 dưới tay một ứng cử viên Đảng Cộng hòa mà người Mỹ trước đó đã từ chối: Richard Nixon.

Quá trình chính trị không ngừng phát triển và quá khứ được hiểu tốt nhất là mang tính tham vấn hơn là mang tính dự đoán - chứ chưa nói đến mang tính nhất định.

Nhưng Joe Biden, một tổng thống già nua phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và có số phiếu thăm dò ảm đạm ngay cả trong chính đảng của ông, giờ đây phải đối mặt với thách thức chính từ một thành viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội và từ một tác giả có sách bán chạy nhất, người tập trung phê phán chính sách đối ngoại của ông.

Đúng là dân biểu Dean Phillips, đảng viên Đảng Dân chủ 54 tuổi của bang Minnesota, người hôm thứ Sáu đã chính thức phát động cái mà ông thừa nhận là “chiến dịch vào phút cuối” chống lại Biden, dường như chủ yếu dựa trên những lập luận không quá tế nhị rằng người đương nhiệm đã quá già và quá dễ bị tổn thương để được đề cử năm 2024. Nhưng Phillips rất giàu có, ông ta đã thuê một số chiến lược gia lành nghề và ông ta đã quyết định sáng suốt đánh cược vào cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire để kiểm tra khả năng thu hút của mình đối với “đa số đã cạn kiệt” ở một tiểu bang mà tên của Biden sẽ không có trong lá phiếu của Đảng Dân chủ.

Phillips, một người có quan điểm trung dung, chia sẻ nhiều quan điểm với tổng thống, không tham gia tranh cử với tư cách là người chỉ trích gay gắt Biden. Ông thực sự đã ca ngợi tổng thống trong thông báo tranh cử của ông vào thứ Sáu. Ông chỉ nói: “Tôi nghĩ đã đến lúc thế hệ mới phải trỗi dậy”. Và Phillips cảnh báo rằng, nếu một ứng cử viên thế hệ tiếp theo không được đảng Dân chủ đề cử, đảng sẽ mắc kẹt với một người đương nhiệm có điểm yếu tạo ra “nguy cơ không thể chấp nhận được là Trump sẽ quay lại Nhà Trắng”.

Ngay cả khi chiến lược khen ngợi đối thủ mà ông ta đang đối đầu là khác thường, ông vẫn đang khai thác những nỗi sợ hãi thực sự về Biden; các cuộc thăm dò liên tục cho thấy rằng đa số rõ ràng đảng viên Đảng Dân chủ, cùng với phần lớn những người độc lập có thể bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, lo ngại rằng trên thực tế, Biden đã quá già để tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Vì vậy, dù thích ông ấy (Phillips) hay không, thích thông điệp của ông ấy hay không, ông ấy vẫn có khả năng đạt được phần nào sức thu hút ở New Hampshire và có lẽ là cả các tiểu bang khác.

Tất nhiên, Phillips đang chạy lên dốc. Và tác giả Marianne Williamson, ứng cử viên Đảng Dân chủ năm 2020, người đang thực hiện chiến dịch tranh cử năm 2024 nhằm thách thức Biden từ cánh tả cũng vậy. Kể từ khi tuyên bố là ứng cử viên thứ hai vào tháng 3, Williamson đã phải vật lộn để thu hút được sự chú ý nghiêm túc. Nhưng sự chia rẽ nảy sinh trong Đảng Dân chủ về cách tiếp cận của Biden với Israel và Palestine nói riêng, cũng như chính sách đối ngoại nói chung, đã tạo cơ hội cho Williamson làm một ứng cử viên phản chiến thay thế người đương nhiệm.

Điều đó ít nhất có thể thu được một cuộc bỏ phiếu phản đối đáng kể từ các đảng viên Đảng Dân chủ và những người độc lập dưới 35 tuổi - một nhóm mà cuộc thăm dò cho thấy rất ủng hộ lệnh ngừng bắn trong cuộc giao tranh giữa Israel và Hamas, và theo một cuộc khảo sát gần đây của Quinnipiac, họ phản đối viện trợ quân sự mới cho Israel với tỷ số 51-39. Điều đó cho thấy có chỗ cho thông điệp của Williamson, một người Mỹ gốc Do Thái, người bày tỏ sự kinh hoàng trước cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 nhằm vào Israel và  trước việc Israel ném bom dân thường Palestine ở Gaza. Williamson cảnh báo: “Tình hình ở Trung Đông, nếu không được kiểm soát, có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba”. “Vụ ném bom phải kết thúc. Chúng ta cần một lệnh ngừng bắn. Và cam kết của Tổng thống Biden với Israel không nên bao gồm ngày càng nhiều cam kết về vũ lực, ngày càng cam kết về hành động quân sự, ngày càng nhiều cam kết như gửi tàu - như là để bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng ta, hoặc thậm chí của họ (Israel).

Các chiến lược gia và chuyên gia của đảng Dân chủ chắc chắn sẽ tiếp tục bác bỏ Phillips và Williamson — cùng với một ứng cử viên nổi tiếng khác là Cenk Uygur, người dẫn chương trình “The Young Turks”, một nhân vật truyền thông cấp tiến thẳng thắn, người đã tuyên bố ra tranh cử, bất chấp thực tế là ông không sinh ra ở Mỹ, ông phải đối mặt với những trở ngại trong việc đáp ứng  các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất hiện trong các cuộc bỏ phiếu sơ bộ.

Đây là thời điểm vô cùng hỗn loạn, số phiếu của Biden yếu và không ổn định ngay cả trong chính đảng của ông ấy, và theo đánh giá của người dẫn chương trình MSNBC Joe Scarborough về các cuộc trò chuyện riêng tư với các đảng viên Đảng Dân chủ, khi nói đến Joe Biden, mọi người nói, “Trời ơi, ông ấy quá già để tranh cử."

Chúng ta đang ở thời điểm mà giữa tất cả những cuộc nói chuyện vui vẻ về “Bidenomics” và tất cả những suy ngẫm sâu sắc về “kinh nghiệm” của tổng tư lệnh trên trường thế giới, hoàn cảnh có thể nhanh chóng chống lại tổng thống. Đó hẳn là nguyên nhân gây ra sự lo lắng — hãy gọi đó là “mối lo ngại”, hãy gọi đó là “hoảng loạn” —trong số những đảng viên Đảng Dân chủ chọn thành thật với chính mình.

Những người liên quan đến chiến dịch “Step Side Joe” do Roots Action tài trợ, lập luận rằng, “Theo quan điểm của cuộc thăm dò mới đáng ngại của Harvard CAPS-Harris cho thấy Biden kém Trump 6 điểm, và trước cách xử lý mù quáng của tổng thống đối với cuộc khủng hoảng ngày càng nguy hiểm ở Trung Đông, chiến dịch Step Side Joe tiếp tục kêu gọi Biden tránh sang một bên để nhường chỗ cho sự lãnh đạo mới của đảng Dân chủ và một quy trình bầu cử sơ bộ tổng thống cởi mở. Viễn cảnh kinh hoàng về việc Trump trở lại nắm quyền khẩn cấp kêu gọi một tấm vé Đảng Dân chủ mạnh mẽ hơn.”

Vào thời điểm này, có rất ít lý do để tin rằng Biden sẽ bước sang một bên. Nhưng có lý do để tin rằng ông ấy có thể gặp khó khăn trong các cuộc bầu cử sơ bộ - mặc dù Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ đã cố gắng tạo mọi điều kiện dễ dàng cho ông ấy. Ví dụ: trong khi cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire đã bị DNC gạt ra ngoài lề, các quan chức của New Hampshire sẽ tiến hành cuộc bỏ phiếu đầu tiên trên toàn quốc vào đầu năm tới. Biden đã thông báo trong tuần này rằng ông sẽ không ghi tên mình vào lá phiếu ở tieru bang Granite (New Hampshire), nhưng các đảng viên Đảng Dân chủ khác sẽ làm.

Williamson đã hoạt động ở New Hampshire trong nhiều tháng. Bà có một trụ sở chính và một lực lượng ủng hộ. Không có nhiều cuộc thăm dò ý kiến ​​tốt từ tiểu bang đó, đặc biệt là kể từ khi Robert F. Kennedy Jr. ngừng vận động tranh cử ở đó với tư cách là đảng viên Đảng Dân chủ và tuyên bố sẽ tranh cử tổng thống với tư cách là một đảng viên độc lập. Nhưng các cuộc khảo sát từ khi Kennedy vẫn còn tranh cử (trong đảng) cho thấy có  tới 30%  cử tri tiềm năng ở vòng sơ bộ của đảng Dân chủ từ chối cho biết họ sẽ bỏ phiếu cho Biden. Cuộc thăm dò quốc gia mới nhất - chưa có sự góp mặt của Phillips - mang lại cho Williamson 11% ủng hộ, không xa ngưỡng 15%  mà bà ấy cần vượt qua để bắt đầu có được đại biểu cho Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ vào năm tới. Nếu bà ấy tiếp tục đóng khung (lập trường) ứng cử của mình xung quanh lời kêu gọi ngừng bắn, những con số đó có thể tăng lên - đặc biệt là ở các tiểu bang theo chủ nghĩa tự do hơn với lượng lớn cử tri trẻ, bao gồm cả New Hampshire, với nhiều trường đại học - và bà ấy có thể làm mọi thứ thay đổi.

Điều tương tự cũng xảy ra với Phillips, người đang thực hiện một vở kịch lớn ở New Hampshire - được khởi động bằng chuyến tham quan bằng xe buýt qua nhiều thành phố của ứng cử viên và một chiến dịch quảng cáo phức tạp trên truyền hình nhằm tô vẽ kẻ thách thức như một giải pháp thay thế “an toàn” cho người đương nhiệm.

Biden, người có chiến dịch tranh cử được tài trợ tốt và được sự ủng hộ rộng rãi của các đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu, cho đến nay vẫn là người có khả năng giành được đề cử của Đảng Dân chủ cao nhất. Sẽ thật ngớ ngẩn nếu đề nghị (người) khác. Nhưng những người ủng hộ Biden, những người tưởng tượng rằng tổng thống có thể bỏ qua cuộc bầu cử sơ bộ và chỉ đơn giản hướng đến tháng 11 năm 2024 — với những động thái như quyết định bỏ tên ông ấy ra khỏi cuộc bỏ phiếu ở New Hampshire — đang làm việc không có lợi ứng cử viên của họ.

https://www.thenation.com/article/politics/biden-primary-dean-phillips/

Monday, October 9, 2023

 2023-10-09 

Ảo tưởng trong Nhà Trắng. Đổ máu ở Israel.

(Eli Lake, The Free Press, 9 tháng 10, 2023)

Chính quyền này nghĩ rằng nó có thể chế ngự được những kẻ hung hăng trên thế giới. Sai.

Khi các tay súng Hamas đang ở giai đoạn đầu của cuộc đột kích khiến hơn 700 người chết, 2.408 người bị thương và ít nhất 100 người bị bắt làm con tin ở Gaza, Văn phòng Hoa Kỳ về các vấn đề Palestine ở Jerusalem đã cân nhắc về nỗi kinh hoàng đang diễn ra.

Tài khoản X chính thức của văn phòng đăng : “Chúng tôi lên án một cách dứt khoát cuộc tấn công của những kẻ khủng bố Hamas và những thiệt hại về nhân mạng đã xảy ra” . “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế bạo lực và các cuộc tấn công trả đũa. Khủng bố và bạo lực không giải quyết được gì cả.”

Các nhà quan sát chính sách của Mỹ ở Trung Đông sẽ nhận ra những điểm nổi bật: thúc giục kiềm chế khi đối mặt với khủng bố; bao hàm chu kỳ bạo lực. Tiến trình hòa bình đã chết trong nhiều năm, nhưng tư duy đằng sau nó vẫn tồn tại.

Chúng ta hãy nhìn cho rõ ràng. Thời điểm của những lời nói ngoại giao tầm thường này thật kỳ cục. Đây là văn phòng chính thức của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Jerusalem, nơi làm việc với chính quyền Palestine, kêu gọi Israel kiềm chế đáp trả vụ tàn sát tồi tệ nhất đối với những người Do Thái vô tội kể từ Holocaust.

Bài viết gốc đã sớm bị xóa. Những tuyên bố sau đó của Tổng thống Biden và các cố vấn cấp cao của ông đã loại bỏ lối nói gộp chung cả hai bên và thay vào đó tập trung vào quyền tự vệ của Israel.

Tuy nhiên, chính quyền này có một vấn đề nghiêm trọng. Mặc dù phản ứng chính thức đối với cuộc tấn công là mạnh mẽ, nhưng có một khoảng cách lớn giữa lời nói của tổng thống và hành động của chính quyền ông.

Kể từ khi nhậm chức, chính quyền Biden đã thực hiện nhiều bước để giảm bớt áp lực lên Hamas và những người bảo trợ quốc tế của tổ chức này như một biện pháp khôi phục chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ như thời Barack Obama, hoàn thành với thỏa thuận hạt nhân Iran được phục hồi.

Cho đến tuần trước, chính quyền Biden coi chính sách của họ tại khu vực này là một thành công. Phát biểu tại một sự kiện của tạp chí Atlantic vào ngày 8 tháng 9, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan khoe : “Khu vực Trung Đông ngày nay yên tĩnh hơn so với hai thập kỷ qua”.

Sau cuối tuần này, chiến lược Trung Đông của chính quyền đang tan vỡ. Và sự tự ảo tưởng trong giới hoạch định chính sách đối ngoại của chúng ta là gốc rễ của vấn đề.

Hãy bắt đầu với chính sách của Biden nhằm khôi phục nguồn tài trợ của Mỹ cho sự phát triển của người Palestine sau khi chính quyền Trump chấm dứt nó. Như The Washington Free Beacon đưa tin lần đầu tiên vào tháng 8, các tài liệu nội bộ cho thấy Bộ Ngoại giao, vào năm 2021, đã bí mật tìm kiếm một ngoại lệ [exemption] cho Bộ Tài chính để giải ngân hơn 360 triệu USD cho Palestine bất chấp lo ngại rằng ít nhất một phần trong số đó sẽ đến tay Hamas. (Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao vào tháng 5 năm 2021, số tiền đó đã được chuyển đến các tổ chức nhân đạo để cung cấp, cùng với những thứ khác, nơi trú ẩn khẩn cấp, thực phẩm và chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả “hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội”.)

Nhưng câu chuyện, dựa trên các tài liệu của chính Bộ Ngoại giao và có được thông qua yêu cầu của Đạo luật Tự do Thông tin, thật đáng nguyền rủa. Một dự thảo đơn xin đặc cách [exemption] có nội dung: “Chúng tôi đánh giá có nguy cơ cao Hamas có thể thu được lợi ích gián tiếp, không chủ ý, từ sự hỗ trợ của Mỹ cho Gaza”. (Tài liệu này có đồng tác giả là Joey Hood, quyền trợ lý ngoại trưởng lúc bấy giờ phụ trách các vấn đề Cận Đông và Naz Durakoğlu, phó trợ lý ngoại trưởng lúc bấy giờ phụ trách các vấn đề lập pháp.)

Điều này đặt ra một câu hỏi rõ ràng sau cuộc tàn sát hôm thứ Bảy: phải chăng chiếc xe ủi mà Hamas dùng để phá bỏ hàng rào biên giới giữa Israel và Gaza, mở đường cho những kẻ khủng bố tràn vào các thị trấn và khu định cư của người Do Thái, được chi trả một phần bằng viện trợ phát triển của Hoa Kỳ ?

Nhưng điều đáng lo ngại hơn nữa đối với chính quyền Biden là tình hình ở Iran, quốc gia đã tài trợ và huấn luyện Hamas từ những năm 1990. Vào Chủ nhật, tạp chí Phố Wall đã vạch trần sự tham gia sâu sắc của Cộng hòa Hồi giáo vào vụ đổ máu cuối tuần này, đưa tin rằng “các quan chức an ninh Iran đã giúp lên kế hoạch cho cuộc tấn công bất ngờ vào thứ Bảy của Hamas vào Israel và bật đèn xanh cho cuộc tấn công tại một cuộc họp ở Beirut vào thứ Hai tuần trước, theo cho các thành viên cấp cao của Hamas và Hezbollah, một nhóm chiến binh khác được Iran hậu thuẫn.”

Mới tháng trước, Biden đã cho phép chuyển 6 tỷ USD doanh thu từ dầu mỏ vào tài khoản ngân hàng Iran ở Qatar để đổi lấy việc thả 5 con tin. Số tiền trước đó đã bị đóng băng vì các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran.

Không có bằng chứng nào cho thấy số tiền đó được dùng cho hoạt động của Hamas. Thật vậy, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính, Brian Nelson, đã viết trên X vào thứ Bảy để đưa ra quan điểm này. “Tất cả số tiền được giữ trong các tài khoản bị hạn chế ở Doha như một phần của thỏa thuận nhằm đảm bảo việc trả tự do cho 5 người Mỹ vào tháng 9 vẫn còn ở Doha.”

Điều đó nói lên rằng, rõ ràng số tiền chuộc trả cho Iran sẽ là nguồn tài trợ cho cuộc chiến ủy nhiệm trong khu vực chống lại Mỹ và các đồng minh của nước này. Cuộc chiến ủy nhiệm đó gần như chắc chắn sẽ liên quan đến việc giúp Hamas hoàn thiện việc sử dụng tên lửa tầm xa và máy bay không người lái sát thủ.

Chính quyền Biden giờ đây phải tính đến thực tế là họ đã đạt được thỏa thuận với người bảo trợ quan trọng và quyền lực nhất của Hamas. Những nỗ lực của Biden nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran và việc thực thi lỏng lẻo các biện pháp trừng phạt thứ cấp đã giải phóng vốn cho Cộng hòa Hồi giáo để đầu tư vào tổ chức khủng bố ủy nhiệm của mình.

Và đừng quên chiến lược của Biden với Qatar, một quốc gia ủng hộ khác của Hamas. Vào ngày 31 tháng 1 năm 2022, Tổng thống Biden đã gọi Qatar là “đồng minh lớn ngoài NATO”. Sự chỉ định này là một phần thưởng ngoại giao lớn đối với một quốc gia mà cho đến ngày nay vẫn cho phép phần lớn lãnh đạo cấp cao của Hamas, bao gồm cả nhà lãnh đạo chính trị của tổ chức này, Ismail Haniyeh, sống ở đó. (Thỏa thuận Mỹ-Qatari đó không bao gồm các điều kiện để trục xuất những người này.)

Hôm thứ Bảy, Bộ Ngoại giao Qatar đã đưa ra một tuyên bố cho biết Israel “hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng leo thang đang diễn ra”.

Phản ứng của Mỹ?

Im lặng, ngoại trừ báo cáo cho biết Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani “đồng ý duy trì phối hợp chặt chẽ”.

Xem xét nhiều bước đi sai lầm của họ, không có gì ngạc nhiên khi Tòa Bạch Ốc đang ở thế phòng thủ. Trả lời những người Cộng hòa đưa ra thỏa thuận con tin trị giá 6 tỷ USD, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Adrienne Watson cho biết hôm thứ Bảy , “Những quỹ này hoàn toàn không liên quan gì đến các cuộc tấn công kinh hoàng ngày hôm nay và đây không phải là lúc để truyền bá thông tin sai lệch.”

À đúng rồi, một trường hợp “thông tin sai lệch” khác khiến người Mỹ hiểu lầm rằng chính sách của chính phủ họ là sai lầm. Tuy nhiên, trong trường hợp này, sự lừa dối thực sự là sự lừa dối khiến rất nhiều người trong giới hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nghĩ rằng các chế độ cuồng tín như ở Tehran và Gaza có thể bị lôi kéo tham gia vào nền văn minh thế giới, nếu Mỹ có đủ kiên nhẫn, cam kết và tiền bạc,


https://www.thefp.com/p/delusion-in-the-white-house

Thursday, October 5, 2023

 2023-10-05 

Có phải 'Sự thức tỉnh vĩ đại' sắp kết thúc?

(Kristin Tate, The Messenger, 5/10/2023)

(Lời nói đầu của người dịch - The Messenger là một tờ báo cánh tả, thân vói chính quyền Obama và Biden. Mặc dầu tác giả không nói rõ, nhưng đã chứng minh các quan điểm và chính sách của hai chính quyền này về văn hóa xã hội đã đi vào thoái trào)

Nếu có một di sản vĩ đại từ nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama thì đó chính là sự ra đời của “Sự thức tỉnh vĩ đại” bắt đầu ở Ferguson, Missouri, vào năm 2014. Sau một số cáo buộc về hành động bất công của cảnh sát, phong trào “tỉnh giấc” cánh tả bùng nổ và dường như đạt đến đỉnh cao trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump vào năm 2020.

Giờ đây, hơn ba năm sau, sau những cuộc tuần hành đầy nước mắt, bạo loạn nảy lửa và vô số hành động sám hối công khai của các cơ quan chính phủ, trường cao đẳng và tập đoàn lớn, Sự Thức Tỉnh Vĩ Đại dường như đang chậm lại và có thể dẫn đến sụp đổ.

Bạn có thể đã nhận thấy sự tỉnh táo đang giảm dần. Trong năm 2020 và 2021, các thương hiệu từ Lilly Pulitzer, Target đến Bath and Body Works đã tạo ra và tiếp thị rầm rộ tất cả các loại mặt hàng in hình cầu vồng để kỷ niệm tháng Tự Hào (Pride month - tháng của giới LGBTQ+). Hộp thư đến của người Mỹ thực sự tràn ngập những email đầy nhiệt huyết từ các thương hiệu quần áo, công ty công nghệ và nhà hàng để cho mọi người biết rằng họ hoàn toàn đồng tình với các chương trình nghị sự về LGBTQ+ và Black Lives Matter.

Mọi chuyện diễn ra khác hẳn trong năm nay. Các thương hiệu đã đăng thông điệp về tháng Tự hào vào năm 2022, chẳng hạn như Lego và Miller Lite, đều im lặng. Ngay cả Navy cũng xóa tin nhắn liên quan đến Pride khỏi Instagram và Twitter.

Vậy điều gì đã thay đổi?

Có lẽ chúng ta có nhân vật tiêu biểu của TikTok là Dylan Mulvaney để cảm ơn. Bud Light dường như đã khích động sự thay đổi lớn (third rail) của người tiêu dùng trong mối quan hệ hợp tác với nhà hoạt động chuyển giới, dẫn đến tẩy chay và làm tổn hại doanh số bán hàng. Đường lối tiếp thị có thể không có ý nghĩa gì sau này, nhưng các chuyên gia tư vấn của Madison Avenue hẳn đã nghĩ rằng đó là điều thông minh nên làm vào thời điểm đó. Xét cho cùng, Bud Light đã - đã - là thương hiệu bia bán chạy nhất trong nước. Họ đưa ra giả thuyết, Anheuser-Busch InBev có thể thấy điểm ESG (chỉ số đánh giá về Evaluation, Social, và Governance) của mình tăng lên và nhận được một số lời khen ngợi của LGBTQ trên mạng xã hội, trong khi không làm mất đi nhóm khách hàng cốt lõi gồm những người đàn ông chính cống, những người có thể không thích chiến dịch (tiếp thị) nhưng vẫn tiếp tục mua bia của hãng.

Quyết định này là một trong những quyết định tiếp thị tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại và đánh thức những người bảo thủ rằng họ nắm giữ sức mạnh thị trường đáng kể. Doanh số bán hàng của Bud Light đã giảm khoảng 30% kể từ đầu tháng 4 và có rất ít dấu hiệu phục hồi. Đối với Sự thức tỉnh vĩ đại, đó là một cốc bia (hoặc một chiếc tủ lạnh) quá xa tầm tay.

Sự thức tỉnh không chỉ giảm đi trên các kệ hàng và trong các tài liệu tiếp thị mà còn chậm lại trong các phòng họp của công ty. NPR gần đây đã báo cáo về sự sụt giảm tài trợ của doanh nghiệp cho các ngành phụ trách sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI - diversity, equity and inclusion) của công ty. Vào năm 2020, các tập đoàn lớn đã cạnh tranh nhau để công bố các khoản tài trợ và tài trợ trị giá bảy và tám con số vì mục đích bình đẳng chủng tộc. Từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021, số lượng vị trí DEI trên toàn quốc đã tăng gần gấp đôi. Bây giờ, nguồn tài trợ đó đã chậm lại đến mức nhỏ giọt. Một phần ba số chuyên gia DEI mất việc vào năm 2022. Một cuộc khảo sát gần đây hơn cho thấy số lượng tin tuyển dụng DEI đã giảm hơn 38% kể từ mùa hè năm ngoái. NPR lưu ý rằng các chương trình tương tự có thể bị suy giảm do quyết định của Tòa án Tối cao vào đầu năm nay nhằm chấm dứt hành động khẳng định [ưu tiên cho người da mầu] trong tuyển sinh đại học.

Trong khi nhiều người cánh tả sẽ đổ lỗi cho đảng Cộng hòa vì đã thúc đẩy cắt bớt các chương trình DEI, thì rõ ràng là quả lắc văn hóa đã bắt đầu chuyển sang hướng khác. Năm 2017, trong giai đoạn hình thành của Cuộc Đại thức tỉnh, 44% người Mỹ tin rằng giới tính có thể thay đổi được, với 54% tin rằng giới tính đó được xác định vĩnh viễn khi sinh ra. Đến tháng 5 năm ngoái, những con số đó đã thay đổi lần lượt là 38% và 60%. Cuộc thăm dò tương tự của Pew cho thấy 38% người trưởng thành tin rằng xã hội đã “đi quá xa” trong việc chấp nhận chủ nghĩa chuyển giới, so với 36% cho rằng điều đó (chủ nghĩa đó) chưa “đủ xa”, với 23% tin rằng điều đó “đã đúng”.

Thậm chí những yếu tố ít gây tranh cãi hơn, được chấp nhận rộng rãi hơn cũng được xem xét kỹ lưỡng hơn. Một cuộc thăm dò của Gallup vào mùa hè này cho thấy tỷ lệ người Mỹ tin rằng mối quan hệ đồng tính là “chấp nhận được về mặt đạo đức” đã giảm trong năm qua, sau nhiều năm tăng lên. Vào năm 2022, 71% đồng ý, trong khi 64% đồng ý trong năm nay. Vấn đề duy nhất này chứng kiến ​​sự ủng hộ sụt giảm lớn nhất trong số gần 20 câu hỏi, bao gồm cả án tử hình và phá thai.

Cũng có sự thay đổi sâu sắc về tỷ lệ người Mỹ ủng hộ những thay đổi triệt để trong chính sách của cảnh sát. Vào năm 2020, khi những người cánh tả đưa ra “cắt ngân sách cho cảnh sát”, 26% công chúng muốn cắt giảm tài trợ cảnh sát. Thậm chí vào năm sau, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 15%, trong khi những người muốn tăng tài trợ cho cảnh sát đã tăng từ 31% lên 47%. Một cuộc thăm dò từ năm ngoái cho thấy chỉ 17% cử tri Da đen ủng hộ quan điểm này. Đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm ngoái, quan điểm này này dường như đã sẵn sàng trở thành nụ hôn thần chết đối với các ứng cử viên Đảng Dân chủ, nhiều người trong số họ đã tránh xa thông điệp này.

Trong khi một số yếu tố đang thúc đẩy tình cảm của công chúng theo hướng mới này, thì điều quan trọng nhất có thể là những kẻ thức tỉnh đã đẩy chương trình nghị sự của họ đi quá xa, quá nhanh. Lúc đầu, nhiều người Mỹ vui vẻ tham gia cùng một số sáng kiến ​​xã hội của cánh tả, trong một số trường hợp để thể hiện đức tính tốt bụng và chấp nhận. Nhưng giờ đây họ đang rút lui khỏi chủ nghĩa cấp tiến được ngụy trang dưới dạng “khoan dung”.

Những gì ban đầu được trình bày như một phong trào chấp nhận những người chuyển giới đã chuyển thành việc cho phép đàn ông vào phòng thay đồ của phụ nữ và cho phép phẫu thuật chuyển giới đối với trẻ vị thành niên. Ở một số thành phố, khi lực lượng cảnh sát chủ động giảm bớt, hàng nghìn vụ giết người đã xảy ra kể từ năm 2014. Sự thức tỉnh đã dẫn đến việc kiểm soát ngôn ngữ hàng ngày, từ việc Johns Hopkins định nghĩa lại một cách phức tạp về “đồng tính nữ” là gì, sợ rằng người chuyển giới có thể bị xúc phạm, đến những cụm từ như “you guys” và “American” bị (trường đại học) Stanford coi là không thể chấp nhận được .

Sự bùng nổ của Thời kỳ thức tỉnh vĩ đại và những gì có thể xảy ra tiếp theo, về mặt nào đó, gợi nhớ đến triều đại khủng bố trong Cách mạng Pháp. Những gì bắt đầu như một sự phàn nàn chính đáng đã trở thành một cơn phẫn nộ bao trùm khiến mọi người muốn hủy bỏ. Tuy nhiên, nhiều người không nhớ rằng sau Terror (khủng bố) là một phản ứng: vỡ mộng với Cách mạng.

https://themessenger.com/opinion/woke-culture-wars-conservatives-progressives-leftists-wokeness

 2025-01-21  Kết thúc của chấn động và kinh ngạc: Bộ Tư pháp đã đưa ra lập luận như thế nào về lệnh ân xá J6 (Jonathan Turley, 21/1/2025) Và...