2022/12/12
“Hồ sơ Twitter” tập 4: Ra quyết định vĩnh viễn cấm Tổng thống Trump
“Hồ sơ Twitter” tập 4 được nhà văn độc lập Michael Shellenberger đăng dưới hình thức một chuỗi tweet vào tối thứ Bảy (10/11), phần tiếp theo của tập 3, nối tiếp cùng chủ đề kiểm soát và xóa tài khoản Tổng thống Trump.
Ngay từ đầu, ông Shellenberger đã đưa ra nhận xét tóm tắt của mình:
Michael Shellenberger (MS): “Ngày 7/1/2021 nhóm điều hành cao cấp của Twitter đã: (1) Nghĩ ra những lời biện minh cho việc cấm ông Trump; (2) Tìm cách chỉnh sửa chính sách nhắm riêng vào ông Trump, dù khác biệt những người khác; (3) Không quan tâm gì đến quyền tự do ngôn luận hay dân chủ liên quan lệnh cấm.”
Thời điểm ngay sau vụ bạo động Đồi Capitol ngày 6/1/2021, tầng lớp lãnh đạo của Twitter phải đối mặt với áp lực rất mạnh của phe cánh tả, khi phe này thẳng thừng đăng tweet yêu cầu xóa tài khoản của Tổng thống Trump.
Ông Schellenberg chỉ ra chi tiết quan trọng: Hầu hết nhân viên của Twitter đều là người của cánh tả.
MS: “Các năm 2018, 2020, và 2022, thì 96%, 98%, và 99% các khoản tài trợ chính trị góp từ nhân viên Twitter là cho Đảng Dân chủ.”
Matt Taibbi: “Hệ thống này không cân bằng. Nó dựa trên quan hệ. Vì Twitter đã và đang có các nhân viên hầu như theo một quan điểm chính trị, cho nên có nhiều kênh liên lạc và kênh gửi khiếu nại được mở ra cho cánh tả (tức là Đảng Dân chủ), hơn là cho cánh hữu.”
MS: “Sau ngày 6/1, áp lực cả bên trong và bên ngoài gia tăng lên CEO Jack Dorsey.”
“Cựu Đệ nhất Phu nhân bà Michelle Obama, nhà báo công nghệ [hàng đầu thung lũng Silicon] Kara Swisher, Liên đoàn Chống phỉ báng Do Thái ADL,… và nhiều người khác đăng công khai trên Twitter yêu cầu xóa Tổng thống Trump vĩnh viễn.”
Ông chủ Dorsey đang nghỉ phép vào thời điểm đó, cho nên phần lớn công việc xử lý được giao cho các giám đốc điều hành cấp cao lúc bấy giờ, bao gồm Giám đốc An toàn và Tin cậy của Twitter khi đó là Yoel Roth, và Giám đốc Chính sách Pháp lý và Tin tưởng lúc bấy giờ là Vijaya Gadde.
Anh Roth ghét ông Trump, nhiều lần công khai chống ông Trump trên Twitter, như ví von với ông là phát xít, hoặc tâm sự rằng lựa chọn của mình phù hợp hơn với mục đích “thay đổi thế giới”.
MS: “Năm 2016, anh Roth đã tweet rằng “PHÁT XÍT THẬT SỰ ĐANG Ở TRONG NHÀ TRẮNG.”
“Tháng 4/2022, anh Roth tâm sự với đồng nghiệp rằng mục tiêu của mình là “thay đổi thế giới”, vì thế anh đã không lựa chọn vào làm công việc thuộc loại hàn lâm.”
Ban đầu, theo ông Schellenberger chỉ ra, ông chủ Dorsey ngày 7/1 hôm đó đã “gửi email cho các nhân viên nói rằng Twitter cần phải giữ vững chính sách của mình, kể cả quyền cho phép người dùng có thể quay trở lại Twitter sau một thời gian bị ngưng tạm thời.”
Nhưng sau đó anh Roth “vui mừng chia sẻ với các đồng nghiệp” về việc ông Dorsey vừa đồng ý thông qua một chính sách mới mà một người dùng sẽ bị cấm vĩnh viễn nếu tái phạm 5 lần.
Yoel Roth: “ĐOÁN ĐI! Jack vừa phê chuẩn [chính sách cho] ai tái phạm “liêm chính công dân”.”
MS: “’Tiến bộ!’, một thành viên trong nhóm Tin cậy và An toàn của anh Roth thốt lên.”
“Các trao đổi của anh Roth và đồng nghiệp cho thấy rõ ràng rằng họ đang thúc đẩy ông Dorsey để có được hạn chế chặt hơn quyền ngôn luận trên Twitter quanh vụ việc bầu cử.”
Khi có đồng nghiệp thắc mắc rằng cuối cùng Tổng thống Trump sẽ bị cấm vĩnh viễn không nếu theo chính sách mới vừa đưa ra lúc đó.
MS: “Anh Roth nói là không. Nhưng ‘Trump tiếp tục chỉ còn một lần này nữa thôi’.”
Và hôm sau Twitter ban hành vĩnh viễn cấm Tổng thống Trump, với lý do “nguy cơ tiếp tục kích động bạo lực.”
Bấy giờ, ngay sau khi Twitter ban lệnh cấm ông Trump, The Epoch Times đã liên hệ với Twitter để hỏi xem họ có bằng chứng nào cho thấy Tổng thống Trump có liên quan trực tiếp đến bất kỳ hành vi bạo lực nào hay không, nhưng Twitter đã không trả lời.
Trong tập 4 này, ông Schellenberger sau đó cũng có kể về trường hợp nhân viên lên tiếng thắc mắc về lối làm việc ra chính sách nhắm vào cá nhân như thế này. Nhưng dường như tiếng nói đó quá nhỏ và không được quan tâm.
Ngoài ra, ông Schellenberger cũng kể ra một số trường hợp xử lý tài khoản khác nữa.
Cựu cố vấn của ông Trump, ông Sebastian Gorka, đã tweet nhận xét của mình sau “Hồ sơ Twitter” tập 4 rằng: “Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu chúng ta có còn bầu cử tự do ở Mỹ không? Đây là nói rằng không chỉ là về Twitter, mà còn về Facebook, về TikTok, về việc liệu chúng ta có tiếp tục có được các cuộc bầu cử đúng sự thật […] — đó là những câu hỏi mà chúng ta nên thảo luận.”
Thiên Đức 12/12/2022
https://trithucvn.co/khoa-hoc/ho-so-twitter-tap-4-ra-quyet-dinh-vinh-vien-cam-tong-thong-trump.html