2022-12-17
Hồ sơ Tweeter (tổng hợp)
Báo Saigon Nhỏ trình bày
Có gì trong các Twitter Files?
Twitter
Files gồm hàng nghìn tài liệu nội bộ, email, tin nhắn văn bản trao đổi
giữa các nhân viên quản lý của Twitter về những chính sách của công ty.
Cho đến nay, đã có năm phần Twitter Files được phát hành, mỗi phần tập
trung vào một sự kiện trong chính sách kiểm duyệt của Twitter.
Twitter
Files phần 1 tập trung vào các quyết định xung quanh tin tức về tài
liệu được tìm thấy trong cái được cho là máy tính xách tay của Hunter
Biden, con trai Tổng thống Joe Biden.
Twitter Files phần 2 nêu bật cách Twitter sử dụng các công cụ điện toán để làm giảm khả năng hiển thị của một số danh khoản.
Twitter
Files phần 3 tập trung vào việc bàn bạc để đi đến quyết định loại bỏ
Trump khỏi Twitter sau cuộc tấn công ngày 6 tháng Giêng vào Điện Capitol
của Hoa Kỳ.
Twitter Files phần 4 bổ sung chi tiết về việc Twitter loại bỏ Trump.
Twitter Files phần 5 cung cấp thêm thông tin về quyết định của Twitter về việc cấm Trump.
Twitter
Files 3, 4 và 5 trình bày khá đầy đủ các cuộc tranh luận giữa các giám
đốc điều hành của Twitter về vấn đề liệu ông Trump có vi phạm chính sách
nội dung của công ty hay không sau khi đăng một số tweet sau vụ tấn
công ngày 6 tháng Giêng 2021.
Twitter 2 làm sáng tỏ các công cụ
mà Twitter sử dụng để xử lý các danh khoản hoặc tweet vi phạm chính sách
vào một thời điểm nào đó, chẳng hạn như hạn chế khả năng hiển thị của
một tweet hoặc người dùng. Bari Weiss, một trong ba nhà báo được Musk
cung cấp tài liệu, đã đăng tweet rằng các quyết định “chủ động hạn chế
khả năng hiển thị của toàn bộ danh khoản hoặc thậm chí các chủ đề thịnh
hành đã được thực hiện trong bí mật mà không thông báo cho người dùng.”
Hầu hết các danh khoản được ông Weiss dẫn chứng ra đều gắn liền với những tiếng nói bảo thủ.
Chiếc máy tính của Hunter Biden
Twitter
Files phần 1 – phần được chú ý nhất – cho thấy cuộc thảo luận để đi tới
quyết định của công ty liên quan đến thông tin về cái gọi là chiếc máy
tính xách tay của Hunter Biden. Tháng Mười 2020, tức là ngay trước cuộc
bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, tờ New York Post thuộc cánh hữu bảo thủ đăng
bài cho biết một chiếc máy tính xách tay được cho là của Hunter Biden đã
bị bỏ lại tại một cửa hàng sửa chữa máy tính ở Delaware và đã được chủ
tiệm cung cấp cho FBI. Tài liệu trong ổ đĩa cứng của chiếc máy tính được
cho là có liên quan tới công việc làm ăn của Hunter Biden tại Ukraine
và hành vi tạo điều kiện để phía Ukraine tiếp cận được cha của ông ta,
lúc đó là phó tổng thống trong chính quyền Obama.
The New York Post
tháng 10-2020 đăng bài về các email bí mật trong chiếc máy tính được cho
là của Hunter Biden. Việc ngăn chặn, sau đó bãi bỏ, sự lan truyền của
thông tin này trên mạng Twitter đã gây tranh cãi sôi nổi trong thời gian
đó. Ảnh NY Post.
Vào thời điểm đó, cả Twitter và Facebook đều
tìm cách hạn chế sự lan truyền của câu chuyện vì lo ngại về tính chất
xác thực, về nguồn phát tin và vì chính sách chống lại việc sử dụng các
tài liệu bị “đánh cắp” (hack). Nhưng chỉ sau một ngày, Twitter đã đảo
ngược hướng quyết định đó và sửa đổi chính sách của mình về các tài liệu
bị đánh cắp. Các cuộc thảo luận nội bộ cho thấy các giám đốc điều hành
của Twitter đã bối rối và đôi khi không đồng ý với nhau quyết định ngăn
chặn câu chuyện. Tranh cãi về cách xử lý tình huống của Twitter đã được
đưa tin rộng rãi vào thời điểm đó.
Trong trường hợp câu chuyện
của New York Post về máy tính xách tay của Hunter Biden, nhà báo Matt
Taibbi đã viết rằng các tài liệu nội bộ cho thấy Twitter “đã thực hiện
các bước phi thường để ngăn chặn câu chuyện, xóa các liên kết và đăng
cảnh báo rằng nó có thể không an toàn. Họ thậm chí còn chặn đường truyền
của nó qua tin nhắn trực tiếp, một công cụ cho đến nay chỉ dành cho các
trường hợp nghiêm trọng, ví dụ như nội dung khiêu dâm trẻ em,” ông
Taibbi viết.
Tuy nhiên, ông Taibbi nhấn mạnh các quyết định của
Twitter là kết quả cuộc thảo luận trong giới quản trị công ty chứ không
phải do áp lực của chính phủ Hoa Kỳ – lúc ấy còn dưới quyền Tổng thống
Donald Trump. “Không có bằng chứng nào – mà tôi đã thấy – về bất kỳ sự
tham gia nào của chính phủ vào câu chuyện máy tính xách tay [của Hunter
Biden].”
Taibbi cũng lưu ý rằng Twitter đôi khi nhận được yêu cầu
xóa các tweet từ “các nhân tố có liên quan” và rằng các yêu cầu đến từ
“cả hai bên”, nghĩa là đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.
======================
Vũ Linh trình bày
3/12/22
MUSK TỐ CÁO TWITTER PHE ĐẢNG
Ông xếp mới của Twitter, tỷ phú Elon Musk đã lên tiếng cho biết theo
điều tra của ông, Twitter trước đây, nghĩa là trong cuộc bầu tổng thống
năm 2020 đã công khai có chính sách phe đảng, can thiệp vào cuộc bầu cử
đó.
Theo ông Musk, Twitter khi đó đã cố tình ngăn chặn những
tin tức, góp ý, hay bàn tán của thiên hạ thuận lợi cho Trump hay bất lợi
cho Biden. Việc kiểm soát này trước đây do một bộ phận có tên là Ban
Tin Tưởng Và An Toàn -Trust and Safety Department- dưới quyền ông Yoel
Roth phụ trách. Ngay sau khi ông Musk chiếm quyền kiểm soát Twitter, ông
Roth đã từ chức, tố cáo ông Musk độc tài, ra quyết định độc đoán, không
tôn trọng chính sách của Twitter. Tố cáo của ông Roth khiến nhiều người
ngạc nhiên, nhưng cũng có người thấy ngay tính phe đảng của ông Roth.
Ông Musk mới nắm quyền, tất nhiên phải thay đổi, không tuân theo chính
sách cũ của Twitter, cũng như chưa có chính sách nào kịp thời, chưa chi
đã bị tố sảng. Ông Musk đã bỏ ra 44 tỷ đô để mua Twitter, chẳng lẽ để
duy trì Twitter trong tình trạng cũ, không thay đổi sao?
Ông
không cho biết thêm chi tiết, tuy nhiên, đã công khai xác nhận trong
tương lai, Twitter sẽ có chính sách vô tư hơn, không trực tiếp can thiệp
vào các cuộc bầu cử.
Chuyện tiếu lâm nhất là mới đây, bà
thượng nghị sĩ xã nghĩa Elizabeth Warren nghênh ngang tuyên bố Musk
không có quyền điều hành Twitter theo kiểu ông ta muốn. Hả??? Vâng Musk
sẽ không có quyền đó khi nào nước xã nghĩa Mỹ quốc hữu hóa Twitter thôi,
cụ ơi.
https://www.foxbusiness.com/technology/elon-musk-says-twitter-has-interfered-elections
______________
17/12/22
HỒ SƠ TWITTER: TẠI SAO TRUMP BỊ CẤM CỬA
Ông Elon Musk tiếp tục xì ra những tin nội bộ của Twitter liên quan đến
việc Twitter phe đảng, cấm cửa ông Trump, không cho ông tham gia góp ý
kiến trong Twitter.
Đây là quyết định của Twitter đã được manh
nha từ cả năm trước, qua chính sách ngấm ngầm kiểm duyệt các nhân vật
bảo thủ. Tới sau ngày có cuộc biểu tình bao vây quốc hội ngày 6/1/2021
thì ban lãnh đạo Twitter lấy quyết định dứt khoát và công khai cấm cửa
ông Trump. Khi đó, ban lãnh đạo Twitter bị áp lực hết sức nặng nề của
đảng DC, đặc biệt là của hai vợ chồng Obama, nhất là bà Michelle Obama
(chuyện lạ là bà Michele cho đến khi đó vẫn còn nhiều uy quyền trên đám
truyền thông loa phường như vậy). Ban lãnh đạo cũng bị áp lực nặng của
chính nhân viên Twitter khi hầu hết đám này là thành phần cấp tiến cuồng
tín nhất, đã ủng hộ đảng DC tới hơn một triệu rưởi đô trong khi chỉ cho
đảng CH có 25.000 đô cho có. Điều này khiến ta hiểu ông Musk khi sa
thải cả ngàn nhân viên Twitter, không phải chỉ là lấy quyết định tài
chánh thanh giản hóa Twitter, mà còn là quyết định chính trị, loại bỏ
những thành phần chống Trump cuồng điên nhất trong Twitter để bảo đảm
tính bớt phe đảng quá đáng của Twitter.
Nghĩa là khi đó, ban
lãnh đạo bị áp lực từ các lãnh đạo đảng DC ngoài tổ chức đến ngay trong
nội bộ Twitter. Nhưng ông chủ của Twitter, Jack Dorsey đã kiên trì chống
lại việc kiểm duyệt, đục bỏ Trump. Ông Dorsey không phải là người duy
nhất.
Có một nhân viên gốc Tầu chống lại việc cấm cửa ông
Trump, đã lên tiếng "Có thể tại vì tôi là người gốc Tầu từ Trung Cộng
qua, nên tôi hiểu rất rõ chế độ kiểm soát sẽ triệt tiêu mọi đối thoại
cần thiết". Một anh đồng nghiệp mau mắn sửa lưng ngay: "Bên Tầu, đó là
Nhà Nước kiểm duyệt dân, ở đây, là dân kiểm duyệt Nhà Nước, khác xa".
Câu hỏi cho anh này: khác xa thật, nhưng dân là ai, kiểm duyệt dựa trên
tiêu chuẩn nào, quyền kiểm duyệt từ đâu ra, đâu là giới hạn? Quyền tự
cho, dựa trên tiêu chuẩn của chính mình tự đặt, vô giới hạn? Thế thì
đúng là khác xa, ngay cả Hitler hay Mao cũng chưa dám tự cho mình cái
quyền ghê gớm đó.
TT Trump khi đó đã là đối tượng duy nhất và
quan trọng nhất mà Twitter muốn bịt miệng, bất chấp việc chính ông chủ
Twitter, ông Jack Dorsey tỏ ý lo ngại Twitter phe đảng quá đáng, vi phạm
quyền tự do ngôn luận của ông Trump. Ông Dorsey khi đó đang vắng mặt đi
nghỉ hè, ông Yoel Roth, một phó tổng giám đốc xử lý, tuy ông này có nói
chuyện hay chính xác hơn, áp lực ông Dorsey qua điện thoại để cuối cùng
ông Dorsey đồng ý cấm cửa Trump.
Tin mới nhất: tuần rồi,
ông Dorsey cho biết Twitter thật sự không có 'chương trình nghị sự bí
mật' nào -no hidden agendas-, ý muốn nói Twitter thực sự không có ác ý
cố tình bịt miệng Trump vì phe đảng. Bằng chứng lộ liễu vậy mà còn cãi
chầy cãi cối.
Các tuýt mới bị xì ra cho biết ông Roth ngay từ
ngày bầu tổng thống năm 2016, đã họp với các cơ quan FBI, bộ An Ninh
Lãnh Thổ và Tình Báo Quốc Gia của Obama, gần như mỗi ngày, mỗi lần đều
nhận được danh sách những tin cần ngăn chặn không cho lên tuýt, hay
những tin chính quyền Obama muốn tung ra. Ông Roth thuộc loại cuồng
chống Trump chết bỏ, mới đây đã bị ông Musk sa thải. Sau khi bị sa thải,
về việc cấm cửa Trump, ông Roth tuyên bố tỉnh bơ "không có gì hối hận
hết", ông ta đã làm những chuyện phải làm.
Điểm đáng nói là
Twitter sau đó, cho đến khi ông Trump đã thất cử năm 2020, đã đi xa tới
độ cố 'nặn' ra tội để cấm cửa Trump, bất cần để ý tới hậu quả vi phạm
quyền tự do ngôn luận.
Cho dù ông Trump đã chẳng vi phạm nội quy nào của Twitter.
Những tin tức về Twitter đang là xì-căng-đan chính trị thô bạo nhất
lịch sử chính trị Mỹ, thế nhưng nếu quý độc giả theo dõi truyền thông
loa phường 'phe ta' thì quý vị sẽ không thấy gì hết. Đám truyền thông
phe đảng tiếp tục ém nhẹm câu chuyện, không bàn, không loan tin gì hết,
coi như chuyện này đang xẩy ra ở xứ Congo chứ không phải ở 'thành đồng
dân chủ' Mỹ này. Quý độc giả không rành tiếng Mỹ, chỉ nghe và đọc truyền
thông vẹt tị nạn thì lại càng mù tịt hơn vì đám này đang kẹt, không có
bài để dịch cho dù muốn nói gì hay viết gì.
Theo tin của báo
Wall Street Journal, phe CH cho biết sẽ mở cuộc điều tra về Twitter xem
họ thông đồng tới mức nào với chính quyền Obama trong cuộc bầu cử 2016,
rồi thông đồng ra sao với đảng DC trong cuộc bầu năm 2020 để giúp hạ
Trump.
https://www.newsmax.com/newsfront/twitter-files/2022/12/10/id/1099978
https://twitter.com/mtaibbi/status/1601352083617505281
Chuyện ngoài lề: ông Musk đã cho biết ông đã nhận được rất nhiều đe dọa
giết ông. Ông cũng mỉa mai cho biết ông không hề có ý định tự tử, do
đó, nếu có tin ông tự tử chết thì đó không phải là lý do thật sự tại sao
ông chết!
Dù chưa bị ám sát, nhưng ông Musk đã lãnh búa nặng
khi giới trẻ cấp tiến, trước đây là khách hàng đầu cuồng mê xe Tesla,
bây giờ đã rủ nhau tẩy chay Tesla. Hồi đầu năm nay, các nghiên cứu cho
thấy trong khối cử tri trẻ của DC, gần 25% mê xe Tesla, bây giờ chỉ còn
trên 10%. Trong khi đó, trị giá cổ phiếu Tesla đã rớt từ gần 400 đô
xuống còn dưới 160 đô hiện nay, giảm 60%. Ông Musk chỉ sở hữu có dưới
15% Tesla thôi, nhưng tên tuổi của ông đã gắn liền với Tesla, nên Tesla
bây giờ bị khối cấp tiến trù ẻo oan. Phần lớn tài sản của ông không phải
là Tesla mà là công ty SpaceX, làm hỏa tiễn và phi thuyền không gian,
ngoài ra ông còn có cả chục đại công ty khác, trong đó công ty cung cấp
miễn phí hệ thống internet cho cả xứ Ukraine đang đánh nhau với Nga. Ông
Musk đã không còn là người giàu nhất hành tinh nữa, tuột xuống đâu hàng
thứ hai hay thứ ba gì đó, năm 2022 đã mất toi đâu 100 tỷ, bây giờ tài
sản chỉ còn trên 160 tỷ thôi (theo Bloomberg), thật là khổ, làm sao sống
đây?!
Tin mới tuần rồi: ông Musk mới bán thêm cổ phần Tesla
trị giá hơn 3,6 tỷ đô. Không ai rõ ông bán, lấy tiền làm gì. Các nhà đầu
tư còn lại lo sợ việc bán liên tục này sẽ làm trị giá cổ phần Tesla
giảm thêm nữa.